Bệnh động kinh

7 bước sơ cứu khi gặp người bị co giật – động kinh

Ngày đăng: 25 Tháng Tám, 2016
5/5 - (1 bình chọn)

Bệnh động kinh với biểu hiện đặc trưng là những cơn co cứng, co giật chân tay hoặc toàn thân và không làm chủ được ý thức. Cơn co giật, động kinh thường lặp đi lặp lại bất thường và đột ngột khiến người bệnh dễ gặp phải tai nạn nguy hiểm đến tính mạng. Do đó, chỉ cần một vài thao tác xử lý đơn giản, bất kỳ ai cũng có thể sẽ giúp được người bệnh mau chóng vượt qua được cơn bệnh này.

NÊN:

– Đặt một vật mềm (có thể là một tấm chăn hoặc quần áo) để bảo vệ đầu, tránh bị tổn thương

– Loại bỏ hết các vật cứng xung quanh

– Sau cơn co giật – động kinh nên đặt họ nằm nghiêng bằng cách ngồi quỳ gối ở một bên, đồng thời đặt cánh tay của họ theo một góc vuông ở bên cơ thể họ, như vậy phần khuỷu tay với bàn tay được hướng lên trên, điều này sẽ tạo tư thế thoải mái khi xoay họ nằm nghiêng.

– Nhẹ nhàng nhấc tay còn lại của họ áp vào bên má đối diện (ví dụ, áp vào má trái nếu đó là bàn tay phải) đồng thời kéo đầu gối của chân đối diện này sang cùng bên này.

– Nhẹ nhàng nâng cằm, nghiêng đầu nhẹ ra phía sau vì điều này sẽ mở rộng đường thở và giúp họ thở dễ dàng hơn. 

– Khi có dấu hiệu tỉnh lại, nên trấn an tinh thần cho đến khi họ hoàn toàn bình phục.

– Trong trường hợp họ lên cơn co giật liên tục, cơn này tiếp theo cơn khác hoặc nếu cơn co giật kéo dài trên 10 phút thì nên gọi cấp cứu và đưa đến bệnh viện.

Khi cơn động kinh xuất hiện nên đưa họ về tư thế phục hồi

KHÔNG NÊN:

– Không khống chế cử động hay kìm chặt bệnh nhân

– Không nhét bất cứ vật gì vào miệng dù là uống nước khi chưa hoàn toàn tỉnh táo.

– Không chích bóp máu đầu ngón tay vì nó có thể gây nhiễm trùng.

Với người mắc bệnh động kinh, mặc dù sau mỗi cơn co giật họ đều có thể tự hồi phục và quay trở lại cuộc sống bình thường nhưng những cơn co giật ấy lại rất dễ tái phát khiến bệnh tiến triển thành mạn tính, làm giảm khả năng nhận thức và trí tuệ của người bệnh. Do vậy, ngoài việc dùng thuốc nhằm làm giảm cơn co giật xuất hiện thì kết hợp sử dụng những giải pháp giúp tăng cường chức năng não bộ, tăng khả năng phục hồi về trí tuệ và khả năng vận động sau cơn động kinh là rất cần thiết.

Vì vậy, việc bổ sung GABA là một hướng đi mới nhằm làm giảm tần suất và mức độ của bệnh. Một số nghiên cứu gần đây của các nhà khoa học quốc tế cho thấy Rhynchophylline hoạt chất chính trong cây Câu đằng, ngoài tác dụng an thần, trấn tĩnh, còn làm tăng nồng độ GABA nội sinh trong cơ thể. Thiếu hụt Gamma amino butyric acid (GABA) – chất dẫn truyền thần kinh ức chế được cho là nguyên nhân chính gây ra bệnh động kinh. Sự phối hợp của GABA ngoại sinh cùng Câu đằng được coi là giải pháp hoàn hảo để bảo vệ não bộ và hỗ trợ dự phòng cơn co giật, động kinh xuất hiện.

Ds Thu Thùy

Biên tập viên sức khỏe Trung Mỹ

Nguồn tham khảo: https://www.epilepsyresearch.org.uk/

Viết bình luận