Bệnh tăng động

Trẻ tăng động giảm chú ý bị rối loạn giấc ngủ – Giải pháp nào cho con?

Ngày đăng: 3 Tháng Mười Hai, 2018
5/5 - (7 bình chọn)

Giấc ngủ là “liều thuốc” giúp trẻ tăng động giảm chú ý (ADHD) nghỉ ngơi, thư giãn tinh thần sau một ngày hoạt động liên tục. Tuy nhiên, có đến 50% trẻ tăng động bị rối loạn giấc ngủ, khiến trẻ mệt mỏi và làm tăng nặng hơn tình trạng bệnh. Vậy rối loạn giấc ngủ ở trẻ tăng động có đặc điểm gì, làm thế nào để giúp trẻ khắc phục được vấn đề này? Bài viết dưới đây là những lời khuyên hữu ích nhất cho cha mẹ.

Đặc điểm rối loạn giấc ngủ ở trẻ tăng động giảm chú ý

Một số rối loạn giấc ngủ thường gặp ở trẻ tăng động, bao gồm:

Mất ngủ

Mỗi ngày trẻ cần ngủ từ 9 – 13 tiếng/ngày trong khi nhu cầu này ở người lớn chỉ là 7 – 8 tiếng/ngày. Tuy nhiên, có đến 15% trẻ tăng động bị chứng mất ngủ với những biểu hiện như sau:

– Khó ngủ: trẻ trằn trọc nhiều, có khi mất hàng giờ để đi vào giấc ngủ.

– Trẻ dễ bị giật mình bởi những âm thanh rất nhỏ và tỉnh dậy quấy khóc giữa đêm.

– Tỉnh dậy quá sớm và khó ngủ lại.

– Cảm giác mệt mỏi, không sảng khoái sau khi ngủ dậy hoặc buồn ngủ nhiều hơn.

– Trẻ lo âu, căng thẳng, chán nản, hay cáu kỉnh.

– Khó tập trung ghi nhớ và dễ phạm lỗi trong học tập.

– Có thể gặp một số vấn đề về tiêu hóa như chán ăn, ăn không ngon miệng.

Trẻ tăng động giảm chú ý thường trằn trọc rất lâu trước khi ngủ

Nếu con bạn bị tăng động có kèm theo rối loạn giấc ngủ và bạn chưa biết làm sao để giúp con cải thiện giấc ngủ của mình. Bạn hãy đến tổng đài: 0972 032 029 hoặc (024) 3775 9051 để được hỗ trợ.

Rối loạn chu kỳ giấc ngủ

Nếu đúng theo “đồng hồ sinh học”, trẻ sẽ thức ngày ngủ đêm nhưng có nhiều trẻ tăng động giảm chú ý bị đảo ngược chu kỳ này. Ban ngày trẻ ngủ nhiều và khó tập trung nhưng ban đêm lại thức để đùa nghịch làm ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt của cả nhà.

Hội chứng “chân tay bồn chồn”

Với tên gọi khác là bệnh Willis-Ekbom, bản chất là một rối loạn thần kinh thường xảy ra khi ngủ hoặc nghỉ ngơi. Hội chứng này phổ biến ở 44% những người bị tăng động, trong đó có trẻ em.

Trẻ có cảm giác đau nhói hoặc ngứa ran ở lòng bàn tay, bàn chân vào ban đêm, khiến trẻ phải thức dậy, cử động hoặc di chuyển để thấy dễ chịu hơn, chính vì thế, giấc ngủ của trẻ sẽ không được đảm bảo.

Rối loạn chuyển động chi theo chu kỳ

Đây là một cử động chân tay bất ngờ, không có chủ đích, thường xuyên xảy ra ở trẻ tăng động giảm chú ý, có thể là sự giật hay khua nhẹ tay chân nhưng cũng đủ để đánh thức trẻ.

Chứng ngưng thở khi ngủ

Đây là một rối loạn giấc ngủ nghiêm trọng gặp ở 30% trẻ tăng động giảm chú ý với các biểu hiện như: trẻ ngáy to, ngưng thở tạm thời, hơi thở ngắn, thấy hụt hơi. Khi thức dậy, trẻ thấy miệng rất khô, hơi đau họng, đau đầu và lơ mơ, kém tập trung. Có 3 loại ngưng thở khi ngủ thường gặp là:

– Ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn: do các cơ trong cổ họng co giãn bất thường.

– Ngưng thở khi ngủ ở trung tâm: do rối loạn tín hiệu của não bộ đến các cơ kiểm soát hơi thở.

– Ngưng thở khi ngủ phức tạp: do sự kết hợp đồng thời cả hai cơ chế trên.

Chẩn đoán rối loạn giấc ngủ ở trẻ tăng động giảm chú ý

– Xác định rối loạn giấc ngủ dựa trên những tiêu chí như: thời điểm ngủ, thời gian ngủ? Có ngủ sâu giấc không? Ban ngày có hay buồn ngủ không?…

– Thử nghiệm Polysomnography: giúp theo dõi chức năng của tim, phổi, não, chân, tay… trong khi ngủ để đánh giá những dấu hiệu bất thường.

Điều trị rối loạn giấc ngủ ở trẻ tăng động

Cải thiện giấc ngủ cũng là một phần trong điều trị tăng động giảm chú ý ở trẻ. Nếu mức độ nặng và ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe, trẻ có thể được chỉ định thuốc ngủ, tuy nhiên phải theo dõi để tránh tác dụng phụ nghiêm trọng.

Ngoài ra, cha mẹ có thể tham khảo một số sản phẩm có thành phần thảo dược Câu đằng, An tức hương giúp trấn an tinh thần, ổn định dẫn truyển thần kinh, hỗ trợ trẻ ngủ ngon và sâu giấc hơn, đồng thời bổ sung dưỡng chất cho não bộ để tăng tập trung chú ý và giảm bớt các biểu hiện tăng động.

Xem thêm: Giải pháp thảo dược cho trẻ tăng động giảm chú ý bị rối loạn giấc ngủ

Mẹo cải thiện giấc ngủ cho trẻ tăng động giảm chú ý

Cha mẹ nên áp dụng những “mẹo” sau để giúp trẻ ngủ ngon hơn, hạn chế nguy cơ phải sử dụng các thuốc tây dài ngày:

Thiết lập thói quen ngủ cho trẻ

Trẻ tăng động giảm chú ý nên duy trì thói quen đi ngủ và thức dậy vào một giờ cố định, kể cả là ngày nghỉ. Cha mẹ có thể tạo những ghi chú đặt ngay trong phòng trẻ hoặc đặt báo thức cố định hàng ngày.

Trẻ tăng động luôn cần tối thiểu 1 giờ trấn tĩnh trước khi đi vào giấc ngủ. Khoảng thời gian cho các công việc trước khi ngủ được phân chia như sau:

– 30 phút đầu dành cho các công việc cá nhân như: đánh răng, rửa mặt, uống sữa…

– 15 phút tiếp theo: dành cho các hoạt động thư giãn như đọc sách, kể chuyện…

– 15 phút sau: Trẻ nằm trên giường và tắt điện phòng ngủ. Cha mẹ có thể dành cho trẻ những cử chỉ yêu thương như: xoa lưng, nói chúc ngủ ngon…

Thói quen đi ngủ đúng giờ tốt cho trẻ tăng động

Phần thưởng khuyến khích trẻ tăng động giảm chú ý

Trẻ tăng động luôn rất thích thú với những phần thưởng. Cha mẹ có thể khuyến khích con tự giác thực hiện thói quen này bằng những phần thưởng tinh thần dưới dạng ngôi sao tích điểm qua mỗi ngày. Lưu ý, ngay cả khi trẻ chưa thực hiện tốt, bạn không nên la mắng hay trách phạt mà kiên trì nhắc nhở để giúp trẻ hào hứng đạt phần thưởng những lần tới.

Tạo không gian lý tưởng khi trẻ ngủ

– Trẻ tăng động giảm chú ý cần cách xa các thiết bị điện tử như tivi, điện thoại, đồ chơi điện tử… khi ngủ.

– Tránh âm thanh và yếu tố làm phiền khác như tiếng nói chuyện, cười đùa…

– Điều chỉnh cường độ ánh sáng và nhiệt độ trong phòng ngủ để trẻ thoái mái khi ngủ.

– Vệ sinh sạch sẽ chăn ga, gối đệm trong phòng ngủ của trẻ.

Tập thể dục hàng ngày

Tập thể dục vừa giúp trẻ tăng cường sức khỏe, giải phóng bớt năng lượng dư thừa, đồng thời trẻ dễ ngủ hơn. Cha mẹ hãy cùng con tập một số bài tập nhẹ nhàng vào buổi sáng như đi bộ, đạp xe… chú ý không để trẻ vận động mạnh ngay trước giờ ngủ.

Tập luyện thể thao tốt cho giấc ngủ của trẻ tăng động

Đánh thức con một cách nhẹ nhàng

Cha mẹ nên đánh thức trẻ nhẹ nhàng bằng cách tăng dần âm lượng báo thức hoặc thay bằng một bài hát để trẻ thấy hào hứng hơn khi thức dậy đi học mỗi sáng.

Hạn chế các chất kích thích trong chế độ ăn của trẻ

Trước khi đi ngủ, không cho trẻ dùng đồ uống có ga, café, socola, bánh kẹo quá ngọt… để không khiến trẻ khó ngủ hoặc bị đầy bụng.

Giúp trẻ tăng động làm bài tập về nhà

Trẻ tăng động có thể gặp nhiều khó khăn với bài tập về nhà và thường mất nhiều thời gian hơn để hoàn thành, khiến giấc ngủ bị trì hoãn. Do đó, cha mẹ nên dành thời gian để học cùng con. Nếu thấy lượng bài tập hôm đó quá nhiều, cha mẹ nên khuyến khích con tự giác ngồi học sớm để đảm bảo thời gian ngủ mỗi ngày.

Giúp trẻ thư giãn và luôn vui vẻ

Trẻ sẽ ngủ ngon hơn với một tâm lý vui vẻ, thoải mái và hào hứng. Do đó cha mẹ nên trò chuyện thường xuyên để tăng sự gắn kết và hỗ trợ con đúng cách, tránh những tâm lý tiêu cực ảnh hưởng đến giấc ngủ.

Rối loạn giấc ngủ ở trẻ tăng động giảm chú ý dù không dễ dàng cải thiện tức thời nhưng nếu can thiệp đúng cách, trẻ sẽ có giấc ngủ trọn vẹn hơn để sớm cải thiện các biểu hiện tăng động.

Bạn có thể quan tâm:

Cách dạy trẻ tăng động hiệu quả nhất hiện nay

Dinh dưỡng cho trẻ tăng động giảm chú ý

Ds. Nam Anh

Biên tập viên sức khỏe Trung Mỹ

Nguồn tham khảo:

https://www.tuck.com/adhd-and-sleep/

https://www.healthline.com/health/ahd/sleep-problems#9

Viết bình luận