Bệnh động kinh

Co giật, động kinh sau chấn thương sọ não

Ngày đăng: 25 Tháng Tám, 2016
5/5 - (7 bình chọn)
Sau chấn thương sọ não, bên cạnh những hậu quả như liệt, rối loạn ngôn ngữ, sa sút trí tuệ, giảm trí nhớ thì co giật, động kinh cũng là một trong những di chứng khá phổ biến. Mặc dù hiếm khi gây tử vong, co giật động kinh sau chấn thương vẫn cần được lưu tâm đặc biệt bởi nếu không kiểm soát tốt nó có thể gây ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng cuộc sống người bệnh trong tương lai.

Dấu hiệu nhận biết của co giật, động kinh sau chấn thương sọ não

Chấn thương sọ não là tình trạng mà người bệnh gặp phải sang chấn ở vùng đầu gây tổn thương hộp sọ và các cấu trúc bên trong. Thống kê từ các chuyên gia y tế cho thấy có khoảng 10% số bệnh nhân chấn thương sọ não xuất hiện di chứng co giật, động kinh với những biểu hiện là một hoặc nhiều các triệu chứng sau đây:
– Chuyển động bất thường, chẳng hạn như co cứng,
co giật, run rẩy toàn thân, đầu, tay chân hoặc mắt
– Mất ý thức tạm thời, nhìn chằm chằm về một hướng nào đó với ánh mắt vô hồn.
– Nhai khi trong miệng không có đồ ăn, giật nhẹ ở môi hoặc khóe miệng
– Cảm nhận có mùi, âm thanh, cảm giác lạ, vị lạ trong miệng (thường gặp là miệng có vị kim loại), ảo giác.
– Mệt mỏi, chóng mặt không rõ lý do.
– Đột nhiên mất khả năng nói hoặc không hiểu được người khác nói gì với mình
Co giật, động kinh – di chứng thường gặp sau chấn thương sọ não
Các triệu chứng của cơn co giật, động kinh sau chấn thương sọ não thường xảy ra đột ngột và không thể kiểm soát được. Thông thường, chúng chỉ diễn ra trong vài giây hoặc vài phút, nhưng nhiều trường hợp kéo dài đến 5 – 10 phút. Sau cơn co giật, người bệnh có thể gặp cảm giác buồn ngủ, mệt mỏi, mất khả năng ghi nhớ tạm thời. Nếu cơn co giật kéo dài hơn 2 phút, có thể phải mất vài ngày để cơ thể phục hồi hoàn toàn.

Tại sao chấn thương sọ não gây co giật, động kinh?

Chấn thương sọ não là nguyên nhân phổ biến nhất gây động kinh ở người trong độ tuổi 15-24. Những ca tai nạn xe cộ, ngã, thể thao hay do bạo lực về thể chất đã gây tổn thương hoặc chấn thương não khiến các tế bào thần kinh bị phá hủy. Vùng trán và thùy thái dương là những vùng thường xuyên bị ảnh hưởng nhất. Chính những tổn thương kết hợp với quá trình stress oxy hóa tế bào đã kích hoạt nên phản ứng viêm mạnh mẽ và để lại những vết sẹo không thể phục hồi, làm khởi phát các cơn co giật chỉ sau đó 1 tuần. Mỗi một lần co giật sẽ tương ứng với hàng triệu tế bào thần kinh bị tổn thương, dẫn đến hoạt động dẫn truyền thần kinh càng bị rối loạn. Đây giống như một vòng luẩn quẩn, khiến cơn co giật xảy ra với tần suất dày lên, có xu hướng tiến triển thành động kinh sau này.
Một số yếu tố khác sẽ làm tăng nguy cơ xuất hiện cơn co giật như: Sốt cao, mất ngủ, stress, tác dụng phụ của thuốc trầm cảm, lo âu hoặc sau khi dùng đồ uống chứa chất kích thích, thay đổi nồng độ ion trong cơ thể như natri thấp hoặc magie, canxi cao.

Co giật, động kinh do chấn thương sọ não xuất hiện khi nào?

Cơn co giật động kinh có thể xuất hiện ở bất cứ thời điểm nào sau chấn thương:
– Co giật sớm sau chấn thương: diễn ra trong vòng 7 ngày sau khi chấn thương xảy ra. Khoảng 25% số người bệnh xuất hiện cơn co giật sớm sẽ có các cơn co giật tái diễn sau nhiều tháng hoặc nhiều năm sau đó
– Co giật muộn sau chấn thương: diễn ra sau khi chấn thương xảy ra ít nhất 7 ngày. 80% bệnh nhân có cơn co giật xuất hiện muộn sẽ tiến triển thành động kinh.
Nguyên nhân gây nên tổn thương não bộ cũng là cơ sở để các bác sĩ đánh giá khả năng bị co giật động kinh ở người bệnh: 20% những người bị chấn thương sọ não kín, chảy máu nội sọ và hơn 35% số người có từ 2 lần phẫu thuật não trở lên sau chấn thương sẽ xuất hiện các cơn co giật, động kinh.

Co giật, động kinh sau chấn thương sọ não – phòng ngừa và điều trị

Tùy theo các triệu chứng, mức độ bệnh cũng như thể trạng của người bệnh, các bác sĩ sẽ cân nhắc lựa chọn loại thuốc kháng động kinh thích hợp nhất. Một số loại thuốc điều trị bệnh động kinh có thể gây ra các tác dụng phụ như: buồn ngủ, mệt mỏi, choáng váng, nhìn đôi, nhầm lẫn… nhưng nó thường hết dần sau đó khoảng 3-5 ngày điều trị. Nếu tác dụng phụ của thuốc xảy ra quá nhiều, hại gan, hại thận và ảnh hưởng đến khả năng nhận thức và trí nhớ thì người bệnh cần trao đổi với bác sĩ đổi thuốc khác.
Phòng ngừa chấn thương đầu là chìa khóa để ngăn ngừa di chứng động kinh sau chấn thương. Việc sử dụng các loại thuốc chống động kinh có thể làm giảm nguy cơ co giật ngay sau chấn thương, nhưng nó lại không thể ngăn ngừa được cơn động kinh xuất hiện muộn. Do vậy, giải pháp được coi là an toàn và hiệu quả hiện được nhiều nhà khoa học quan tâm, đó chính là sử dụng các hoạt chất sinh học từ thiên nhiên có tác dụng chống viêm, chống oxy hóa để bảo vệ tế bào thần kinh trước những ảnh hưởng sau chấn thương sọ não, điển hình là hoạt chất Rhynchophylline chiết xuất từ cây Câu Đằng (Uncaria rynchophylla). Nhiều nghiên cứu tại Nhật Bản làm sáng tỏ lợi ích an thần, trấn tĩnh, giảm run, rung giật của Câu đằng thông qua tác động ức chế chất dẫn truyền kích thích, tăng nồng độ GABA nội sinh, một “chiếc phanh” quan trọng để làm giảm triệu chứng co giật, run chây tay hiệu quả. Một nghiên cứu khác của Đại học Y Đài Bắc – Đài Loan còn cho thấy Câu Đằng có khả năng làm tăng chống oxy hóa mạnh mẽ, dọn dẹp các gốc tự do nhằm ngăn chặn phản ứng viêm, bảo vệ tế bào thần kinh và phòng ngừa di chứng động kinh sau chấn thương sọ não.
Biên tập viên sức khỏe Trung Mỹ
Nguồn tham khảo:
http://www.epilepsy.com/
http://www.msktc.org/
 

Viết bình luận

  1. Nhi, :

    Em năm nay 23 t uốg thuốc điều tri đông kinh đã đc 10 năm . Giờ em muốn sau này có thể sinh con và ít tác dụng phụ thì em chuyển sang Đông y hay đi khám ở đâu mới có thể trị tận gốc được ạ .Tư vấn giúp em

    1. trungmyjsc.com.vn :

      Chào bạn Nhi,
      Chúng tôi rất hiểu những lo lắng của bạn lúc này, động kinh là bệnh mạn tính, ảnh hưởng lớn đến cuộc sống nhưng lại rất khó để chữa khỏi hoàn toàn, mục đích điều trị chính hiện nay là giảm và tránh cơn động kinh tái phát. Tuy nhiên nếu áp dụng đúng phương pháp, bạn hoàn toàn có thể giảm dần, dứt cơn động kinh, từ đó có cuộc sống bình thường, mang thai và sinh con khỏe mạnh. Bạn có thể tìm hiểu thêm trong bài viết dưới đây:
      https://trungmyjsc.com.vn/vi/chuyen-gia-giai-dap-benh-dong-kinh-co-chua-khoi-hoan-toan-duoc-khong.html
      Mặc dù các thuốc chống động kinh có thể gây ra nhiều tác dụng phụ đến sức khỏe nhưng đối với chứng bệnh này việc sử dụng thuốc chống động kinh theo chỉ định của bác sĩ vẫn là điều cần thiết để kiểm soát tốt cơn co giật. Do vậy, nếu bạn đang có ý định mang thai, trước hết cần thường xuyên tới bệnh viện thăm khám để xác định chính xác mức độ bệnh, từ đó bác sĩ sẽ đưa ra chỉ định phù hợp cho bạn giúp giảm bớt tác dụng không mong muốn, bạn cũng nên lưu ý không tự ý dừng hẳn thuốc tây để chuyển sang điều trị bằng Đông y. Bạn có thể tìm hiểu thêm về địa chỉ khám động kinh uy tín trong bài viết sau:
      https://trungmyjsc.com.vn/vi/benh-vien-nao-chua-benh-dong-kinh-tot-nhat-o-3-mien-bac-trung-nam.html
      Bên cạnh đó, để góp phần phòng và điều trị cơn co giật, động kinh hiệu quả hơn, bạn có thể tham khảo sử dụng kết hợp sản phẩm bổ trợ chứa thảo dược An tức hương, Câu đằng. Hai thảo dược này có tác dụng an thần, trấn tĩnh, ổn định dẫn truyền thần kinh, giúp giảm tần suất, mức độ, thời gian diễn ra cơn co giật động kinh, từ đó rút ngắn thời gian điều trị bệnh.
      Nếu cần tư vấn cụ thể hơn, bạn có thể liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại: 0972 032 029 hoặc (024) 3775 9051 để được hỗ trợ.
      Chúc bạn sức khỏe!

  2. Vạn Phúc , :

    Tôi năm nay 26 tuổi bị tai nạn chấn thương sọ não 1 năm rồi giờ cứ mệt mỏi thì bị triệu chứng co giật một tay bên trái có lúc thì cắn lưỡi khoảng 1p sau cơn co giật bị mệt mỏi toàn thân tôi đã tiêm thuốc nhiều lần nhưng không thấy đỡ tôi mong bác sỹ cho tôi lời khuyên nên điều trị thế nào.

    1. trungmyjsc.com.vn :

      Chào bạn Vạn Phúc,
      Những triệu chứng bạn đang gặp phải rất có thể là di chứng co giật động kinh sau chấn thương sọ não như thông tin trong bài viết trên. Không biết hiện tại bạn đang điều trị và tiêm thuốc tại bệnh viện nào? Nếu thấy các biểu hiện co giật, cắn lưỡi không thuyên giảm, bạn nên đi tái khám tại chuyên khoa thần kinh các bệnh viện đa khoa lớn để được chẩn đoán và có hướng điều trị phù hợp hơn. Bên cạnh đó, để việc điều trị đạt được kết quả cao, bạn nên giữ tâm lý thoải mái, tránh lo lắng hay căng thẳng quá mức. Bạn cũng có thể tham khảo thêm các phương pháp điều trị co giật động kinh hiệu quả trong bài viết dưới đây:
      https://trungmyjsc.com.vn/vi/dieu-tri-benh-dong-kinh-de-hay-kho.html
      Nếu cần hỗ trợ gì thêm, bạn có thể chia sẻ rõ hơn hoặc gọi đến số: 0972 032 029 hoặc (024) 3775 9051, chúng tôi sẽ tư vấn chi tiết hơn cho bạn.
      Chúc bạn sức khỏe

  3. Hoang :

    Nội em bị té xe và bị co giật sau khi té lúc trước cách vài tháng giật nhưng thời gian gần đây tầm nửa tháng co giật vậy thuốc có giảm bệnh của nội em không lúc trước giật còn khỏe bây h giật xong đi lại rất khó mong ad giup e

    1. trungmyjsc.com.vn :

      Chào bạn Hoang,
      Qua mô tả của bạn, nội bạn có khả năng cao đang gặp phải di chứng động kinh sau chấn thương sọ não. Không biết nội bạn đã đi khám và điều trị gì chưa? Nếu chưa, gia đình bạn nên sớm đưa nội đi khám để được chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh hiện tại, từ đó có hướng điều trị hiệu quả.
      Bên cạnh đó, gia đình bạn nên tham khảo cho nội sử dụng sớm thực phẩm bảo vệ sức khỏe cốm Egaruta với liều 4 gói một ngày chia làm 2 lần để giúp an thần, trấn tĩnh hệ thần kinh, từ đó giúp nội bạn hỗ trợ giảm nguy cơ các cơn co cứng, co giật, động kinh. Bạn có thể tìm hiểu thêm về sản phẩm này trong bài viết dưới đây:
      https://trungmyjsc.com.vn/vi/thuc-pham-chuc-nang-com-egaruta.html
      Nếu cần hỗ trợ thêm, bạn có thể liên hệ lại với chúng tôi theo số: 0972 032 029 hoặc (024) 3775 9051 để được tư vấn trực tiếp.
      Chúc nội bạn sớm khỏe!

  4. Loan :

    Động kinh ở người già do bị teo não thì có dùng dc k ạ

    1. trungmyjsc.com.vn :

      Chào bạn Loan ,
      Teo não là hiện tượng kích thước một vùng não giảm đi so với kích thước bình thường, làm chết các tế bào não, gây rối loạn hoạt động của hệ thần kinh, từ đó xuất hiện các cơn co giật, động kinh. Với tình trạng hiện tại, bên cạnh việc sử dụng thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sỹ, bạn hoặc người thân có thể tham khảo sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe Cốm Egaruta với liều 4 gói chia 2 lần/ ngày để giúp hỗ trợ giảm nguy cơ các cơn co cứng, co giật, động kinh. Bạn có thể tìm hiểu thêm về sản phẩm trong bài viết:
      https://trungmyjsc.com.vn/vi/thuc-pham-chuc-nang-com-egaruta.html
      Nếu cần hỗ trợ thêm, bạn có thể liên hệ lại với chúng tôi theo số điện thoại: 0972 032 029 hoặc (024) 3775 9051 để được tư vấn cụ thể hơn.
      Chúc gia đình bạn sức khỏe!