Động kinh cục bộ đơn giản: Bạn đã biết gì về căn bệnh này?
Động kinh cục bộ đơn giản là một thể động kinh mà sự kích thích quá mức chỉ xảy ra ở một vùng não bộ. Nhiều người không phát hiện ra bệnh trong suốt một thời gian dài bởi thời gian cơn động kinh ngắn, biểu hiện nhỏ và họ vẫn ý thức được những gì đang xảy ra. Vì vậy, việc nắm bắt được những kiến thức cơ bản về động kinh cục bộ đơn giản rất quan trọng giúp bạn nhận biết sớm và có hướng điều trị kịp thời.
Phương pháp phòng ngừa di chứng co giật, động kinh hiệu quả
Động kinh là căn bệnh ngày càng phổ biến trên thế giới, ảnh hưởng rất nhiều tới sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Đây là bệnh mạn tính, rất khó để chữa khỏi hoàn toàn. Trong một số trường hợp động kinh không rõ nguyên nhân, không thể ngăn chặn bệnh xảy ra. Nhưng bạn hoàn toàn có thể phòng ngừa những yếu tố nguy cơ có thể dẫn tới căn bệnh khó trị này.
Những điều cha mẹ cần biết trong chăm sóc trẻ động kinh
Nếu hiểu biết về bệnh và cách chăm sóc con, cha mẹ hoàn toàn có thể bảo vệ và giúp trẻ động kinh có cuộc sống bình thường như những đứa trẻ khác
Động kinh nhược cơ: Không thể thờ ơ với bệnh
Động kinh nhược cơ là dạng bệnh động kinh hiếm gặp nhưng lại rất nguy hiểm bởi bệnh khiến người mắc phải dễ gặp phải tai nạn khi lên cơn động kinh.
Yếu tố di truyền của bệnh động kinh trong cùng một gia đình
Yếu tố di truyền là những đặc tính, đặc điểm mà thế hệ trước truyền lại cho thế hệ sau. Và động kinh cũng là một bệnh lý được xếp vào nhóm các bệnh có liên quan tới yếu tố di truyền. Vậy nếu một người mắc bệnh động kinh thì sinh con ra có bị động kinh hay không? Dạng động kinh nào dễ di truyền?…vv. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu những vấn đề này qua bài viết dưới đây.
Hướng dẫn phụ huynh xử trí đúng cách khi trẻ bị sốt cao co giật
Sốt cao co giật là hiện tượng không phải là hiếm ở trẻ nhỏ. Tuy nhiên, mỗi khi nhìn thấy con sốt cao kèm theo những cơn co giật thì không ít phụ huynh cảm thấy bối rối, hoang mang, sợ hãi, lúng túng… không biết xử trí sao cho đúng. Vậy phụ huynh nên làm gì trong khi trẻ bị sốt cao co giật? Hãy đọc bài viết dưới đây để có cho mình câu trả lời.
Động kinh ở trẻ sơ sinh: Bệnh nguy hiểm nhưng dễ nhầm lẫn
Nhắc tới co cứng, co giật, nhiều người sẽ nghĩ ngay tới bệnh động kinh. Nhưng riêng với trẻ sơ sinh, ngoài động kinh còn có rất nhiều nguyên nhân khác gây ra biểu hiện này, đó có thể là phản ứng giật mình bình thường của trẻ, hoặc cơn co giật lành tính, thiếu canxi, hạ đường huyết…
Động kinh cục bộ phức tạp phổ biến nhưng lại khó nhận biết
Nhắc tới bệnh động kinh có lẽ không ít người sẽ nghĩ ngay tới các cơn co cứng, co giật toàn thân, mắt trợn ngược, sùi bọt mép… Trên thực tế biểu hiện của bệnh động kinh rất phong phú, tùy thuộc vào thể động kinh mà người bệnh mắc phải hay vùng não bộ bị ảnh hưởng. Một trong các thể động kinh có các triệu chứng đa dạng nhất, nhưng cũng gần như khó để nhận biết nhất đó chính là động kinh cục bộ phức tạp.
Động kinh thể bụng: Hội chứng hiếm gặp và vô cùng khó nhận biết
Bệnh động kinh thể bụng, một hội chứng động kinh hiếm gặp gây ra chứng đau bụng, buồn nôn, dễ nhầm lẫn với đau bụng do rối loạn tiêu hóa, nội tiết, khiến nhiều người chủ quan bỏ qua bệnh hoặc điều trị sai cách khiến bệnh dai dẳng mãi không dứt. Vì vậy, việc hiểu biết về bệnh rất hữu ích cho bạn hoặc người thân trong việc phát hiện đúng và điều trị kịp thời, tránh ảnh hưởng tới sức khỏe, cuộc sống sinh hoạt thường ngày.
Trạng thái động kinh: Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa
Theo TS.BS Simon Shorvon, trong 100.000 dân có khoảng 18 – 28 người mỗi năm gặp nguy hiểm khi rơi vào trạng thái động kinh, co giật. Đáng lưu tâm rằng, tình trạng này không phải chỉ do bệnh động kinh mà các bệnh nhiễm trùng não, viêm não, chấn thương, đột quỵ, ngộ độc cấp, rối loạn chuyển hóa, sốt cao co giật ở trẻ em,… cũng là những nguyên nhân phổ biến. Do vậy, việc hiểu biết đầy đủ về bệnh sẽ rất hữu ích cho bạn trong điều trị và phòng ngừa chứng bệnh này.