Bệnh tăng động

Thuốc điều trị tăng động giảm chú ý và những điều cha mẹ cần biết!

Ngày đăng: 24 Tháng Mười, 2016
5/5 - (2 bình chọn)

Có rất nhiều trường hợp trẻ được chẩn đoán bị tăng động giảm chú ý (ADHD), nhưng trong phác đồ điều trị bệnh ban đầu, các bác sĩ thường không chỉ định sử dụng thuốc ngay, thay vào đó là những cách chăm sóc và giáo dục hành vi để giúp con cải thiện bệnh. Đôi khi việc không dùng thuốc lại khiến nhiều phụ huynh cảm thấy lo lắng, nhưng cha mẹ nên hiểu rằng, bên cạnh lợi ích mang lại thì các thuốc tây y bao giờ cũng tiềm ẩn những rủi ro nhất định có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của chính con mình.

Tác dụng của các nhóm thuốc điều trị tăng động giảm chú ý

Cho tới nay, mới chỉ có 5 loại thuốc được cấp phép dùng trong điều trị rối loạn tăng động giảm chú ý, bao gồm: Methylphenidate, Dexamfetamine, Lisdexamfetamine, Atomoxetine, Guanfacine. Các loại thuốc này mặc dù không thể chữa khỏi ADHD nhưng giúp trẻ tập trung tốt hơn, giảm đi những hành vi quá mức, bình tĩnh hơn từ đó nâng cao khả năng học tập cũng như tiếp thu kiến thức trong ngày sử dụng.

Một số loại thuốc cần phải sử dụng đều đặn mỗi ngày, nhưng một số lại chỉ được sử dụng vào buổi sáng trong những ngày mà trẻ đi học. Trong nhiều trường hợp các bác sĩ sẽ phải dò liều trước khi tìm ra loại thuốc và liều lượng thích hợp nhất để trẻ có thể duy trì. Điều trị bằng thuốc thường bắt đầu từ liều nhỏ nhất và tăng dần cho đến khi kiểm soát ổn định được bệnh. Trẻ cần phải được thăm khám thường xuyên và điều chỉnh liều hoặc đổi thuốc nếu có tác dụng phụ nguy hiểm.

Tại Anh, các loại thuốc trên đều có thể được dùng cho trẻ em và trẻ vị thành niên, riêng Atomoxetine được sử dụng cho những người lớn có triệu chứng của sự tăng động quá mức, rối loạn về hành vi.

Thuốc chỉ giúp giảm các triệu chứng ADHD trong ngày sử dụng

Methylphenidate – Loại thuốc phổ biến nhất trong bệnh tăng động giảm chú ý

Methylphenidate là thuốc được sử dụng nhiều nhất trong điều trị ADHD, thuộc nhóm thuốc kích thích những khu vực của não bộ có vai trò kiểm soát các hành vi và sự tập trung, chú ý. Methylphenidate thường được sử dụng cho trẻ em bị tăng động từ 6 tuổi trở lên. Do tác dụng ngắn nên trẻ thường phải sử dụng với liều 1 – 2 viên/ lần, mỗi ngày uống 2 – 3 lần, tuy nhiên hiện nay đã có dạng tác dụng kéo dài, trẻ chỉ cần sử dụng một liều duy nhất trong ngày vào buổi sáng trước khi đi học.

Tác dụng phụ thường gặp của methylphenidate bao gồm: Tăng huyết áp và nhịp tim, khiến trẻ chán ăn, cảm giác không ngon miệng, lâu dài có thể dẫn tới sút cân, khó ngủ, đau đầu, đau dạ dày và thay đổi tâm trạng thất thường.

Dexamfetamine – Loại dành cho trẻ tăng động trên 3 tuổi

Cũng là một nhóm thuốc kích thích khu vực não bộ kiểm soát hành vi và khả năng chú ý, Dexamfetamine có cơ chế hoạt động tương tự như Methyphenidate. Dexamfetamine được sử dụng cho trẻ bị ADHD trên 3 tuổi, không được phép sử dụng cho người lớn trừ khi điều trị theo sự giám sát của bác sỹ, bởi thuốc có thể gây kích động khiến họ có những hành động tiêu cực, khó quản lý hơn so với trẻ nhỏ. Thuốc có dạng siro nhưng dạng viên nén vẫn được sử dụng phổ biến hơn. Trẻ thường sẽ sử dụng mỗi lần 1 viên, uống 1 – 2 lần/ngày.

Loại thuốc này có thể gây ra một số tác dụng phụ như: Giảm cảm giác thèm ăn, tâm trạng thất thường, dễ kích động, chóng mặt, đau đầu, tiêu chảy, buồn nôn và nôn mửa.

Lisdexamfetamine áp dụng khi trẻ tăng động giảm chú ý trên 6 tuổi

Có cơ chế hoạt động tương tự như hai loại thuốc trên, Lisdexamfetamine được dùng cho trẻ em bị ADHD trên 6 tuổi đã từng điều trị bằng Methylphenidate nhưng không hiệu quả. Thuốc này có thể sử dụng kéo dài đến tuổi trưởng thành nếu người bệnh đáp ứng thuốc tốt. Lisdexamfetamine được bào chế dưới dang viên nang, trẻ sẽ sử dụng một lần mỗi ngày.

Các tác dụng phụ thường gặp nhất bao gồm: Giảm cảm giác thèm ăn (có thể dẫn đến giảm cân hoặc tăng cân chậm), dễ kích động, buồn ngủ, chóng mặt, đau đầu, tiêu chảy, buồn nôn và nôn.

Thuốc Atomoxetine giúp tăng sự tập trung và kiểm soát hành vi tốt hơn

Atomoxetine khác biệt hoàn toàn so với các thuốc điều trị rối loạn tăng động giảm chú ý khác. Atomoxetine là một chất ức chế tái hấp thu chọn lọc noradrenaline làm tăng lượng noradrenaline trong não (Noradrenaline là một chất tham gia truyền tin giữa các tế bào não, tăng lượng noradrenaline giúp người bệnh tập trung và kiểm soát hành vi tốt hơn).

 Atomoxetine được sử dụng cho trẻ ADHD trên 6 tuổi và người trưởng thành có các triệu chứng rối loạn tăng động giảm chú ý tương tự như ở trẻ em. Tác dụng phụ thường gặp nhất của thuốc bao gồm: Tăng nhẹ huyết áp và nhịp tim, đau dạ dày, khó ngủ, chóng mặt, đau đầu, cáu gắt, buồn nôn và nôn. Thuốc cũng có thể gây ra một số tác dụng phụ nghiêm trọng hơn, bao gồm ý định tự tử và tổn thương gan.

Thuốc Guanfacine có thể cải thiện tập trung nhưng dễ gây mệt mỏi, đau đầu

Guanfacine hoạt động trên một phần não bộ để cải thiện khả năng tập trung nhưng cũng làm giảm huyết áp. Thuốc này được chỉ định cho các trường hợp ADHD đã điều trị bằng các loại thuốc khác nhưng không có hiệu quả. Thuốc thường được uống 1 viên mỗi ngày vào buổi sáng hoặc buổi tối. Tác dụng phụ thường gặp bao gồm: Mệt mỏi, đau đầu, đau bụng và khô miệng.

Thuốc có thể giúp trẻ tăng động giảm chú ý cải thiện các triệu chứng tạm thời nhưng cũng tiềm ẩn những nguy cơ nhất định về tác dụng phụ. Do vậy, trước khi chỉ định dùng thuốc cho trẻ các bác sĩ cần cân nhắc kỹ lưỡng giữa lợi ích và nguy cơ. Phụ huynh không nên tự ý mua thuốc để điều trị cho con mà luôn luôn cần phải có chỉ định của bác sĩ.

Nhìn chung các chuyên gia đều khuyến cáo rằng thuốc không phải là lựa chọn ưu tiên trong điều trị đối với trẻ tăng động giảm chú ý và chỉ nên được sử dụng trong những trường hợp các triệu chứng xuất hiện quá nhiều. Còn đối với chứng tăng động giảm chú ý giáo dục hành vi kết hợp với một chế độ ăn uống khoa học và một số hoạt chất giúp thiên nhiên giúp nâng cao sự tập trung chú ý, giảm sự hiếu động quá mức mới là phương pháp điều trị hiệu quả nhất.

Theo nhiều nghiên cứu khoa học hiện đại, hầu hết trẻ tăng động giảm chú ý đều có sự thiếu hụt của chất dẫn truyền thần kinh ức chế GABA. Do vậy, bổ sung hoạt chất này đang là một hướng điều trị mới mà nhiều nước trên thế giới đang áp dụng. Tại Việt Nam, cũng đã có một số sản phẩm không chỉ bổ sung GABA mà còn được kết hợp thêm một số thành phần khác, điển hình là Câu đằng để kích thích tăng nồng độ GABA nội sinh bên trong não bộ. Sự kết hợp này được nhiều chuyên gia đánh giá là một giải pháp an toàn và hiệu quả đối với trẻ tăng động giảm chú ý.

Biên tập viên sức khỏe Trung Mỹ

Nguồn tham khảo: www.nhs.uk/Conditions/Attention-deficit-hyperactivity-disorder/Pages/Treatment.aspx

Viết bình luận

  1. Nguyễn Huyền :

    Cho em hỏi ạ: con em 6 tuổi bị tăng động bé rất thông minh nhưng lại bị mất tập trung nặng. đã đi khám và cho tới trung tâm phục hồi chức năng trẻ bị tăng động. Nhưng ở đó chỉ chạy điện ko có thuốc Nên cũng ko giảm triệu chứng của trẻ. Nên em muốn bác sĩ tư vấn cho em có nên dùng thuốc không ạ?

    1. trungmyjsc.com.vn :

      Chào bạn Nguyễn Huyền,
      Với trẻ tăng động giảm chú ý bị mất tập trung nặng, ngoài việc thực hiện trị liệu và giáo dục hành vi, gia đình nên tham khảo một số sản phẩm hỗ trợ từ thảo dược để giúp con kiểm soát hành vi và cải thiện khả năng tập trung chú ý tốt hơn, điển hình trên thị trường có thực phẩm bảo vệ sức khỏe cốm Egaruta.
      Đây là sản phẩm thảo dược có chứa thành phần Câu Đằng, An tức hương, GABA giúp hỗ trợ dưỡng tâm an thần, hỗ trợ làm giảm các triệu chứng đau đầu, lo âu, căng thẳng, khó ngủ, hỗ trợ giảm nguy cơ tăng động giảm chú ý ở trẻ nhỏ. Bạn có thể tham khảo thông tin chi tiết qua bài viết:
      https://trungmyjsc.com.vn/vi/thuc-pham-chuc-nang-com-egaruta.html
      Ngoài ra, bạn cũng nên thực hiện giáo dục hành vi cho con bằng cách:
      – Dành thời gian cùng trẻ đọc sách, chơi các trò chơi để gia tăng tình cảm gia đình và cải thiện các kỹ năng sống.
      – Khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động tập thể để tăng cơ hội được giao tiếp cùng bạn bè.
      Nếu cần hỗ trợ thêm, bạn có thể gọi trực tiếp qua điện thoại hoặc zalo số 0972.032.029, chúng tôi sẽ tư vấn chi tiết giúp bạn.
      Chúc bé sớm cải thiện sức khỏe!

  2. Trần văn Bình :

    Dạ cho hỏi Thuốc guanfancin mua ở đâu.

    1. trungmyjsc.com.vn :

      Chào bạn Trần văn Bình,
      Bạn có thể mua thuốc Guanfancin tại các nhà thuốc lớn khi có đơn kê của bác sĩ. Không biết bạn muốn mua thuốc này cho ai? Tình trạng sức khỏe hiện nay như thế nào? Nếu cần được hỗ trợ thêm, bạn có thể gọi trực tiếp qua điện thoại hoặc zalo số 0971.024.304, chúng tôi sẽ tư vấn chi tiết giúp bạn.
      Chúc bé sức khỏe!

  3. Gia, :

    Tôi muốn tư vấn khám trẻ tăng động

    1. trungmyjsc.com.vn :

      Chào bạn Gia,
      Không biết năm nay con bạn bao nhiêu tuổi rồi? Bé thường xuyên có những biểu hiện cụ thể như thế nào? Bạn vui lòng chia sẻ chi tiết hơn về tình trạng bệnh của con để chúng tôi có thể tư vấn chi tiết hơn cho bạn.
      Trẻ từ 3 tuổi trở lên được đánh giá là độ tuổi vàng để chẩn đoán tăng động giảm chú ý. Do vậy, nếu phát hiện con có những dấu hiệu bất thường như nghịch ngợm, hiếu động quá mức, khó ngủ, dễ nổi cáu, nóng giận hoặc không tập trung, hay phân tâm, không thể kiên trì lâu trong bất cứ công việc gì và tình trạng này đã kéo dài trên 6 tháng, lúc này bạn nên sớm đưa con đến chuyên khoa Tâm bệnh tại các bệnh viện Nhi như bệnh viện Nhi Trung ương, bệnh viện Nhi Đồng 1… hoặc một số trung tâm hỗ trợ chuyên biệt khám. Tại đây bác sĩ sẽ thực hiện các bài test đánh giá từ đó giúp chẩn đoán chính xác bệnh và có hướng khắc phục phù hợp. Bạn có thể tìm hiểu thêm thông tin về địa chỉ khám tăng động giảm chú ý trong bài viết trên. Còn trong trường hợp bé dưới 3 tuổi thì gia đình nên theo dõi và giáo dục con thêm một thời gian, đợi đến khi con đủ 3 tuổi mà các biểu hiện bệnh vẫn không cải thiện thì hãy đưa con đi khám. Bạn có thể tham khảo bài test dưới đây để thực hiện cho con:
      https://trungmyjsc.com.vn/vi/test-chan-doan-tre-tang-dong-giam-chu-y-don-gian-chinh-xac.html
      Nếu cần hỗ trợ gì thêm, bạn có thể gọi điện hoặc liên lạc qua Zalo đến số: 0972 032 029 để được tư vấn trực tiếp.
      Chúc bé và gia đình luôn mạnh khỏe!

  4. Nguyễn Hằng, :

    Chào bác sĩ, bé nhà e là con trai đc 2 tuổi ạ, bé từ trước vẫn hay nghịch luôn chân tay, nhưng dạo gần đây con có biểu hiện nói luyên thuyên ko có nghĩa, hay la hét, nổi cáu khi ko đc món đồ như ý, như vậy có phải là dấu hiệu của tăng động giảm chú ý ko ạ?

    1. trungmyjsc.com.vn :

      Chào bạn Nguyễn Hằng,
      Tình trạng nghịch ngợm luôn chân tay, dễ cáu gắt nếu không được chiều theo ý muốn của bé có thể chỉ là sự phát triển tâm lý bình thường ở trẻ 2 tuổi khi bé còn nhiều tò mò về mọi thứ xung quanh và chưa biết kiểm soát cảm xúc của mình. Với tình trạng hiện tại, bạn nên theo dõi bé thêm một thời gian, nếu thấy những biểu hiện này của bé kéo dài trên 6 tháng và có ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống hàng ngày thì có khả năng bé đang mắc chứng tăng động giảm chú ý. Để biết con mình có thực sự mắc tăng động giảm chú ý không, bạn nên cho bé đi khám tại chuyên khoa tâm bệnh hoặc khoa Nhi tại các bệnh viện. Ngoài ra, bạn có thể thực hiện một bài kiểm tra cho bé tại nhà theo hướng dẫn trong bài viết dưới đây:
      https://trungmyjsc.com.vn/vi/test-chan-doan-tre-tang-dong-giam-chu-y-don-gian-chinh-xac.html
      Ngoài ra, bạn nên trò chuyện với bé nhiều hơn để giúp con tập nói. Không nên la mắng, trách phạt nếu bé có những hành vi nghịch ngợm, thiếu kiểm soát để tránh phát sinh tâm lý chống đối của bé.
      Nếu cần bất cứ sự hỗ trợ gì thêm, bạn hãy liên hệ tới số điện thoại 0972 032 029 hoặc (024) 3775 9051, chúng tôi sẽ tư vấn giúp bạn.
      Chúc bé và gia đình sức khỏe!

  5. Hiền, :

    Con tôi năm nay đã 15 tuôi và có những biểu hiện của bệnh Tăng động giảm tập trung ,tư vấn giúp tôi

    1. trungmyjsc.com.vn :

      Chào bạn Hiền,
      Thông thường, tăng động giảm chú ý là bệnh lý có biểu hiện rõ nhất ở độ tuổi 3- 11 tuổi. Sau độ tuổi này, các triệu chứng của tăng động giảm chú ý sẽ dần giảm bớt. Tuy nhiên, rất nhiều trường hợp trẻ ở độ tuổi lớn hơn và ngay cả người lớn vẫn có thể gặp triệu chứng của bệnh lý này. Bạn chia sẻ em bạn có biểu hiện tăng động, không biết em bạn đã đi khám chưa? Nếu chưa, em bạn nên đi khám sớm tại các bệnh viện uy tín và tuân thủ chỉ định của bác sĩ. Ngoài ra, em bạn cũng có thể thực hiện một bài kiểm tra tại nhà theo hướng dẫn trong bài viết dưới đây:
      https://trungmyjsc.com.vn/vi/test-chan-doan-tre-tang-dong-giam-chu-y-don-gian-chinh-xac.html
      Thực tế, tăng động giảm chú ý là một chứng rối loạn phát triển có liên quan tới hệ thần kinh não bộ, hoàn toàn có thể chữa khỏi nếu áp dụng đúng phương pháp điều trị. Tuy vậy, nếu không được chữa trị thì những ảnh hưởng của bệnh sẽ tác động tiêu cực tới quá trình hình thành và phát triển hành vi, tính cách của em bạn. Vì thế, việc nếu mắc căn bệnh này, em bạn cần điều trị tích cực để giảm thiểu tối đa những hệ quả không tốt sau này. Bạn có thể tìm hiểu thêm các phương pháp điều trị tăng động giảm chú ý trong bài viết dưới đây:
      https://trungmyjsc.com.vn/vi/tre-bi-tang-dong-giam-chu-y-co-chua-khoi-duoc-khong.html
      Nếu cần hỗ trợ thêm, bạn có thể liên hệ đến số điện thoại: 0972 032 029 – (024) 3775 9051 để được tư vấn trực tiếp.
      Chúc em bạn và gia đình sức khỏe!

  6. Đỗ Ngân, :

    Em đang lo con em có biểu hiện của chứng tăng động giảm chí nhớ..em muốn được tư vấn ạ

    1. trungmyjsc.com.vn :

      Chào bạn Đỗ Ngân,
      Không biết con bạn có những biểu hiện cụ thể như thế nào? Bạn có thể chia sẻ thêm hoặc gọi đến số: (024) 3775 9051, dược sỹ bên mình sẽ trực tiếp tư vấn cho bạn.
      Ngoài ra, để biết con mình có thực sự mắc chứng bệnh tăng động giảm chú ý không, bạn nên đưa bé đi khám ở chuyên khoa Nhi hoặc khoa Tâm bệnh các bệnh viện lớn. Bạn cũng có thể tham khảo cách tự chẩn đoán cho con tại nhà trong các bài viết dưới đây:
      https://trungmyjsc.com.vn/vi/test-chan-doan-tre-tang-dong-giam-chu-y-don-gian-chinh-xac.html
      https://trungmyjsc.com.vn/vi/test-chan-doan-tre-tang-dong-giam-chu-y-phan-ket-qua.html
      Chúc bé và gia đình bạn sức khỏe!

  7. Huy :

    em năm nay 14 tuổi, mỗi khi nhìn lên trời em thấy những hình tròn màu trắng đi xuống và những ánh lóe sáng. Em đã thử một số bài tập về mắt nhưng không hiệu quả. Một bên mắt trái của em được bác sĩ chuẩn đoán hơi mờ. Liệu có phải là bệnh đục thủy tinh thể không ạ

    1. trungmyjsc.com.vn :

      Chào bạn Huy,
      Biểu hiện thấy vệt tròn màu trắng di chuyển khi bạn nhìn về 1 hướng khác nhiều khả năng là do vẩn đục dịch kính gây ra. Còn đối với đục thủy tinh thể, chấm tròn này thường chỉ di chuyển theo hướng mà bạn liếc mắt. Đục dịch kính là căn bệnh khá phổ biến hiện nay, xảy ra thường do lão hóa, cận thị nặng lâu năm, tổn thương mắt… Tuy nhiên, chỉ dựa vào triệu chứng này rất khó để chẩn đoán chính xác. Chính vì vậy, với tình trạng hiện tại, bạn nên đi khám lại để biết chính xác nguyên nhân và điều trị theo chỉ định của bác sĩ. Bạn cũng có thể tìm hiểu thêm về 2 căn bệnh đục dịch kính và đục thủy tinh thể trong các bài viết dưới đây:
      https://trungmyjsc.com.vn/vi/duc-thuy-tinh-trieu-chung-va-cach-dieu-tri-hieu-qua.html
      https://trungmyjsc.com.vn/vi/ban-da-hieu-gi-ve-duc-dich-kinh.html
      Trước mắt, để cải thiện tình trạng này, bạn nên:
      – Dành thời gian nghỉ ngơi cho mắt: tránh thức khuya, tiếp xúc quá lâu với ánh sáng từ máy tính, điện thoại…
      – Khi đi ra ngoài, bạn nên đeo kính mát để tránh khói bụi…
      – Tăng cường rau và trái cây tươi trong chế độ ăn
      Ngoài ra, bạn nên sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe Minh Nhãn Khang với liều 4 viên/ngày chia làm hai lần trong thời gian khoảng 3 tháng để tăng cường thị lực, làm giảm triệu chứng bất thường đang gặp phải. Bạn có thể tìm hiểu thêm về sản phẩm này trong bài viết:
      https://trungmyjsc.com.vn/vi/thuc-pham-chuc-nang-minh-nhan-khang.html
      Ngoài ra, nếu cần hỗ trợ thêm, bạn hãy gọi cho chúng tôi qua số: 0972 032 029 hoặc (024) 3775 9051 để được tư vấn trực tiếp.
      Chúc bạn sức khỏe!