Bệnh tăng động

Tăng động giảm chú ý và 8 rối loạn nguy hiểm thường gặp!

Ngày đăng: 6 Tháng Một, 2021
5/5 - (1 bình chọn)

Khoảng 50% trẻ tăng động giảm chú ý mắc kèm những rối loạn thần kinh nguy hiểm khác khiến các biểu hiện của trẻ càng trở nên phức tạp và khó kiểm soát hơn. Bởi vậy, cha mẹ cần thực sự hiểu rõ về những rối loạn mắc kèm này để nhận biết chính xác và có những giải pháp thích hợp giúp con yêu mau chóng cải thiện bệnh.

8 rối loạn nguy hiểm thường gặp ở trẻ tăng động giảm chú ý

Rối loạn ngôn ngữ

Ngoài sự nghịch ngợm, bốc đồng, kém tập trung, trẻ tăng động giảm chú ý còn thường gặp tình trạng rối loạn ngôn ngữ, chậm nói, nói ngọng, lặp từ,… gây nhiều khó khăn trong giao tiếp, thể hiện mong muốn, suy nghĩ của trẻ. Điều này khiến trẻ ngày càng tự ti, lâu dần sinh ra tâm lý nóng nảy, cáu gắt vô cớ và làm tăng các biểu hiện tăng động giảm chú ý.

Nhiều trẻ tăng động giảm chú ý gặp tình trạng rối loạn ngôn ngữ

Rối loạn giấc ngủ

Nhiều nghiên cứu cho thấy, 65% trường hợp trẻ tăng động giảm chú ý gặp các vấn đề về giấc ngủ như khó ngủ, mất ngủ, mộng mị, trằn trọc và tỉnh giấc quấy khóc về đêm. Giấc ngủ không được trọn vẹn cũng chính là nguyên nhân khiến trẻ càng thêm nghịch ngợm, bốc đồng, kém tập trung, chú ý.

Rối loạn chức năng điều hành

Nhiều trẻ tăng động giảm chú ý gặp tình trạng rối loạn chức năng điều hành khiến trẻ giảm khả năng quản lý thời gian, tổ chức, sắp xếp, lên kế hoạch, tập trung, ghi nhớ và kiểm soát cảm xúc. Điều này ảnh hưởng rất lớn tới kết quả học tập, khả năng hoàn thành các nhiệm vụ mà trẻ được giao phó.

Rối loạn lo âu

Não bộ trẻ tăng động giảm chú ý luôn trong trạng thái kích thích quá mức khiến trẻ thường cảm thấy bồn chồn, lo lắng, stress kéo dài. Lâu dần, nếu không được kiểm soát tốt sẽ ảnh hưởng đến tâm lý, hành vi, gây rối loạn lo âu, thậm chí là trầm cảm. Tình trạng này thường khiến trẻ có cảm giác khó chịu, sợ hãi thái quá, gây giảm hứng thú, mất tập trung trong học tập và ảnh hưởng đến khả năng tạo dựng, duy trì các mối quan hệ của trẻ.

Rối loạn hành vi chống đối

Thống kê cho thấy, 5 – 15% trẻ tăng động gặp tình trạng rối loạn hành vi chống đối, khiến trẻ thường có những hành động, thái độ mang tính chất tiêu cực, chẳng hạn không tuân thủ theo các quy tắc đã được đặt ra, sẵn sàng cãi lời người lớn, dễ nổi cáu, tức giận, tính tình hung hăng, hay làm tổn thương chính mình hoặc bạn bè, người thân. Khi trưởng thành, trẻ dễ sa vào các tệ nạn xã hội như lạm dụng rượu bia, nghiện ma túy, cờ bạc, trộm cắp,…

Trẻ tăng động giảm chú ý thường có những hành vi chống đối

Rối loạn lưỡng cực

Một số trẻ tăng động giảm chú ý có thể gặp chứng rối loạn lưỡng cực, khiến trẻ khó kiểm soát cảm xúc, đang vui vẻ, phấn khích… có thể đột ngột trở nên buồn rầu, chán nản, căng thẳng, lo sợ,… mà chẳng rõ lý do, thậm chí trẻ còn nảy sinh những suy nghĩ tiêu cực, có hành vi tự tử.

Rối loạn ám ảnh cưỡng chế

Rối loạn ám ảnh cưỡng chế là tình trạng thường xuyên có những ý nghĩ ám ảnh, lo lắng mà không rõ lý do, chúng thôi thúc người bệnh phải thực hiện các hành vi có tính chất ép buộc để giảm bớt căng thẳng. Tình trạng này có thể gặp ở một số trẻ tăng động giảm chú ý khiến chúng luôn sợ hãi và có những hành vi bất thường như rửa tay liên tục vì cảm thấy sợ bẩn,…

Rối loạn tic

Khoảng 50% trẻ tăng động giảm chú ý có những biểu hiện của tic vận động như lắc lư đầu, nháy mắt,… hay tic âm thanh như nhại lời, nói những câu từ vô nghĩa, nói tục, chửi bậy,… Ngoài ra, việc sử dụng một số thuốc trị tăng động cũng có thể là yếu tố gây tăng nguy cơ khởi phát chứng rối loạn tic ở trẻ.

Giải pháp điều trị tăng động giảm chú ý và hạn chế những rối loạn mắc kèm

Chứng tăng động giảm chú ý khiến trẻ có nguy cơ mắc kèm các rối loạn thần kinh nguy hiểm, và ngược lại, những rối loạn mắc kèm này cũng khiến các biểu hiện tăng động, giảm tập trung ở trẻ trở nên trầm trọng, khó kiểm soát hơn. Bởi vậy, cha mẹ cần sớm nhận biết và có những biện pháp can thiệp điều trị tích cực. Quan trọng nhất vẫn là giáo dục hành vi và thực hiện chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học cho trẻ, cụ thể cha mẹ nên:

– Thiết lập kế hoạch hàng ngày thật chi tiết, trong đó có mốc thời gian cho từng nhiệm vụ cụ thể và yêu cầu trẻ nghiêm túc thực hiện theo.

– Thường xuyên khen ngợi, tặng thưởng khi trẻ làm được việc tốt và cũng cần có những hình phạt thích đáng với hành vi sai trái của trẻ.

– Dành thời gian trò chuyện với trẻ nhiều hơn để hiểu rõ tâm tư và những khó khăn mà con đang gặp phải, từ đó đưa ra những lời khuyên hữu ích.

– Khuyến khích trẻ tham gia các trò chơi mang tính đồng đội, các môn thể thao như bơi, võ thuật,… để rèn luyện sự tập trung, tính kỉ luật.

– Hạn chế thực phẩm chứa nhiều đường tinh luyện, mì chính, chất phụ gia, chất bảo quản như bánh, kẹo ngọt, nước ngọt, nước giải khát, pizza, xúc xích, bim bim, đồ ăn chế biến sẵn đóng hộp,…

– Bổ sung thực phẩm giàu protein, omega 3 và các chất xơ như thịt nạc, hải sản, trứng, phô mai, cá hồi, cá ngừ, cá thu, cá trích, rau có màu xanh, các loại đỗ,…

Bên cạnh đó, cha mẹ có thể kết hợp cho trẻ sử dụng các sản phẩm từ thảo dược Câu đằng, An tức hương để nâng cao hiệu quả và rút ngắn thời gian điều trị. Bởi lẽ những thảo dược này có tác dụng trấn tĩnh hệ thần kinh, ổn định hoạt động điện não giúp trẻ kiểm soát hành vi, cảm xúc, bớt nghịch ngợm, hiếu động, bốc đồng. Không chỉ vậy, chúng còn đóng vai trò như các tiền chất dinh dưỡng giúp tăng cường chức năng não bộ, cải thiện sự tập trung, ghi nhớ ở trẻ.

Cha mẹ nên cho trẻ tăng động giảm chú ý sử dụng các sản phẩm từ thảo dược

Xem thêm:

Giải pháp từ thảo dược giúp cải thiện chứng tăng động giảm chú ý hiệu quả

Các phương pháp điều trị tăng động giảm chú ý phổ biến nhất hiện nay

Với những thông tin trong bài viết trên, chắc hẳn các bậc phụ huynh đã có thể hiểu rõ hơn về những rối loạn thần kinh thường gặp ở trẻ tăng động giảm chú ý, từ đó lựa chọn được những giải pháp điều trị an toàn, hiệu quả nhất cho con yêu của mình. Và nếu còn bất cứ điều gì thắc mắc, vui lòng gọi điện đến số:024.3775.90510972.032.029 để được hỗ trợ tư vấn trực tiếp.

Dược sĩ Mai Hoa

Biên tập viên sức khỏe Trung Mỹ

Nguồn tham khảo:

https://www.additudemag.com/when-its-not-just-adhd/ fdb

Viết bình luận

  1. Lê Trang :

    Bé nhà em 3 tuổi bị tăng động kém tập trung, em muốn cho uống cốm egaruta bổ sung được không ạ

    1. trungmyjsc.com.vn :

      Chào bạn Lê Trang,
      Với chứng tăng động giảm chú ý, ngoài việc dùng thuốc tây, bạn nên cho con sử dụng thêm thực phẩm bảo vệ sức khỏe cốm Egaruta để giúp con nhanh chóng kiểm soát hành vi, bớt nghịch ngợm và tập trung tốt hơn. Bạn có thể tìm hiểu thêm thông tin sản phẩm tại bài viết sau:
      https://trungmyjsc.com.vn/vi/thuc-pham-bao-ve-suc-khoe-com-egaruta.html
      Nếu cần hỗ trợ gì thêm, bạn có thể liên hệ tổng đài: 0972 032 029 để được tư vấn trực tiếp.
      Chúc bé và gia đình sức khỏe!