Mặc dù không phải lựa chọn ưu tiên hàng đầu nhưng thuốc tây được xem là giải pháp hữu hiệu với những trẻ tăng động mức độ nặng, khó có thể kiểm soát hành vi, cảm xúc. Vậy hãy cùng tìm hiểu về những lợi ích cũng như các tác dụng phụ của thuốc điều trị tăng động giảm chú ý tại bài viết sau.
Mục lục
Sự bốc đồng, hiếu động quá mức, kém tập trung chú ý khiến trẻ gặp rất nhiều khó khăn trong việc học tập và sinh hoạt hàng ngày. Trẻ học kém, khó theo kịp bạn bè đồng trang lứa, dễ bị bạn bè trêu trọc, xa lánh, dẫn đến tâm lý tự ti, chán nản, thậm chí rơi vào tình trạng trầm cảm và nảy sinh nhiều suy nghĩ tiêu cực.
Mặc dù thuốc tây không thể chữa khỏi hoàn toàn tăng động giảm chú ý, nhưng trong nhiều trường hợp, thuốc có thể giúp trẻ mau chóng cải thiện hành vi, kiểm soát cảm xúc, bớt nghịch ngợm, hiếu động, tập trung chú ý tốt hơn. Nhờ đó giúp trẻ sớm hòa nhập với xã hội, tránh ảnh hưởng nhiều tới tâm lý, chất lượng cuộc sống của trẻ.
Tuy nhiên, một số nghiên cứu gần đây cho thấy, việc sử dụng thuốc điều trị tăng động giảm chú ý có thể mang lại sự cải thiện tích cực trong vài tuần đến vài tháng nhưng không thực sự đem lại hiệu quả bền vững, lâu dài.
Thuốc điều trị tăng động giảm chú ý giúp trẻ mau chóng kiểm soát hành vi, cảm xúc
Hầu hết tác dụng phụ của thuốc điều trị tăng động giảm chú ý đều không quá nghiêm trọng và thường xuất hiện sau một thời gian dài sử dụng. Bởi vậy các bậc phụ huynh cần tuân thủ cho trẻ uống thuốc theo đúng hướng dẫn, không tự ý tăng giảm liều hoặc ngưng bỏ thuốc ngay trong giai đoạn đầu.
Dưới đây là một số tác dụng phụ thường gặp của thuốc trị tăng động giảm chú ý, cha mẹ cần lưu tâm để kịp thời phát hiện và trao đổi với bác sĩ, từ đó có những điều chỉnh phù hợp hơn với con mình:
– Khó ngủ, mất ngủ về đêm hoặc buồn ngủ, ngủ gà gật vào ban ngày
– Chán ăn, ăn không ngon miệng, giảm cân
– Buồn nôn, nôn, đau bụng, đau dạ dày.
– Đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, tăng huyết áp
– Rối loạn cảm xúc, hay lo lắng, nổi nóng, cáu gắt vô cớ.
– Tăng trưởng chậm về chiều cao, cân nặng, đặc biệt là các bé trai.
– Mắc kèm rối loạn tic.
– Tăng suy nghĩ tự tử.
Thuốc điều trị tăng động giảm chú ý có thể gây tác dụng phụ chán ăn, ăn không ngon
Mặc dù thuốc điều trị tăng động giảm chú ý có thể mang lại nhiều hiệu quả trong việc kiểm soát hành vi, cảm xúc của trẻ, nhưng không phải trẻ nào cũng đáp ứng tốt khi sử dụng thuốc. Đồng thời thuốc chỉ là giải pháp tạm thời, không thể tác động triệt để căn nguyên nên ngay khi ngưng dùng, các triệu chứng vẫn có thể tái phát trở lại. Chưa kể đến những tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Chính vì vậy, các chuyên gia của Hiệp hội tâm thần – thần kinh Mỹ đã đưa ra lời khuyên như sau:
– Trẻ > 6 tuổi hoặc biểu hiện đã nặng: Nên kết hợp thuốc tây, giáo dục hành vi, chế độ ăn uống cùng sản phẩm thảo dược.
– Trẻ < 6 tuổi, biểu hiện nhẹ: Không nhất thiết phải sử dụng thuốc tây mà giáo dục hành vi, chế độ ăn uống cùng sản phẩm thảo dược là giải pháp tối ưu nhất.
Việc có nên sử dụng thuốc điều trị tăng động giảm chú ý hay không còn phụ thuộc nhiều vào độ tuổi và mức độ bệnh của trẻ, do đó để giúp các con mau chóng cải thiện bệnh, tốt nhất các bậc phụ huynh nên tuân thủ theo đúng hướng dẫn của bác sĩ.
Thuốc không phải lựa chọn ưu tiên hàng đầu trong điều trị tăng động giảm chú ý ở trẻ
Giáo dục hành vi là lựa chọn ưu tiên trong mọi phác đồ điều trị tăng động giảm chú ý cho trẻ từ mức độ nhẹ đến nặng. Để áp dụng tốt liệu pháp này, các bậc phụ huynh cần nắm chắc 6 nguyên tắc cơ bản sau:
– Xây dựng thời gian biểu hàng ngày của trẻ thật rõ ràng, trong đó có mốc thời gian cụ thể cho từng nhiệm vụ ví dụ như: 6 rưỡi thức giấc, 7h đi học, 11h ăn trưa, 17h đi chơi với bạn, 19h học bài, 22h đi ngủ,… Điều này sẽ giúp trẻ tập trung và rèn luyện kĩ năng tổ chức, sắp xếp công việc tốt hơn.
– Thường xuyên tán dương, tặng thưởng mỗi khi trẻ làm được việc tốt bằng lời khen ngợi hoặc những phần quà nhỏ như cuốn sách, quyển truyện, đồ chơi mà trẻ yêu thích, nhằm tạo thêm động lực giúp trẻ tiếp tục cố gắng thực hiện nhiều việc đúng đắn hơn.
– Mỗi khi trẻ có hành vi sai trái, thay vì trách mắng, quát phạt cha mẹ nên khuyên bảo, nhắc nhở nhẹ nhàng để trẻ hiểu và tự sửa chữa để trở nên tốt hơn.
– Dành thời gian nói chuyện, tâm sự với trẻ nhiều hơn để hiểu rõ những khó khăn mà trẻ gặp phải, từ đó đưa ra những lời khuyên hữu ích giúp trẻ giải quyết mọi tình huống trong cuộc sống.
– Khuyến khích trẻ tham gia các lớp học ngoại khóa để tạo cơ hội cho trẻ được giao tiếp và phát triển các kĩ năng sống tốt hơn.
Hiện nay thảo dược tự nhiên là giải pháp được đánh giá cao và áp dụng nhiều trong điều trị tăng động giảm chú ý vì hiệu quả bền vững, an toàn cho sức khỏe của trẻ. Trong đó, An tức hương, Câu đằng là những thảo dược được các chuyên gia quan tâm và sử dụng nhiều nhất.
Theo nghiên cứu, những thảo dược này ngoài tác dụng trấn kinh an thần còn có khả năng kích thích não bộ sản sinh chất dẫn truyền thần kinh ức chế GABA, nhờ đó giúp trẻ giảm bớt biểu hiện nghịch ngợm, hiếu động thái quá, đồng thời nâng cao sự tập trung chú ý, cải thiện tư duy, trí nhớ ở trẻ. Do đó việc kết hợp cùng các sản phẩm hỗ trợ có chứa thảo dược Câu đằng, An tức hương được xem là giải pháp hữu hiệu với trẻ tăng động giảm chú ý, các bậc phụ huynh nên tham khảo cho con sử dụng.
Thảo dược Câu đằng, An tức hương giúp cải thiện chứng tăng động ở trẻ hiệu quả
Xem thêm:
Giải pháp từ thảo dược giúp cải thiện chứng tăng động giảm chú ý ở trẻ hiệu quả
5 loại thuốc điều trị tăng động giảm chú ý phổ biến hiện nay
Một chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học không chỉ giúp tăng cường sức khỏe mà còn giúp trẻ cải thiện biểu hiện tăng động giảm chú ý hiệu quả, bởi vậy các bậc phụ huynh nên:
– Hạn chế lượng đường tinh luyện, chất phụ gia bảo quản có trong bánh kẹo ngọt, xúc xích, pizza, mì tôm, nước ngọt có ga, nước tăng lực, thức ăn chế biến sẵn,…
– Cắt giảm các loại đồ ăn, thức uống chứa các chất kích thích như cà phê, trà đặc, nước giải khát,…
– Tăng cường thực phẩm chứa nhiều protein như thịt nạc, cá, hải sản, trứng,… giúp cung cấp năng lượng ổn định cho não bộ của trẻ.
– Bổ sung Omega 3 có trong các loại cá (cá hồi, cá ngừ, cá thu, cá mòi,…), các loại hạt (hạt óc chó, hạt hạnh nhân,…), dầu oliu,….
– Chú trọng tới các loại thực phẩm giàu khoáng chất kẽm, sắt, magie như thịt gia cầm, hải sản, đậu nành và các loại hạt,…
Hi vọng qua bài viết trên các bậc phụ huynh đã hiểu rõ hơn về những lợi ích cũng như tác dụng phụ của thuốc điều trị tăng động giảm chú ý, từ đó cân nhắc kĩ lưỡng và lựa chọn được giải pháp thích hợp nhất giúp con mau chóng cải thiện hành vi, kiểm soát cảm xúc tốt hơn. Và nếu còn bất cứ điều gì thắc mắc, vui lòng gọi điện thoại đến số 024.3775.9051 – 0972.032.029 để được chuyên gia tư vấn trực tiếp.
DS: Mai Hoa
Biên tập viên sức khỏe Trung Mỹ
Nguồn tham khảo:
https://www.drbeurkens.com/the-risks-and-benefits-of-adhd-medication/
https://childmind.org/article/side-effects-of-adhd-medication/
https://childmind.org/article/know-long-term-effects-adhd-medications/
https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/adhd/diagnosis-treatment/drc-20350895
Tin liên quan
Bùi thị vi trâm 22:38:25 : 05/06/2020
Con e 8 tuổi học lớp 3. Có biểu hiện tăng động từ nhỏ đến giờ. Điển hình như nói nhiều( cực nhiều) nó mọi lúc mọi nơi trừ khi ngủ rồi( vì lên giường vẫn nói miết) không chịu ngồi yên( không phút giấy nào chịu yên, kiểu như . Đi chơi với bạn, không thì xem tivi hoặc chơi điện thoại, không cho thì cắnMóng tay cắn cùi hết tận phao mà cứ cắn miết, hết tay thì cắn tới móng chân hay làm mất đồ học tập, đồ chơi được mấy bữa đầu sau chán vứt lăn lóc. Tối ngủ nghiến răng ken két. Thiếu canxi từ trong bụng mẹ nên khó ngủ từ nhở giờ
trungmyjsc.com.vn 09:24:44 : 06/06/2020
Chào bạn Vi Trâm,
Nếu phát hiện bé có những dấu hiệu bất thường như nghịch ngợm, hiếu động quá mức, không tập trung thì rất có thể đó là biểu hiện của chứng tăng động giảm chú ý. Bạn nên sớm đưa bé đến chuyên khoa Tâm bệnh tại các bệnh viện Nhi như bệnh viện Nhi Trung ương, bệnh viện Nhi Đồng 1… hoặc một số trung tâm hỗ trợ chuyên biệt để thăm khám. Tại đây bác sĩ sẽ thực hiện các bài test đánh giá từ đó giúp chẩn đoán chính xác bệnh và có hướng khắc phục phù hợp. Ngoài ra, bạn có thể thực hiện một bài test đánh giá tăng động giảm chú ý cho bé theo hướng dẫn tại đường link sau: https://bit.ly/2mMqZnM
Đối với chứng bệnh tăng động giảm chú ý thì việc giáo dục hành vi cho trẻ là liệu pháp hiệu quả được ưu tiên hàng đầu hiện nay. Bởi vậy, bên cạnh điều trị theo chỉ định của bác sĩ, để có kết quả tốt, gia đình nên kết hợp với giáo dục hành vi cho bé cả ở nhà và ở trường để giúp bé từ từ cải thiện các hành vi tốt dần lên. Cụ thể như:
– Xây dựng cho bé thời gian biểu rõ ràng, thiết lập các mục tiêu, mức khen thưởng, kỷ luật để rèn luyện tính kỷ luật cho bé.
– Khi bé có những việc làm đúng hãy dành cho bé những lời khen ngợi, động viên tích cực.
– Không nên la mắng hay trách phạt nếu bé có những hành vi nghịch ngợm, thiếu kiểm soát để tránh phát sinh tâm lý chống đối, bạn cần nhắc nhở nhẹ nhàng, phân tích cho bé hiểu việc làm này là đúng hay sai và sẽ gây hậu quả thế nào.
– Thường xuyên trò chuyện, tiếp xúc với bé nhiều hơn, khuyến khích bé tham gia các hoạt động giải trí ngoài trời, hạn chế để bé tiếp xúc nhiều với thiết bị điện tử, tivi, máy tính, điện thoại…
Bên cạnh đó, bạn nên tham khảo sử dụng thêm thực phẩm bảo vệ sức khỏe cốm Egaruta để hỗ trợ giúp trấn an tâm thần và hỗ trợ giảm triệu chứng rối loạn tăng động giảm chú ý cho con. Bạn có thể tìm hiểu thêm thông tin về cốm Egaruta trong bài viết dưới đây:
https://trungmyjsc.com.vn/vi/thuc-pham-chuc-nang-com-egaruta.html
Nếu cần hỗ trợ gì thêm, bạn có thể liên hệ qua điện thoại/zalo số: 0972032029 để được hỗ trợ trực tiếp.
Chúc bé luôn khỏe mạnh!