Bệnh động kinh

Phương pháp phòng ngừa di chứng co giật, động kinh hiệu quả

Ngày đăng: 26 Tháng Sáu, 2017
5/5 - (6 bình chọn)

Động kinh là căn bệnh ngày càng phổ biến trên thế giới, ảnh hưởng rất nhiều tới sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Đây là bệnh mạn tính, rất khó để chữa khỏi hoàn toàn. Trong một số trường hợp động kinh không rõ nguyên nhân, không thể ngăn chặn bệnh xảy ra. Nhưng bạn hoàn toàn có thể phòng ngừa những yếu tố nguy cơ có thể dẫn tới căn bệnh khó trị này.

Phòng bệnh động kinh do chấn thương não bộ

Chấn thương sọ não là nguyên nhân thường gặp của bệnh động kinh. Khi va đập, não bộ bị tổn thương dẫn tới hoạt động bất thường, kéo theo cơn co giật, động kinh. Để phòng ngừa chấn thương não, bạn nên chú ý thực hiện một số lời khuyên sau:

– Tham gia giao thông an toàn: Sử dụng dây an toàn khi ngồi trên xe ô tô, đội mũ bảo hiểm khi đi xe đạp điện hoặc xe máy. Đặc biệt nếu có trẻ em đi cùng, bạn nên chú ý sử dụng dây an toàn cố định trẻ vào ghế hoặc vào người mình để giảm chấn thương do tai nạn không mong muốn khi đi lại trên đường.

– Sử dụng nón bảo hộ lao động khi làm việc ở công trường xây dựng.

– Bước đi một cách cẩn thận: Té ngã là nguyên nhân hàng đầu gây thương tích cho não. Người lớn và trẻ em nhỏ tuổi thường có nguy cơ cao bị thương não do té ngã.

– Sử dụng thảm lỳ trong phòng, nhà tắm, đảm bảo căn nhà đủ ánh sáng, cầu thang chắc chắn để hạn chế té ngã trong nhà, nhất là với trẻ nhỏ.

– Nếu chẳng may bị chấn thương, bạn nên cố gắng nhờ sự giúp đỡ của người khác, chăm sóc vết thương tốt để giảm nguy cơ để lại di chứng động kinh về sau.

Đội nón bảo hộ lao động để phòng ngừa chấn thương não

Giảm nguy cơ đột quỵ não biến cố tim mạch

Đột quỵ để lại những tổn thương nghiêm trọng cho não bộ, thậm chí làm chết một vùng não, gây ra sai lệch trong hoạt động chức năng của hệ thần kinh. Bởi vậy, nhiều người có nguy cơ cao gặp phải tình trạng co giật, động kinh sau đột quỵ. Ngoài ra, những người bệnh tim mạch dễ bị đột quỵ, teo não, tổn thương não do hệ tim mạch hoạt động không hiệu quả làm hạn chế lưu lượng máu tới nuôi dưỡng não. Phương pháp phòng ngừa và quản lý bệnh tốt nhất là tuân thủ chế độ ăn uống khoa học và sinh hoạt lành mạnh, bao gồm:

– Ăn nhiều trái cây và rau xanh, ăn nhạt, hạn chế chất béo từ mỡ động vật hoặc các thực phẩm chế biến sẵn như pho mát, sữa béo, bơ, khoai tây chiên,…

– Tập thể dục cường độ vừa phải như đi xe đạp, chạy bộ.

– Ngừng hút thuốc lá, hạn chế rượu.

– Kiểm tra mức cholesterol máu thường xuyên, uống thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ để điều trị các bệnh lý tim mạch.

Hạn chế nguy cơ nhiễm trùng não để lại di chứng động kinh

Sự tấn công của các vi khuẩn khiến não bị “bệnh”, hoạt động trở nên bất thường. Cũng như phương pháp phòng ngừa các bệnh nhiễm trùng khác, viêm màng não, viêm não có thể được ngăn ngừa bằng cách tiêm vắc xin. Bạn có thể tới bệnh viện hoặc các trung tâm y tế để được tiêm phòng.

Bên cạnh đó, việc rửa tay trước khi ăn và ăn uống an toàn cũng ngăn ngừa nhiễm ký sinh trùng. Bạn nên khám sàng lọc sức khỏe và điều trị sớm bệnh này có thể ngăn ngừa chứng co giật, động kinh hiệu quả.

Cẩn trọng khi mang thai, giảm thiểu nguy cơ động kinh cho trẻ

Một số vấn đề xảy ra trong thời gian mang thai và quá trình sinh đẻ có thể dẫn tới bệnh động kinh cho trẻ như: Dị tật bẩm sinh do thiếu acid folic, thiếu máu, việc sử dụng thuốc của người mẹ, sang chấn khi sinh, ngạt sinh, chấn thương não do dụng cụ sinh nở,… Bởi vậy, bạn nên có kế hoạch trước để mang thai và sinh con khỏe mạnh. Đặc biệt là việc bổ sung sắt, acid folic, phòng ngừa bệnh cúm, đái tháo đường,… trước, trong và sau thai kỳ, nhất là trong 3 tháng đầu rất quan trọng cho sự phát triển của trẻ.

Tránh sử dụng quá nhiều các chất kích thích hệ thần kinh

Rượu bia, thuốc lá, các loại ma túy khi lạm dụng quá nhiều sẽ kích thích não bộ hoạt động quá mức, gây ra các cơn co giật. Những cơn này tái diễn nhiều lần có thể để lại di chứng động kinh. Ngoài ra, các chất kích thích còn gây ra nhiều vấn đề khác về sức khỏe như: Bệnh tim mạch, tiểu đường, bệnh phổi,… Bạn nên hạn chế sử dụng những chất này trong chế độ ăn hằng ngày.

Xử trí sớm khi gặp tình trạng sốt cao co giật

Với trẻ em, sốt cao co giật là tình trạng thường xảy ra, là phản ứng bình thường của cơ thể để chống lại hiện tượng nhiễm trùng. Sốt cao co giật nếu chỉ xảy ra 1 – 2 lần thường là lành tính, không ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Nhưng nếu diễn ra nhiều hơn có thể gây tổn thương não bộ, hậu quả để lại là động kinh. Bởi vậy, bạn nên hạ sốt cho trẻ từ khi mới chớm bằng cách chườm khăn ấm vào bẹn, nách, sử dụng thuốc hạ sốt tác dụng nhanh như viên sủi, viên đặt hậu môn, tránh để trẻ sốt quá cao gây co giật.

Xử trí sớm khi trẻ bị sốt để phòng ngừa di chứng động kinh do sốt cao co giật

Hạn chế các yếu tố khởi phát cơn động kinh

Nếu bạn chẳng may đã mắc phải bệnh động kinh, bạn có thể hạn chế các yếu tố kích hoạt cơn động kinh bằng các phương pháp như:

– Sử dụng sản phẩm hỗ trợ từ thảo dược: Hoạt chất Rhynchophyllin trong cây Câu đằng được chứng minh hiệu quả trong việc làm tăng nồng độ GABA nội sinh, do đó có tác dụng an thần, giảm hoạt động quá mức của hệ thần kinh, trấn tĩnh não bộ. Hiện nay, Câu đằng phối hợp với An tức hương trong một số sản phẩm hỗ trợ giúp người bệnh động kinh giảm tần suất, mức độ cơn, giảm bớt mệt mỏi, đau đầu sau động kinh và mang lại giấc ngủ ngon hơn mỗi ngày.

– Hạn chế căng thẳng, lo lắng quá mức hoặc các vấn đề cảm xúc khác và tham gia các bài tập thư giãn tinh thần như thiền, yoga, hít sâu thở chậm….

– Đảm bảo ngủ đủ giấc, đúng giờ để não bộ được nghỉ ngơi đầy đủ.

– Tránh nhìn vào ánh sáng nhấp nháy, hạn chế sử dụng các thiết bị điện tử như tivi, điện thoại, máy tính, ipad,…

– Ăn ít đường, tinh bột, mì chính, thực phẩm chế biến sẵn, tăng cường rau xanh, trái cây tươi, các loại cá, dầu thực vật,…

– Sử dụng thuốc chống động kinh theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ, tránh quên liều, tự ý giảm liều hoặc ngừng thuốc.

Mắc phải ộng kinh là điều không ai mong muốn bởi nó tác động rất nhiều tới cuộc sống và sức khỏe của người bệnh. Hãy thực hiện những phương pháp phòng ngừa động kinh từ sớm để bảo vệ mình khỏi nguy cơ mắc phải căn bệnh nan y này.

Biên tập viên sức khỏe Trung Mỹ

Nguồn tham khảo:

https://www.cdc.gov/epilepsy/preventing-epilepsy.htm

http://www.everydayhealth.com/epilepsy/preventing-epilepsy-seizures.aspx

 

Viết bình luận