Ngủ là một nhu cầu sinh lý bình thường của con người. Một giấc ngủ sâu trong một thời gian hợp lý sẽ giúp cơ thể tái tạo năng lượng và khả năng làm việc sau mỗi ngày hoạt động. Trung bình, giấc ngủ chiếm 1/3 quỹ thời gian cuộc đời của mỗi người. Sau một đêm ngon giấc, chúng ta cảm thấy khỏe khoắn, tỉnh táo và làm việc hiệu quả hơn. Giấc ngủ đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe của tất cả mọi người và nó đặc biệt quan trọng với những người bị bệnh động kinh.
Mục lục
Một số nghiên cứu đã khẳng định rối loạn giấc ngủ rất phổ biến ở những người bị bệnh động kinh:
– Bệnh nhân động kinh có số lần buồn ngủ cao gấp 2 lần so với những người không có bệnh, thường biểu hiện bằng tình trạng ngủ gà và ngủ nhiều lần trong ngày. Phần lớn có liên quan đến hội chứng ngưng thở trong giấc ngủ. Đây là một loại rối loạn giấc ngủ nghiêm trọng, trong đó hoạt động thở bị dừng lại nhiều lần trong khi ngủ. Những rối loạn này thường không được để ý và quan tâm, dẫn đến khó khăn trong việc chẩn đoán và điều trị.
Giấc ngủ có liên hệ mật thiết với bệnh động kinh
– Trẻ em bị động kinh thường có nguy cơ cao giảm chất lượng giấc ngủ. Trẻ thường khó ngủ và hay bị tỉnh giấc, điều này liên quan đến các bất thường về điện não, tần suất, thời điểm các cơn động kinh xuất hiện và các rối loạn về hành vi khác.
– Việc sử dụng các thuốc chống co giật như: Phenobarbital, phenytoin, carbamazepin, axit valproic… đều có thể ảnh hưởng trực tiếp tới giấc ngủ, làm bệnh nhân khó ngủ và dễ bị tỉnh giấc hơn.
Ở người trưởng thành trung bình cần ngủ 7-8 giờ mỗi ngày. Để có một cơ thể khỏe mạnh thì giấc ngủ cần đảm bảo hai yếu tố cả về lượng (ngủ đủ thời gian) lẫn về chất (ngủ giấc sâu, không bị tỉnh giấc). Tuy chưa có bằng chứng rõ ràng nhưng người ta nhận thấy rằng thiếu ngủ hay giấc ngủ bị gián đoạn sẽ làm tăng tần số xuất hiện và mức độ các cơn co giật, nguyên nhân là do:
– Lượng điện và nhịp độ hoạt động của não khi thức và khi ngủ khác nhau do đó nếu giấc ngủ bị rối loạn, điện não cũng sẽ những sự thay đổi nhất định.
– Thiếu ngủ, giấc ngủ bị gián đoạn sẽ làm cơ thể mệt mỏi, khó chịu… Điều này rất có thể ảnh hưởng đến tần suất và số lượng các cơn co giật.
– Tần số và mức độ các cơn co giật còn chịu ảnh hưởng bởi yếu tố nội tiết của cơ thể. Mặt khác, khi thức và ngủ cũng có sự thay đổi về các hormon.
Rối loạn giấc ngủ làm tăng nguy cơ xuất hiện cơn động kinh
Giấc ngủ là rất quan trọng đối với việc hạn chế và kiểm soát các cơn co giật. Những lời khuyên dưới đây có thể giúp bệnh nhân động kinh có một giấc ngủ tốt hơn:
– Điều trị các nguyên nhân gây ảnh hưởng đến giấc ngủ điển hình như hội chứng ngưng thở trong giấc ngủ
– Tự tạo cho mình một phòng ngủ yên tĩnh và thoải mái nhất
– Hạn chế ngủ những giấc ngủ ngắn, thay vào đó người bệnh nên đi ngủ vào buổi trưa hoặc buổi tối vào cũng thời điểm giống nhau mỗi ngày.
– Nghe một số bài nhạc nhẹ nhàng trước khi đi ngủ
– Không đọc sách, xem ti vi quá khuya, không dùng các chất kích thích như trà, cà phê… vào buổi tối.
– Không nên ăn bữa tối quá no và quá muộn
– Tập thể dục thường xuyên, ngoài ra kỹ thuật yoga hay thiền có thể giúp bệnh nhân động kinh thư giãn, thoải mái và cải thiện chất lượng giấc ngủ.
– Không nên lạm dụng thuốc ngủ.
Biên tập viên sức khỏe Trung Mỹ
Nguồn tham khảo: http://www.epilepsy.com/
Tin liên quan
Viết bình luận