Buồn phiền và lo lắng là tâm sự chung của những bậc làm cha làm mẹ khi phải chứng kiến con mình ngày đêm đối mặt với chứng co giật, động kinh. Nhưng thật may mắn là nếu hiểu về bệnh cũng như cách chăm sóc con, cha mẹ hoàn toàn có thể bảo vệ và giúp con có cuộc sống như những trẻ bình thường khác.
Mục lục
Không riêng gì trẻ động kinh, những đứa trẻ mắc các bệnh mạn tính khác thường có tâm lý thất vọng, tức giận, tự ti, thậm chí nhiều trẻ còn rơi vào trầm cảm, tình trạng này có thể xuất phát từ những mặc cảm bệnh tật hoặc do sự trêu chọc của những trẻ xung quanh. Là cha mẹ, bạn có thể giúp con đối phó với những cảm xúc tiêu cực này bằng cách:
– Trao đổi với con những thông tin về bệnh càng nhiều càng tốt, để con hiểu rằng, động kinh tuy khó trị và xảy đến bất ngờ, nhưng con vẫn hoàn toàn có thể kiểm soát tốt được bệnh, sinh hoạt, làm việc bình thường mà không hề gây hại đến ai nếu sử dụng thuốc đều đặn. Có thể con sẽ vấp phải một số rủi ro khi bị co giật nhưng hãy cố gắng giữ bình tĩnh vì sẽ có những cách giúp con sớm hồi phục sức khỏe và phòng tránh điều đó xảy ra.
– Tâm sự, động viên để con luôn lạc quan, tự tin vào bản thân và tập trung vào những hoạt động vui chơi, học tập mà con yêu thích như bao trẻ bình thường khác.
– Nếu trẻ có anh chị em, bạn cần giáo dục để những đứa con khác hiểu rằng động kinh là một căn bệnh cần được thông cảm, cố gắng dành nhiều thời gian hơn cho trẻ bị bệnh và không cần phải sợ hãi khi chứng kiến các cơn động kinh.
Cha mẹ nên giáo dục để anh chị em trong nhà thông cảm với trẻ bị động kinh
Hầu hết trẻ em bị chứng động kinh có chỉ số IQ trong khoảng “trung bình” bởi bệnh cũng như thuốc điều trị có thể ảnh hưởng tới tư duy và trí nhớ. Hơn nữa, các cơn động kinh xảy ra khi đang ở trường học cũng khiến trẻ không thể theo dõi bài giảng một cách trọn vẹn.
Bởi vậy, để giúp đỡ con được tốt nhất. Bạn nên trao đổi với giáo viên về tình trạng bệnh của con. Họ sẽ giúp con bạn bổ sung phần kiến thức bị thiếu và động viên, khích lệ con trong việc học tập, vui chơi cùng các bạn. Nếu con phải sử dụng thuốc khi đang ở trường, bạn nên trao đổi với cô giáo của trẻ để được giúp đỡ.
Theo nhiều nghiên cứu trên thế giới, hoạt chất Rhynchophyllin có trong cây Câu đằng có tác dụng an thần, giảm các kích thích quá mức trong não bộ, trấn tĩnh hệ thần kinh, thúc đẩy sản sinh chất GABA – dẫn truyền thần kinh dạng ức chế, dọn dẹp gốc tự do của quá trình oxy hóa. Sự phối hợp Câu đằng với một số thảo dược khác như An tức hương trong các sản phẩm hỗ trợ điều trị giúp trẻ giảm tần suất, mức độ cơn và tăng hồi phục sức khỏe sau động kinh. Bạn có thể tham khảo cho con sử dụng những sản phẩm này, bởi chúng không chỉ có tác dụng tốt mà còn rất an toàn, không mang đến bất kỳ tác dụng phụ nào.
Nếu con bạn đang sử dụng thuốc điều trị động kinh, bạn có thể hỏi ý kiến bác sĩ để đảm bảo trẻ đang uống thuốc đúng cách. Bạn nên tìm hiểu các thông tin bao gồm:
Cách sử dụng thuốc về liều dùng, thời gian uống mỗi ngày, lưu ý khi sử dụng chung với thuốc điều trị bệnh khác,…
– Nên làm gì trong trường hợp trẻ quên uống thuốc.
– Các tác dụng phụ tiềm ẩn của thuốc và những việc cần làm khi gặp phải những phản ứng không mong muốn này.
– Trong trường hợp trẻ sốt co giật dẫn tới động kinh, bạn cũng nên nhờ bác sĩ tư vấn về cách chăm sóc con mỗi khi con bạn bị sốt.
Để giảm thiểu tối đa nguy cơ con bạn gặp phải những rủi ro khi lên cơn động kinh, bạn nên thực hiện một số lời khuyên của chuyên gia như:
– Để ý đến trẻ khi đi tắm, đảm bảo phòng tắm có thể mở ra ngay lập tức trong những trường hợp khẩn cấp.
– Nếu trẻ tắm bồn, bạn cần kiểm tra để đảm bảo ống thoát nước bồn hoạt động bình thường, giữ nước ở mức thấp, không để vòi nước quá nóng tránh trẻ bị bỏng.
– Với trẻ lớn hơn, thay bằng bồn tắm, bạn nên cho trẻ tắm bằng vòi hoa sen hoặc vòi nước.
– Giữ các thiết bị điện cách xa khu vực trẻ tắm.
– Không nên để trẻ bơi một mình, báo với nhân viên bể bơi rằng con bạn bị động kinh để họ giúp đỡ trẻ khi cần thiết. Nếu chẳng may cơn động kinh xảy ra khi đang bơi, bạn cần đưa trẻ ra khỏi nước càng sớm càng tốt và khi thấy có điều gì bất thường, bạn nên nhanh chóng đưa con tới bệnh viện để cấp cứu kịp thời.
– Sử dụng thảm trải sàn, giường nệm mềm, loại bỏ các vật nhọn, sắc ra khỏi phòng để tránh trẻ bị va đập dẫn tới chấn thương khi lên cơn động kinh.
– Sử dụng dây an toàn cố định trẻ vào người bạn khi tham gia giao thông.
Trẻ động kinh cần có người lớn bên cạnh mỗi khi tham gia hoạt động bơi lội
Hầu hết cha mẹ cũng như những người xung quanh đều giật mình và không biết làm thế nào mỗi khi gặp trẻ lên cơn động kinh nếu không tìm hiểu về cách xử trí phù hợp. Lúc này, bạn cần bình tĩnh và giúp đỡ con bằng cách:
– Lấy các vật nhọn, cứng có thể gây chấn thương ra ngoài.
– Nới lỏng cổ áo, đặt gối mềm lên đầu.
– Ở lại với trẻ cho đến khi cơn động kinh kết thúc.
– Bình tĩnh trấn an khi trẻ tỉnh lại.
Tuyệt đối bạn không được giữ chân tay hay đặt bất cứ thứ gì vào miệng trẻ, kể cả là đồ ăn hay đồ uống cho đến khi hồi phục hoàn toàn. Bạn cũng không nên di chuyển trẻ sang vị trí khác, trừ khi trẻ gặp nguy hiểm.
Nếu thấy đó là lần đầu tiên con bạn lên cơn động kinh, cơn kéo dài trên 5 phút, có nhiều cơn động kinh liên tiếp mà giữa các cơn trẻ không khôi phục được ý thức hoặc trẻ bị chấn thương khi lên cơn, cần gọi ngay cấp cứu để tránh những rủi ro có thể xảy ra.
Chế độ ăn uống đóng một vai trò quan trọng bởi dinh dưỡng lành mạnh có thể tăng cường sức khỏe và làm giảm các triệu chứng động kinh. Bạn nên cho con ăn nhiều thực phẩm như:
– Các loại thịt đỏ, thịt gia cầm, hải sản là những nguồn chất đạm và dinh dưỡng tốt có tác dụng hỗ trợ hệ miễn dịch cho trẻ động kinh.
– Trái cây và rau quả như cam quýt, cà chua, rau bina, cải xoăn, súp lơ,… bởi chúng chứa nhiều chất chống oxy hóa, góp phần hạn chế động kinh tiến triển. Bởi theo một vài nghiên cứu trên thế giới, những người bệnh động kinh đều bị thiếu hụt chất này.
– Các loại bơ, dầu là những nguồn chất béo con bạn nên bổ sung với chúng tăng cường hấp thu các chất dinh dưỡng tan trong dầu và tăng cường chức năng của não. Nếu có các bệnh lý khác khiến con bạn phải ăn kiêng thì dầu nguồn gốc thực vật như oliu, đậu nành, dầu mè,… là lựa chọn tốt nhất.
Bên cạnh những loại thực phẩm tốt, trẻ động kinh cũng nên hạn chế một số thực phẩm có thể làm tăng kích thích trong não bộ như đường, bột ngọt, tinh bột, các thực phẩm chế biến sẵn, cà phê, rượu bia, thuốc lá,…
Khuyến khích trẻ tập thể dục hằng ngày cũng là một biện pháp hữu ích để cải thiện bệnh động kinh và nâng cao sức khỏe nói chung. Các bài tập yoga, thiền, hít sâu thở chậm giúp thư giãn tinh thần và làm chậm quá trình oxy hóa hiệu quả. Bạn cũng nên hạn chế cho trẻ nhìn vào những nguồn sáng nhấp nháy, tiếp xúc quá nhiều với tivi, điện thoại, laptop, ipad,… bởi chúng là một trong những yếu tố làm khởi phát cơn động kinh và ảnh hưởng xấu tới giấc ngủ của con bạn.
Biên tập viên sức khỏe Trung Mỹ
Nguồn tham khảo:
http://www.webmd.com/epilepsy/guide/caring-child-epilepsy#1
http://www.epilepsy.com/learn/seizures-youth/about-kids/your-child-school-and-child-care
http://www.livestrong.com/article/340862-foods-that-help-epilepsy/
https://www.epilepsy.org.uk/info/firstaid
Tin liên quan
Viết bình luận