Bệnh động kinh

Những nguyên nhân phổ biến gây co giật mà không phải động kinh

Ngày đăng: 25 Tháng Tám, 2016
4.9/5 - (8 bình chọn)
Đôi khi trong cuộc sống, bạn hoặc người xung quanh gặp cơn co giật và nghĩ ngay đến bệnh động kinh. Tuy nhiên, không phải co giật lúc nào cũng là động kinh, bởi chúng có thể bắt nguồn từ rất nhiều nguyên nhân khác. Các bác sỹ gọi đó là co giật không động kinh (Nonepileptic Seizures – NES). Dưới đây là những nguyên nhân thường gặp nhất.

Co giật do thiếu canxi

Canxi là một khoáng chất quan trọng của cơ thể, nó cần thiết cho sự phát triển của xương, răng và hoạt động dẫn truyền tín hiệu thần kinh. Thiếu canxi khiến hoạt động dẫn truyền thần kinh bên trong não bộ có thể bị rối loạn và gây nên các cơn co giật. Thiếu canxi là một trong những nguyên nhân gây ra cơn co giật phổ biến nhất ở trẻ em. Khi bị thiếu canxi trẻ còn có thể có các triệu chứng khác như khó ngủ, ngủ không ngon giấc; ra mồ hôi nhiều vào ban đêm; hay bị giật mình; hay bị nhức mỏi chân; thóp trên đầu lâu liền; rụng tóc hình vành khăn, chậm mọc răng…
Thiếu canxi – Nguyên nhân gây co giật phổ biến ở trẻ nhỏ

Co giật do hạ đường huyết

Glucose (đường) là một trong những nguồn năng lượng quan trọng cho cơ thể. Khi bạn ăn, thực phẩm sẽ được tiêu hóa để phân chia thành nhiều mảnh phân tử nhỏ hơn, trong đó có glucose. Glucose có thể được hấp thụ tại ruột non. Hạ đường huyết là tình trạng glucose trong máu thấp, không đủ để cung cấp năng lượng cần thiết cho cơ thể. Các biểu hiện của hạ đường huyết bao gồm: choáng, mệt mỏi, ngất xỉu, trường hợp nặng có thể gây co giật, hôn mê, thậm chí là tử vong. Tình trạng này rất thường gặp ở những người mắc bệnh đái tháo đường type 1 do hạ đường huyết đột ngột khi dùng thuốc quá liều.

Co giật do hạ natri máu

Hạ natri máu là một trong những rối loạn điện giải thường gặp nhất, xảy ra khi nồng độ natri trong máu bị giảm xuống mức thấp. Natri là một yếu tố giúp điều chỉnh lượng nước trong các tế bào của cơ thể. Khi nồng độ natri dưới 135mEq/L, nước sẽ bị tích tụ trong tế bào khiến chúng sưng lên, gây buồn nôn, ói mửa, nhức đầu, lú lẫn, mệt mỏi, khó chịu, yếu cơ và co giật. Một số vấn đề sức khỏe như bệnh ung thư, suy chức năng tuyến giáp, bệnh Addison có thể gây hạ natri máu.

Co giật do rối loạn nhịp tim

Tim là bộ phận quan trọng của cơ thể, có chức năng bơm máu chứa oxy và các chất dinh dưỡng tới tất cả các tế bào. Để duy trì được hoạt động bơm máu, tim chịu sự chi phối của hệ thống điện bao quanh với các xung điện được phát ra từ nút xoang làm cho tim đập theo một nhịp điệu nhất định. Tuy nhiên, hệ thống điện tim không phải lúc nào cũng hoạt động đúng cách mà đôi khi gặp gián đoạn, gây ra tình trạng rối loạn nhịp tim.
Rối loạn nhịp tim bao gồm tim đập quá nhanh (rối loạn nhịp tim nhanh), tim đập quá chậm (rối loạn nhịp tim chậm) hoặc tim đập không đều, lúc nhanh lúc chậm.
Rối loạn nhịp tim ảnh hưởng đến lượng máu và oxy lưu thông trong cơ thể, nếu não bọ bị thiếu oxy, chức năng của hệ thần kinh có thể bị rối loạn gây ra cơn co giật.

 Co giật do căng thẳng hoặc tâm lý 

Sang chấn tâm lý, chẳng hạn như mất mát trong chuyện tình cảm, trải qua một tình huống gây hoảng sợ, stress, căng thẳng quá mức, tổn thương về thể chất, lạm dụng tình dục… có thể dẫn tới cơn co giật. Co giật tâm lý chiếm tới 20 – 30% số trường hợp bị chẩn đoán nhầm là bệnh động kinh tại các trung tâm khám chữa bệnh động kinh tại Mỹ.

Sang chấn tâm lý có thể gây ra co giật

Đây là loại co giật gây ra bởi các vấn đề về tâm thần nhưng lại có biểu hiện ra ngoài như là một vấn đề thần kinh. Co giật tâm lý có thể xuất hiện sau các rối loạn về vận động, cảm xúc, hành vi… tương tự như co giật trong bệnh động kinh nhưng lại không có sự rối loạn phóng điện bất thường trong não.

Phân biệt co giật do động kinh và co giật không phải do động kinh

Sự khác biệt lớn nhất giữa co giật do động kinh và co giật không phải do động kinh có lẽ là nguyên nhân gây bệnh, bởi vì các triệu chứng bên ngoài của chúng khá giống nhau. Cơn co giật được xem là động kinh nếu nó xảy ra do sự phóng điện bất thường, quá mức của các tế bào thần kinh ở vỏ não, lặp đi lặp lại nhiều lần với tính chất tương tự nhau, còn cơn co giật không phải do động kinh sẽ bắt nguồn từ những nguyên nhân khác. Một người có thể gặp phải cả co giật do động kinh và co giật không phải do động kinh.

Xem thêm: Hướng dẫn chi tiết cách phân biệt co giật do 4 nguyên nhân thường gặp nhất

Điều trị co giật không phải do động kinh

Co giật không động kinh không thể sử dụng thuốc trị bệnh động kinh để điều trị tình trạng này. Điều quan trọng là cần tìm ra chính xác nguyên nhân gây bệnh để điều trị đúng hướng. Đối với co giật do nguyên nhân hạ natri, canxi máu… cần bổ sung các chất này thông qua thuốc hoặc thực phẩm trong chế độ ăn hàng ngày. Đối với co giật liên quan tới yếu tố tâm lý thì các liệu pháp, bài tập giúp thư giãn, giảm stress lại rất cần thiết.

Xem thêm:

Tổng hợp các triệu chứng bệnh động kinh thường gặp

Sản phẩm thảo dược giúp giảm co giật do mọi nguyên nhân

Biên tập viên sức khỏe Trung Mỹ

Tham khảo:
http://www.livestrong.com/
http://www.epilepsy.com/
http://www.webmd.com/

 

Viết bình luận

  1. Thanh, :

    Dạ chào bác sĩ ạ. Em cháu năm nay học lớp 7, em hay bị Lên cơn co giật, mỗi thời kì giật có các triệu chứng khác nhau, đi khám bác sĩ nói bị động kinh mặc dù đã uống thuốc và tái khám đều đặn nhưng suốt 3 năm qua vẫn chưa đạt hiệu quả. Mong bác sĩ tư vấn giúp cháu xem có cách nào khắc phục khong ah

    1. trungmyjsc.com.vn :

      Chào bạn Hùng,
      Không biết thị lực hiện nay của bạn như thế nào? Bong võng mạc là bệnh lý nguy hiểm và rất khó điều trị. Do vậy, bạn cần đi tái khám thường xuyên và tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ để bảo vệ thị lực. Song song với đó, bạn cần thiết lập chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học để cải thiện thị lực tốt hơn như:
      – Mang theo kính râm khi ra ngoài để bảo vệ mắt khỏi khói bụi, ánh sáng mặt trời
      – Tránh đọc sách, làm việc trong điều kiện thiếu ánh sáng
      – Tránh thức khuya quá 11 giờ, ngủ đủ giấc 7 – 8 tiếng/ngày
      – Rửa mắt bằng nước muối sinh lý vô khuẩn mỗi ngày
      – Bổ sung thêm các loại cá biển, rau củ, quả tươi có màu đỏ cam như cà rốt, đu đủ, cà chua, bí đỏ, bông cải xanh… trong bữa ăn hằng ngày
      – Hạn chế sử dụng máy tính, điện thoại, thiết bị điện tử
      Bạn cũng có thể tìm hiểu thêm các bài viết dưới đây:
      https://trungmyjsc.com.vn/vi/10-thuc-pham-tot-cho-mat-luon-sang-khoe.html
      https://trungmyjsc.com.vn/vi/12-bai-tap-cho-mat-luon-sang-khoe-bi-quyet-bao-ve-thi-luc-hieu-qua.html
      Nếu cần bất cứ sự hỗ trợ gì thêm, bạn hãy liên hệ tới số điện thoại 0972 032 029 hoặc (024) 3775 9051, chúng tôi sẽ tư vấn giúp bạn.
      Chúc bạn sớm cải thiện thị lực!

  2. Nguyễn thị thanh Hằng :

    Bác Sĩ ở cho hỏi cháu tôi lúc 1 tháng 10 ngày cháu bị viêm màng não nủ và lúc đó nhập viện có dấu hiệu co giật nưa người bên phải . Sau thời gian điều trị thì cháu đã khoẻ và bình thường . Đến khi cháu gần 5 tuổi thì cháu tự nhiên bị co giật nữa vào tháng 10/2018 1 lần và vào tháng 4/2019 lần thứ 2 . Xin Bác sĩ cho biết tại sao ạ , xin cám ơn Bác Sĩ.

    1. trungmyjsc.com.vn :

      Chào bạn Nguyễn Thị Thanh Hằng,
      Biểu hiện co giật mà cháu bạn đang gặp phải có thể là di chứng bệnh động kinh do tổn thương não sau viêm màng não mủ gây ra, tuy nhiên cũng không thể loại trừ một số nguyên nhân khác như co giật tâm lý, rối loạn thần kinh tạm thời, hạ canxi máu, hạ đường huyết,… Bởi vậy, bạn nên sớm đưa cháu mình đến bệnh viện thăm khám, làm điện não đồ và các xét nghiệm cần thiết khác để được chẩn đoán chính xác bệnh, từ đó có hướng điều trị hiệu quả. Bạn có thể tìm hiểu thông tin về một số địa chỉ khám chữa co giật, động kinh uy tín trong bài viết sau:
      https://trungmyjsc.com.vn/vi/benh-vien-nao-chua-benh-dong-kinh-tot-nhat-o-3-mien-bac-trung-nam.html
      Ngoài ra, sau khi thăm khám nếu cần hỗ trợ gì thêm, bạn hãy liên hệ tới số 0972 032 029 hoặc (024) 3775 9051 để được tư vấn.
      Chúc cháu bạn sớm khỏe!

  3. Bách Nhật, :

    Con tôi năm nay 5 tuổi , cách đây 5 tháng cháu bị sốt và bị co giật, hôm qua cháu lại bị sốt và cũng bị co giật nhẹ , không biết cháu có phải bị động kinh không ah .

    1. trungmyjsc.com.vn :

      Chào bạn Bách Nhật,
      Tình trạng co giật khi sốt cao có thể gặp ở khá nhiều trẻ nhỏ, đây chưa phải là mắc bệnh động kinh và nếu được can thiệp kịp thời thì ít khi để lại những ảnh hưởng nghiêm trọng. Tuy nhiên nếu sốt cao co giật xảy ra nhiều lần thì sẽ có nguy cơ để lại di chứng động kinh cho bé. Bạn có thể tìm hiểu thêm trong bài viết dưới đây:
      https://trungmyjsc.com.vn/vi/cach-de-cha-phong-di-chung-dong-kinh-cho-con-sau-sot-cao-co-giat.html
      Với tình trạng hiện tại, bạn nên đưa con đến khám tại các bệnh viện uy tín để đánh giá chính xác tình trạng sức khỏe và có biện pháp can thiệp sớm. Ngoài ra, để phòng ngừa co giật khi bé sốt cao bạn nên chú ý một số điểm sau: khi bé có biểu hiện sốt nên chườm khăn ấm cho bé vào các vị trí nách, bẹn…, thường xuyên đo thân nhiệt, cho bé uống thuốc hạ sốt khi nhiệt độ lên 38, 50C, bù nước và điện giải bằng oresol.
      Ngoài ra, nếu cần hỗ trợ thêm gì, bạn cũng có thể liên hệ tới số: 0972 032 029 hoặc (024) 3775 9051 để được tư vấn trực tiếp.
      Chúc bé luôn khỏe, ngoan!

  4. Liên . :

    Chau bi co giat da 8 nam nay ngay hoi con be do chau co cheo cay xoai bi te xuong dat va bi kho tho mat mot luc nhung benh co giat k phat luc day ma den nam 2011 moi bat dau xuat hien va keo dai den gio benh thuong xuat hien khi chau di ngu va thuog len tu 2-3 con trog mot toi

    1. trungmyjsc.com.vn :

      Chào bạn Liên,
      Các va đập mạnh có thể gây tổn thương não bộ và để lại di chứng động kinh gây ra biểu hiện co giật. Di chứng này có thể không biểu hiện ngay lúc mới bị va đập mà có thể xảy ra sau một thời gian tùy từng trường hợp và mức độ tổn thương não. Qua những gì bạn mô tả, bạn có khả năng cao đang gặp phải di chứng động kinh thùy trán trong giấc ngủ. Bạn có thể hiểu thêm về chứng bệnh này qua bài viết:
      https://trungmyjsc.com.vn/vi/co-giat-trong-khi-ngu-dau-hieu-cua-con-do%CC%A3ng-kinh-thuy-tran.html
      Động kinh là bệnh mạn tính rất khó để điều trị và quá trình điều trị cần mất thời gian dài có thể vài năm có thể cả đời. Với căn bệnh này, bạn cần thăm khám và sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Bên cạnh đó, bạn nên tham khảo sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe Cốm Egaruta để giúp hỗ trợ giảm nguy cơ các cơn co cứng, co giật, động kinh. Bạn có thể tìm hiểu thêm về sản phẩm trong bài:
      https://trungmyjsc.com.vn/vi/thuc-pham-chuc-nang-com-egaruta.html
      Nếu cần hỗ trợ thêm, bạn có thể liên hệ lại với chúng tôi theo số: 0972 032 029 hoặc (024) 3775 9051 để được tư vấn trực tiếp.
      Chúc bạn sớm khỏe!