Động kinh kháng thuốc và nguyên tắc không thể quên
Trong thời gian gần đây, tỷ lệ các ca kháng thuốc chống động kinh đang có chiều hướng tăng lên mức 20-35%
D-leucine, triển vọng mới trong điều trị động kinh kháng thuốc
Bệnh động kinh là bệnh có khả năng gây kháng thuốc, tuy nhiên các nhà khoa học đã phát hiện ra một loại acid amin có thể ức chế cơn co giật xuất hiện.
Mối liên kết giữa bệnh động kinh và giấc ngủ
Ngủ là một nhu cầu sinh lý bình thường của con người. Một giấc ngủ sâu trong một thời gian hợp lý sẽ giúp cơ thể tái tạo năng lượng và khả năng làm việc sau mỗi ngày hoạt động. Trung bình, giấc ngủ chiếm 1/3 quỹ thời gian cuộc đời của mỗi người. Sau một đêm ngon giấc, chúng ta cảm thấy khỏe khoắn, tỉnh táo và làm việc hiệu quả hơn. Giấc ngủ đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe của tất cả mọi người và nó đặc biệt quan trọng với những người bị bệnh động kinh.
Bệnh động kinh và những hậu quả khó lường
Động kinh là bệnh lý xảy ra do sự rối loạn hoạt động của các tế bào thần kinh ở vùng vỏ não, có thể gặp ở mọi lứa tuổi, mọi giới. Vỏ não là nơi điều khiển các chức năng tâm thần, vận động, cảm xúc, nhận thức và hành vi, do đó, bệnh động kinh sẽ làm ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe thể chất cũng như tinh thần của người bệnh, tuy không nguy hiểm chết người nhưng nó có thể để lại những hậu quả rất nặng nề.
Những lý do khiến bệnh động kinh không kiểm soát được
Mặc dù y học hiện đại đã có nhiều tiến bộ trong điều trị bệnh động kinh nhưng hiện nay vẫn có khoảng 20-30% số bệnh nhân không thể khống chế được các cơn co giật. Động kinh không kiểm soát, động kinh kháng thuốc, động kinh kháng trị.. là những thuật ngữ để chỉ tình trạng này.
Thuốc động kinh và những tác dụng phụ cần biết
Động kinh là bệnh lý của não bộ xảy ra khi có sự phóng điện bất thường, quá mức và đột ngột của các tế bào thần kinh. Hiện nay, phương pháp điều trị được áp dụng chủ yếu thông qua việc sử dụng thuốc.
Những nguyên nhân phổ biến gây co giật mà không phải động kinh
Đôi khi trong cuộc sống, bạn hoặc người xung quanh gặp cơn co giật và nghĩ ngay đến bệnh động kinh. Tuy nhiên, không phải co giật lúc nào cũng là động kinh, bởi chúng có thể bắt nguồn từ rất nhiều nguyên nhân khác. Các bác sỹ gọi đó là co giật không động kinh (Nonepileptic Seizures – NES). Dưới đây là những nguyên nhân thường gặp nhất.
Co giật, động kinh sau chấn thương sọ não
Sau chấn thương sọ não, bên cạnh những hậu quả như liệt, rối loạn ngôn ngữ, sa sút trí tuệ, giảm trí nhớ thì co giật, động kinh cũng là một trong những di chứng khá phổ biến. Mặc dù hiếm khi gây tử vong, co giật động kinh sau chấn thương vẫn cần được lưu tâm đặc biệt bởi nếu không kiểm soát tốt nó có thể gây ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng cuộc sống người bệnh trong tương lai.
7 bước sơ cứu khi gặp người bị co giật – động kinh
Bệnh động kinh với biểu hiện đặc trưng là những cơn co cứng, co giật chân tay hoặc toàn thân và không làm chủ được ý thức. Cơn co giật, động kinh thường lặp đi lặp lại bất thường và đột ngột khiến người bệnh dễ gặp phải tai nạn nguy hiểm đến tính mạng. Do đó, chỉ cần một vài thao tác xử lý đơn giản, bất kỳ ai cũng có thể sẽ giúp được người bệnh mau chóng vượt qua được cơn bệnh này.
Co giật trong khi ngủ – Dấu hiệu của cơn Động kinh thùy trán
Động kinh thùy trán là loại động kinh phổ biến thứ hai sau động kinh thùy thái dương và có liên quan đến hình thức rối loạn thần kinh tạm thời, đặc trưng bởi những cơn co giật thoáng qua nảy sinh trong thùy trán (phần phía trước của não bộ), thường xuyên xuất hiện trong khi bệnh nhân đang ngủ.