Huyết áp thấp và thiếu máu não

Tụt huyết áp có nên truyền nước không – Bạn đã thực sự hiểu đúng?

Ngày đăng: 22 Tháng Mười, 2019
5/5 - (1 bình chọn)

Trong một số ít trường hợp bị tụt huyết áp, truyền nước có thể là giải pháp cấp cứu giúp kéo huyết áp lên tạm thời. Tuy nhiên, nếu tự ý truyền nước mà không được sự cho phép của bác sĩ có thể gây ra những tai biến nghiêm trọng. Vậy tụt huyết áp có nên truyền nước không? Hãy để chuyên gia giải đáp giúp bạn ngay tại bài viết này!

Chị Mai – Hải phòng có hỏi: “Tôi năm nay 35 tuổi, khoảng 1 tháng gần đây, tôi hay bị tụt huyết áp, người mệt mỏi, chóng mặt, choáng váng và buồn nôn. Một người bạn khuyên tôi nên đi truyền nước nhưng tôi vẫn còn băn khoăn rằng, khi bị tụt huyết áp có nên truyền nước không, việc này có giúp cải thiện dứt điểm tình trạng này hay không?”

Chuyên gia giải đáp: Tụt huyết áp có nên truyền nước không?

Truyền nước là kỹ thuật tiêm truyền tĩnh mạch nhỏ giọt dung dịch các chất vào cơ thể nhằm mục đích hỗ trợ điều trị bệnh hoặc phục hồi sức khỏe. Phương pháp này thường được sử dụng trong một số trường hợp như: Mất nước, mất máu do tiêu chảy, nôn ói, sốt, ngộ độc…, nuôi dưỡng cơ thể khi bị hôn mê, tổn thương thực quản, sau phẫu thuật,…

Truyền nước giúp bổ sung một lượng dịch lớn cho cơ thể, làm tăng thể tích máu tuần hoàn, nhờ đó nâng huyết áp nhanh chóng, do vậy, hiện nay rất nhiều người có thói quen truyền nước khi bị tụt huyết áp. Tuy nhiên đây chỉ là giải pháp cải thiện tạm thời, không nên lạm dụng thường xuyên bởi khi ngừng truyền nước, người bệnh vẫn có nguy cơ bị tụt huyết áp trở lại.

Mặt khác, việc truyền nước cần được thực hiện tại các cơ sở y tế có đầy đủ trang thiết bị và có sự theo dõi chặt chẽ của bác sĩ. Nếu lạm dụng quá mức hoặc tiến hành không đúng quy trình thì có thể gây ra những tai biến nguy hiểm như sốc phản vệ, nhiễm khuẩn huyết, phù phổi cấp, phù tim… thậm chí là tử vong.

Tụt huyết áp có nên truyền nước không sẽ tùy trường hợp cụ thể

Chính vì vậy, lời khuyên dành cho bạn là nên đến bệnh viện thăm khám để xác định chính xác nguyên nhân gây ra tình trạng tụt huyết áp, từ đó có hướng điều trị phù hợp, không tự ý truyền nước tại nhà. Nếu trong trường hợp, tụt huyết áp do mất nước, mất máu, thiếu máu thì bác sĩ cũng có thể cân nhắc truyền nước cho bạn để bù lại khối lượng dịch tuần hoàn đã bị mất.

Cách xử trí chuẩn xác, kịp thời khi bị tụt huyết áp

Để hạn chế rủi ro sau khi tụt huyết áp, bạn nên xử trí theo từng bước sau:

– Tạm ngừng mọi công việc, nhanh chóng ngồi xuống ở tư thế co hai chân, tay vòng ôm lấy chân và đầu cúi gập về phía đầu gối. Hoặc tốt nhất là nên nằm xuống, kê chân hai chân cao hơn đầu để tăng lượng máu lên não.

– Nhờ người pha giúp một cốc trà gừng, nước muối, nước đường hoặc uống 2 cốc nước lọc thay thế nếu không có sẵn các loại đồ uống này.

– Xoa ấm gan bàn tay, bàn chân, vuốt trán và day nhiều lần vào hai huyệt thái dương.

– Nghỉ ngơi đến khi phục hồi hoàn toàn, trước khi đứng dậy bạn nên cử động chân tay trong vài phút trước để tránh bị tụt huyết áp trở lại.

 

Nên nằm kê chân cao hơn đầu khi bị tụt huyết áp

Để biết thêm thông tin về cách xử trí cũng như phương pháp điều trị tụt huyết áp hiệu quả, hãy liên hệ với chúng tôi qua điện thoại hoặc zalo số 0972.032.029 để được tư vấn chuẩn xác nhất.

Giải pháp nâng huyết áp bền vững, ngăn ngừa tụt huyết áp tái phát

Tụt huyết áp có thể tái phát nhiều lần làm ảnh hưởng đến sức khỏe, công việc và tiềm ẩn nguy cơ gây tai nạn, chấn thương ngoài ý muốn cho bạn. Để phòng ngừa tình trạng này, bên cạnh thăm khám và điều trị theo chỉ định của bác sĩ, bạn nên thực hiện theo những lời khuyên dưới đây:

Thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt

– Không đổi tư thế đột ngột: Thay đổi tư thế từ từ, không đứng dậy quá nhanh, khi ngủ nên kê cao đầu giường ngủ lên một chút.

– Tránh tắm nước nóng lâu: Không tắm bằng nước quá nóng hoặc tắm nước nóng quá lâu vì có thể gây giãn mạch, dẫn đến tụt huyết áp.

– Tập thể dục đều đặn: Duy trì tập luyện hằng ngày như đi bộ, chạy, yoga,… sẽ giúp cải thiện tuần hoàn máu.

– Ăn đủ dinh dưỡng: Ăn đa dạng các nhóm chất, tăng cường thực phẩm bổ máu như thịt bò, cá biển, hải sản có vỏ, đậu đỗ, rau lá màu xanh đậm, bí đỏ,… Ăn mặn hơn nếu không có vấn đề về tim mạch hoặc bệnh thận.

– Ăn các bữa nhỏ: Chia nhỏ các bữa ăn, xen thêm 2 – 3 bữa phụ trong ngày, tránh ăn quá no hoặc ăn nhiều carbonhydrat (khoai tây, gạo, mì ống,…) dễ gây tụt huyết áp sau ăn.

– Uống đủ nước: Nên uống tối thiểu 1.5 – 2 lít nước/ngày, chú ý bổ sung nhiều nước hơn khi tập thể dục, làm việc ngoài trời nắng, sốt, tiêu chảy,… để tránh bị mất nước. Hạn chế sử dụng rượu, bia, đồ uống có cồn.

Khi bị tụt huyết áp nên uống nhiều nước

Sử dụng sản phẩm thảo dược hỗ trợ

Rối loạn chức năng của các thụ thể cảm áp nằm tại động mạch là nguyên nhân làm chậm lại cơ chế điều hòa huyết áp của cơ thể, dẫn đến hiện tượng tụt huyết áp. Kết quả nghiên cứu công bố trên tạp chí y học Natural medicines cho thấy, một số hoạt chất trong thảo dược Đương quy có khả năng cải thiện chức năng của các thụ thể này, thúc đẩy chúng hoạt động nhanh, nhạy, chính xác hơn, nhờ đó giúp nâng cao và ổn định huyết áp. Mặt khác, Đương quy còn có tác dụng bổ máu, tăng cường lưu thông máu, cải thiện hiệu quả các triệu chứng huyết áp thấp.

Nghiên cứu lâm sàng tại bệnh viện Đại học Y Hà Nội cũng chứng minh được rằng, sau 60 ngày sử dụng sản phẩm hỗ trợ từ Đương quy kết hợp với thảo dược Ích trí nhân, Xuyên tiêu, trên 96% người bệnh huyết áp thấp đã nâng cao chỉ số huyết áp và giảm rõ rệt các biểu hiện hoa mắt, chóng mặt, đau đầu, mệt mỏi,… Chính vì vậy, để ngăn ngừa tình trạng tụt huyết áp tái phát và nhanh chóng cải thiện sức khỏe, bạn nên sử dụng thêm những sản phẩm hỗ trợ chứa các thảo dược này.  

Xem thêm:

Sản phẩm hỗ trợ cho người huyết áp thấp từ Đương quy, Xuyên tiêu, Ích trí nhân

Hướng dẫn cách xử lý khi bị tụt huyết áp

Mong rằng qua bài viết này bạn có thể tự tìm ra lời giải đáp chính xác nhất cho câu hỏi “Tụt huyết áp có nên truyền nước không?” cũng như lựa chọn được phương pháp điều trị phù hợp để nhanh chóng cải thiện sức khỏe của mình.

Ds Hà Thư

Biên tập viên sức khỏe Trung Mỹ

Nguồn tham khảo:

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/low-blood-pressure/symptoms-causes/syc-20355465

Viết bình luận