Bệnh động kinh

Động kinh nhược cơ: Không thể thờ ơ với bệnh

Ngày đăng: 17 Tháng Sáu, 2017
5/5 - (1 bình chọn)

Động kinh nhược cơ là căn bệnh hiếm gặp, trong 100 người bị động kinh thì chỉ có 1- 3 trường hợp mắc phải, điều đặc biệt nguy hiểm là người bệnh rất dễ gặp phải những chấn thương, tai nạn khi lên cơn. Vậy động kinh nhược cơ là bệnh như thế nào, trị ra sao để sớm có hiệu quả? Dưới đây là những thông tin mới nhất về bệnh được định nghĩa bởi Hiệp hội chống động kinh quốc tế ILAE.

Động kinh nhược cơ là gì?

Động kinh nhược cơ là một dạng bệnh động kinh đặc trưng bởi sự mất kiểm soát đột ngột một nhóm cơ bắp. Cũng như các dạng động kinh khác, cơn động kinh nhược cơ xuất hiện khi hoạt động điện não ở một phần hoặc cả hai bên não bộ của người bệnh bị rối loạn. Và trong trường hợp này, vùng não bị tê liệt do rối loạn điện não là vùng thần kinh điều khiển các cơ bắp trên cơ thể.

Cơn động kinh nhược cơ không co giật như động kinh cơn lớn thông thường. Thời gian của một cơn động kinh thường dưới 15 giây và có thể có nhiều cơn động kinh xảy ra cùng lúc. Do đó, người bệnh động kinh nhược cơ nên đội mũ bảo hiểm, đeo các thiết bị bảo vệ ở khuỷu tay, đầu gối… để phòng ngừa chấn thương do té ngã khi lên cơn bất ngờ.

Ai có nguy cơ mắc động kinh nhược cơ?

Động kinh nhược cơ thường khởi phát ngay từ thời thơ ấu, tỉ lệ mắc ở trẻ em chiếm khoảng 1 – 3% và kéo dài cho đến tuổi trưởng thành. Trẻ có thể mắc một hoặc nhiều dạng động kinh cùng lúc và bệnh động kinh nhược cơ thường xuất hiện đi kèm với hội chứng Lennox-Gastaut hoặc hội chứng Dravet.

Động kinh nhược cơ thường gặp ở trẻ nhỏ

Triệu chứng của động kinh nhược cơ gồm những gì?

Những nhóm cơ bắp trong cơ thể được điều khiển bằng hệ thần kinh chủ động như cơ mặt, cơ tay, cơ chân, cơ bụng… đột ngột trở nên mất kiểm soát. Mí mắt của người bệnh có thể bị rũ xuống, đồ vật cầm trong tay bị rơi mà bản thân người bệnh không thể điều khiển được. Nếu đang ngồi, đầu có thể bị cúi gục về phía trước hoặc nằm đổ xuống nền. Còn nếu đang ở tư thế đứng, người bệnh có thể bị mất thăng bằng, các cơ cứng lại và ngã đột ngột, điều này có thể dẫn đến chấn thương.

Sau khi cơn kết thúc, người bệnh có thể bị mất kí ức tạm thời hoặc không. Các hoạt động có thể trở lại bình thường chỉ trong thời gian ngắn. Một số trường hợp nặng hơn sẽ cần thời gian lâu hơn để phục hồi. Trong trường hợp người bệnh bị thương ở vùng đầu hoặc gãy xương, bạn nên đưa họ đến bệnh viện để cấp cứu ngay. Nên kiểm tra những vết bầm tím, vết cắt và những thương tích khác do va đập gây ra để tiến hành sơ cứu.

Cơn động kinh nhược cơ có xảy ra thường xuyên không?

Tần suất cơn động kinh nhược cơ phụ thuộc vào tình trạng bệnh của người bệnh và hiệu quả của quá trình điều trị. Một người bệnh có thể chỉ mắc một cơn duy nhất trong vòng một năm nhưng một số người khác lại có tần suất động kinh nhược cơ dày đặc. Trong một số dạng động kinh như hội chứng Lennox-Gastaut hoặc hội chứng Dravet, cơn động kinh có thể xuất hiện nhiều lần liên tiếp trong khoảng thời gian ngắn.

Phương pháp chẩn đoán cơn động kinh nhược cơ

Việc mô tả lại các triệu chứng động kinh của người bệnh bằng cách ghi chép hoặc quay video rất hữu ích cho bác sĩ trong chẩn đoán. Bên cạnh đó, các bác sĩ sẽ làm thêm các xét nghiệm như điện não đồ EEG, điện não đồ video (EEG video), kiểm tra nhịp tim, huyết áp và một số xét nghiệm khác.

Điều trị động kinh nhược cơ bằng phương pháp nào?

Điều trị bằng thuốc

Phương pháp ưu việt nhất trong điều trị động kinh nói chung và động kinh nhược cơ nói riêng là sử dụng thuốc chống động kinh để kiểm soát cơn cũng như ngăn ngừa động kinh tái phát. Thông thường, bác sĩ sẽ chỉ định bắt đầu từ liều thấp, sau đó tăng dần liều đến khi đạt hiệu quả.

Người bệnh động kinh phải tuyệt đối tuân thủ điều trị theo thuốc đã kê đơn của bác sỹ. Tuy nhiên, việc sử dụng những loại thuốc này đúng liều, đúng giờ là khá khó khăn với những đứa trẻ. Do đó, cha mẹ cần có những biện pháp giúp con không được quên uống thuốc, phòng ngừa cơn động kinh quay trở lại.

Sử dụng thuốc chống động kinh là lựa chọn hàng đầu trong điều trị động kinh nhược cơ hiện nay

Hỗ trợ điều trị bằng các sản phẩm từ thảo dược

Câu đằng và An tức hương được nhiều nghiên cứu trên thế giới chứng minh hiệu quả trong việc giảm tần suất, mức độ cơn và giúp người bệnh bớt mệt mỏi, đau đầu, tăng phục hồi khả năng vận động của cơ bắp sau động kinh. Các nhà khoa học chỉ ra rằng, hoạt chất Rhynchophyllin trong Câu đằng còn có vai trò thúc đẩy làm tăng nồng độ GABA nội sinh, cân bằng nồng độ ion giữa bên trong va ngoài màng tế bào, nhờ đó giúp an thần, giảm sự kích thích quá mức của hệ thần kinh. Hiện nay, các hoạt chất sinh học này đã được chiết xuất và bào chế dưới dạng sản phẩm hỗ trợ được nhiều chuyên gia thần kinh khuyên dùng.

Phẫu thuật trị động kinh

Trong một số trường hợp đặc biệt, bác sĩ sẽ xem xét thực hiện phương pháp phẫu thuật như đặt thiết bị kích thích thần kinh vagus, phẫu thuật cắt bỏ bán cầu não. Tuy nhiên, phẫu thuật cắt bỏ vùng não hoạt động bất thường có thể khiến người bệnh mất kiểm soát vĩnh viễn chức năng mà vùng não này chi phối, gây tổn thương đến vùng não khác, thậm chí tử vong nếu phẫu thuật không thành công. Một số trường hợp sau khi phẫu thuật vẫn không thể kiểm soát được cơn động kinh. Bởi vậy, cần phải cân nhắc thật kỹ trước khi áp dụng.

Ngoài các phương pháp điều trị kể trên, việc tuân thủ chế độ ăn uống khoa học và luyện tập thể dục thể thao thường xuyên cũng rất hữu ích cho người bệnh động kinh nhược cơ. Cha mẹ nên chú ý giảm bớt đường, tinh bột, mì chính, các thực phẩm chế biến sẵn trong chế độ ăn hằng ngày và khuyến khích trẻ tập thể dục đều đặn, nhất là các bài tập thiền, yoga, hít sâu thở chậm,…

Biên tập viên sức khỏe Trung Mỹ

Nguồn tham khảo:

http://www.epilepsy.com/learn/types-seizures/atonic-seizures 

Viết bình luận