Bệnh tăng động

Trẻ chậm nói tăng động, rối loạn ngôn ngữ – Dạy sao cho đúng?

Ngày đăng: 3 Tháng Mười Một, 2018
5/5 - (4 bình chọn)

Trẻ chậm nói, rối loạn ngôn ngữ kèm theo tăng động giảm chú ý là điều mà cha mẹ nào cũng lo sợ, sợ rằng con mình kém hơn con nhà người khác, sợ con bị coi là cá biệt khi đến trường. Bởi vậy, ngay từ khi mới con mới chập chững lên 2 – 3 tuổi, cha mẹ nên quan tâm kỹ hơn đến sự phát triển của con và có những can thiệp kịp thời. Tất cả những thông tin đó sẽ có trong bài viết này, hi vọng là sẽ hữu ích với nhiều cha mẹ.

Trẻ chậm nói tăng động, rối loạn ngôn ngữ gặp khó khăn gì?

Những rối loạn trong sự phát triển này của trẻ có thể ảnh hưởng trực tiếp đến việc học tập và sinh hoạt thường ngày, cụ thể:

– Trẻ gặp khó khăn trong giao tiếp khi khả năng ngôn ngữ bị hạn chế, trẻ dễ tủi thân, dễ cáu gắt khi không được thấu hiểu những mong muốn và thường có xu hướng dùng hành động, cử chỉ nhiều hơn lời nói.

– Kết quả học tập giảm sút do trẻ kém tập trung, dễ chán nản.

– Trẻ không được đánh giá cao trong giao tiếp bởi những hành vi và cảm xúc tiêu cực, dễ bị cô lập xa lánh.

Trẻ chậm nói tăng động thường dễ bị tủi thân

Trẻ tăng động giảm chú ý thường kèm theo chậm nói, rối loạn ngôn ngữ?

Chậm nói, rối loạn ngôn ngữ là những dấu hiệu thường gặp ở trẻ tăng động giảm chú ý. Nghiên cứu chỉ ra rằng, có đến 1/3 trẻ tăng động có dấu hiệu chậm nói ở tháng thứ 9 và 2/3 còn lại nhận thấy rõ hơn các biểu hiện này khi ngoài 1 tuổi. Dưới đây là một số lí giải cho vấn đề này:

Trẻ tăng động giảm chú ý thường hiếu động nghịch ngợm, kém tập trung nên khả năng ngôn ngữ bị hạn chế, trẻ khó mở rộng từ vựng mới cũng như bắt kịp cuộc trò chuyện dẫn đến tình trạng chậm nói, rối loạn ngôn ngữ ở nhiều mức độ.

– Một số trẻ tăng động thường có một số khác biệt về âm lượng và sự lưu loát trong lời nói, trẻ sẽ gặp khó khăn khi phát âm và đôi khi phát sinh tâm lý e ngại giao tiếp.

Tăng động giảm chú ý và trẻ chậm nói, rối loạn ngôn ngữ

Xem thêm: Trẻ tăng động chậm nói – Lý giải nguyên nhân và cách trị

Dấu hiệu trẻ chậm nói tăng động, rối loạn ngôn ngữ

Ngoài các biểu hiện tăng động thường gặp, trẻ tăng động giảm chú ý được xác định chậm nói, rối loạn ngôn ngữ khi có những dấu hiệu sau.

Chậm nói ở trẻ tăng động giảm chú ý

Dựa vào những mốc phát triển ngôn ngữ dưới đây để nhận biết sớm những dấu hiệu trẻ chậm nói:

Tuổi của trẻ

Mức độ ngôn ngữ

Mới chào đời

Chỉ cất tiếng khóc đầu tiên.

2 – 3 tháng

Trẻ nhận biết được người thân trong nhà và những âm thanh quen thuộc.

6 tháng

Trẻ nhận biết và phản ứng rõ ràng với những âm thanh bên ngoài.

8 tháng tuổi

Phản ứng nhanh khi được nhắc tên.

10 tháng

Trẻ tự phát ra âm thanh để thu hút sự chú ý, thường nhắc lại nhiều lần 1 âm tiết như “aaa”, “daaa”.

12 tháng

Trẻ bắt đầu nói 1 – 2 từ ngắn, tự nhận biết tên và bắt chước những âm thanh quen thuộc.

12 – 17 tháng

Trẻ nghe, hiểu và phản hồi lại những hướng dẫn đơn giản.

18 – 24 tháng

Trẻ biết nói những từ ghép, nói 2 -3 câu liền nhau (>50 từ)

2 – 3 tuổi

Trẻ tự xưng tên hoặc ngôi xưng (con, cháu, em), vốn từ vựng >450 từ, biết sử dụng câu ngắn, chăm chú lắng nghe kể chuyện.

3 tuổi trở lên

Trẻ có thể tự kể một câu chuyện, liên kết các từ ngữ với nhau, nói những câu dài, vốn từ vựng >1000 từ.

Cột mốc ngôn ngữ chẩn đoán trẻ chậm nói

Rối loạn ngôn ngữ ở trẻ tăng động giảm chú ý

Có 3 loại rối loạn ngôn ngữ thường gặp ở trẻ tăng động giảm chú ý bao gồm:

– Rối loạn ngôn ngữ tiếp thu: trẻ khó hiểu những lời người khác nói và chỉ nhận thấy khi trực tiếp yêu cầu trẻ phản hồi hoặc thực hiện theo những yêu cầu.

– Rối loạn ngôn ngữ biểu cảm: trẻ khó diễn đạt lời nói và ý tưởng. Vốn từ vựng ít và trẻ thường “chật vật” khi học từ mới, sử dụng lặp lại một số cụm từ. Khi nói chuyện với người khác, trẻ thường dễ bỏ qua những từ quan trọng hoặc dùng sai từ ngữ, dùng những từ không rõ ràng như: “ưm, aaaa” để thay thế cho tên của các đồ vật hay sự việc xung quanh. Trẻ có thể không nói nhiều hoặc không thể hiện ý kiến nhưng hiểu rõ những lời người khác nói, bởi vậy chúng cũng dễ bị thất vọng khi không thể diễn đạt nhu cầu.

– Rối loạn ngôn ngữ kết hợp: trẻ khó khăn trong việc nghe hiểu và diễn đạt.

Cách dạy trẻ chậm nói tăng động, rối loạn ngôn ngữ

Cha mẹ nên có can thiệp sớm để giúp trẻ kiểm soát tốt những biểu hiện tăng động và cải thiện khả năng ngôn ngữ theo những hướng dẫn dưới đây:

– Kiên trì và giữ thái độ tích cực khi dạy trẻ: cha mẹ và thầy cô nên nhẹ nhàng, kiên trì nhắc nhở khi trẻ phạm lỗi, không nên la mắng trách phạt, đồng thời phân tích để trẻ hiểu rõ về những hậu quả của những hành động chưa đúng.

– Chơi cùng trẻ: trẻ dù ở độ tuổi nào cũng luôn hứng thú với các trò chơi nhất là khi có bố mẹ chơi cùng. Chơi là phương pháp hiệu quả cho trẻ chậm nói tăng động, rối loạn ngôn ngữ giúp trẻ rèn luyện tính kiên trì, khả năng tư duy sáng tạo và cải thiện khả năng ngôn ngữ qua tương tác với cha mẹ khi chơi.

Chơi cùng trẻ – Cách dạy chậm nói tăng động hiệu quả

– Trò chuyện, đọc sách, hát cho trẻ nghe: đây là cách giúp trẻ nhanh chóng cải thiện kỹ năng ngôn ngữ. Cha mẹ nên khuyến khích trẻ nhắc lại những lời thoại, câu hát đơn giản để rèn cho trẻ khả năng tập trung và diễn đạt lưu loát.

– Dạy trẻ nói đúng cách để trẻ cải thiện khả năng ngôn ngữ: Dạy trẻ những từ ngữ đơn giản như những vật dụng trong nhà, bộ phận trên cơ thể. Mở rộng vốn từ vựng dựa trên những từ ngữ sẵn có. Dạy trẻ cách diễn đạt và biểu cảm ngôn ngữ bằng những câu ngắn và tăng dần mức độ.

– Lập kế hoạch chi tiết cho các hoạt động hàng ngày của trẻ: một thời gian biểu cụ thể giúp trẻ dễ dàng thực hiện và hoàn thành các công việc hàng ngày để rèn luyện kỹ năng sắp xếp công việc khoa học và tính kỷ luật. Cha mẹ nên hướng dẫn trẻ và tốt nhất nên “tường thuật” những hành động này bằng lời nói để giúp trẻ cải thiện vốn từ vựng.

– Khen thưởng, động viên trẻ đúng lúc: Cha mẹ nên dành cho trẻ những lời khen, khích lệ và món quà nhỏ khi trẻ hoàn thành tốt một công việc hoặc cố gắng diễn đạt đúng yêu cầu.

– Tạo không gian yên tĩnh khi trẻ học: trẻ chậm nói tăng động thường dễ bị phân tâm bởi những tác động bên ngoài do đó cha mẹ nên để bé học trong phòng riêng, tránh âm thanh gây mất tập trung.

– Khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động ngoại khóa để giúp trao dồi ngôn ngữ cải thiện tình trạng trẻ chậm nói, rối loạn ngôn ngữ.

– Biện pháp hỗ trợ ở trường: cha mẹ nên trao đổi và nhờ thầy cô hỗ trợ bằng một số biện pháp như: khuyến khích trẻ tham gia phát biểu xây dựng bài, đặt câu hỏi, cho trẻ ngồi bàn đầu và ngồi gần trẻ có khả năng ngôn ngữ tốt hơn để trẻ học hỏi từ bạn bè.

Ngoài ra, các bậc phụ huynh có thể tìm hiểu thêm về cách nuôi dạy trẻ tăng động chậm nói qua video sau:

Cách giáo dục hành vi cho trẻ tăng động chậm nói

Khi được hỗ trợ đúng cách, trẻ chậm nói tăng động, rối loạn ngôn ngữ hoàn toàn có thể cải thiện tốt hành vi và ngôn ngữ để hòa nhập tốt với bạn bè. Nếu cần hỗ trợ thêm, bạn có thể gọi đến số (024) 3775. 0951 hoặc 0972.032.029 để được tư vấn trực tiếp.

Bạn có thể quan tâm:

Nguyên tắc khi dạy trẻ tăng động giảm chú ý

Dinh dưỡng vàng cho trẻ tăng động giảm chú ý

Ds. Nam Anh

Biên tập viên sức khỏe Trung Mỹ

Nguồn tham khảo:

https://www.understood.org/en/learning-attention-issues/child-learning-disabilities/communication-disorders/understanding-language-disorders

https://kidshealth.org/en/parents/not-talk.html

Viết bình luận