Sốt cao co giật là hiện tượng không phải là hiếm ở trẻ nhỏ. Tuy nhiên, mỗi khi nhìn thấy con sốt cao kèm theo những cơn co giật thì không ít phụ huynh cảm thấy bối rối, hoang mang, sợ hãi, lúng túng… không biết xử trí sao cho đúng. Vậy phụ huynh nên làm gì trong khi trẻ bị sốt cao co giật? Hãy đọc bài viết dưới đây để có cho mình câu trả lời.
Mục lục
Một cơn co giật do sốt cao thường chỉ kéo dài dưới 5 phút. Trong cơn sốt cao co giật, cơ thể trẻ thường bị co cứng lại, đặc biệt là ở cánh tay, chân. Trong lúc này trẻ sẽ bị mất ý thức và rất dễ tiểu ra quần. Trẻ cũng có thể nôn, sùi bọt ở miệng ra, mắt trợn ngược lên. Sau khi cơn co giật kết thúc, trẻ thường tỏ ra rất mệt mỏi và ngủ li bì trong khoảng một vài giờ. Thông thường, cơn co giật do sốt chỉ xảy ra một lần trong một đợt ốm ở trẻ.
Xử trí đúng cách khi con bị sốt cao co giật sẽ giúp trẻ hạn chế nguy cơ bị tai nạn, chấn thương va đập và những nguy cơ tiềm ẩn về chứng bệnh động kinh sau này. Ngược lại nếu các thao tác không đúng thì vô tình bạn còn có thể làm hại trẻ nhiều hơn, thậm chí nguy hiểm tới tính mạng. Khi thấy con có những dấu hiệu do sốt cao thì bạn cần bình tĩnh và xử trí theo các bước sau:
– Di chuyển những đồ vật cứng, sắc nhọn (nếu có) ra xa.
– Đặt con ở tư thế nằm ngửa, thoải mái, đầu hơi nghiêng sang một bên để nếu có đờm dãi, chất nôn thì chúng sẽ không chảy ngược lại làm tắc nghẽn đường thở.
– Đặt một vật mềm dưới đầu của trẻ (áo, gối, khăn…) để tránh cho vùng đầu bị va đập dẫn tới chấn thương, đồng thời nới lỏng áo, cổ áo cho con để dễ thở.
– Để trẻ ở tư thế đó cho tới khi cơn co giật kết thúc. Trong thời gian này, theo dõi đồng hồ để biết thời gian cơn co giật xảy ra.
Cần xử lý đúng cách khi trẻ bị sốt cao co giật
Trong khi trẻ đang trong cơn co giật, tuyệt đối không được làm những điều sau:
– Không giữ chặt trẻ để ngăn cơn co giật. Việc này có thể khiến các cơ của trẻ bị tổn thương.
– Không cho trẻ ăn, uống nước, uống thuốc (thuốc hạ sốt, thuốc chống co giật) hay đặt bất cứ thứ gì vào miệng trẻ. Nếu làm như vậy, trẻ có thể bị sặc, tắc nghẽn đường thở đe dọa tới tính mạng. Mặt khác, nếu đặt vật cứng vào miệng trẻ thì có thể khiến trẻ bị tổn thương cơ hàm.
Bạn nên đưa con tới các cơ sở y tế hoặc gọi cấp cứu ngay nếu:
– Cơn co giật kéo dài trên 5 phút mà không có dấu hiệu dừng lại
– Con bạn gặp khó khăn về vấn đề thở
Bạn cũng nên nhờ sự hỗ trợ y tế nếu con bạn có dấu hiệu của sự mất nước (chủ yếu do nguyên nhân sốt cao) là miệng khô, mắt trũng, khóc không ra nước mắt, phần “thóp” ở đỉnh đầu lõm sâu.
Sau cơn sốt cao co giật, trẻ thường sẽ cảm thấy rất mệt mỏi và buồn ngủ. Do vậy, bạn nên tạo không gian yên tĩnh và thoáng mát để con ngủ, không nên đánh thức con. Trẻ thường sẽ tỉnh ngủ sau khoảng một vài tiếng. Lúc này bạn có thể cho trẻ bú, ăn nhẹ và uống nước.
Sau cơn co giật trẻ sẽ thường rất mệt mỏi và buồn ngủ
Sốt cao co giật thường khiến nhiều phụ huynh lo lắng về những di chứng với não bộ của trẻ. Tuy nhiên, các nghiên cứu cho thấy rằng, nếu cơn sốt cao co giật chỉ xảy ra 1-2 lần hầu hết là lành tính. Sốt cao co giật kéo dài (trên 5 phút) hoặc tái đi tái lại nhiều lần mới là vấn đề đáng lo ngại bởi nguy cơ để lại các di chứng sẽ tăng cao. Chính vì vậy, nếu con bạn đã từng bị sốt cao co giật ít nhất một lần thì cũng cần phòng ngừa để tránh con tái bị lại.
Để làm được điều này, bạn nên tìm cách hạ sốt ngay cho con để tránh cho thân nhiệt tăng quá cao gây co giật.Các chuyên gia đều khuyến cáo rằng, không nên phòng ngừa sốt cao co giật bằng các loại thuốc kháng động kinh, chẳng hạn như Depakine, Phenobarbital… bởi vì nguy cơ về tác dụng phụ cao hơn lợi ích mà chúng mang lại. Các loại thuốc này chỉ được cân nhắc sử dụng dưới sự giám sát của bác sĩ khi sốt cao co giật xảy ra nhiều lần. Thay vào đó, phụ huynh có thể dự phòng sốt cao co giật cho con bằng cách sử dụng các sản phẩm giúp được bào chế từ các thảo dược, hoạt chất sinh học từ thiên nhiên an toàn như Câu đằng, An tức hương, GABA…
Biên tập viên sức khỏe Trung Mỹ
Nguồn tham khảo:
http://www.nhs.uk/conditions/febrile-convulsions/Pages/Introduction.aspx#whattodo
Tin liên quan
Viết bình luận