Bệnh động kinh

Rối loạn tic âm thanh: Dấu hiệu nhận biết & Cách trị hiệu quả!

Ngày đăng: 6 Tháng Năm, 2019
5/5 - (2 bình chọn)

Con bạn thường có biểu hiện ho hắng giọng, khụt khịt mũi, thậm chí nói những câu từ vô nghĩa, hoặc hay nhại lời người khác? Bạn cho rằng đây chỉ là những tật xấu của trẻ? Hãy cẩn trọng, bởi có thể con bạn đang mắc phải một chứng bệnh được gọi là rối loạn tic âm thanh.

Rối loạn tic âm thanh là gì?

Tic âm thanh là một dạng rối loạn tic hiếm gặp thường khởi phát ở trẻ từ 5 – 7 tuổi, có xu hướng nặng nhất khi 10 – 12 tuổi và giảm dần khi trẻ bước vào độ tuổi dậy thì.

Rối loạn tic âm thanh bao gồm những phát âm không chủ đích, xảy ra nhanh chóng, liên tục, lặp lại nhiều lần, không có nhịp điệu rõ ràng và thường liên quan đến một nhóm cơ nhất định.

Rối loạn tic âm thanh là những phát âm không chủ đích, xảy ra nhanh chóng

Dấu hiệu nhận biết rối loạn tic âm thanh

Tùy vào mức độ nặng nhẹ của các triệu chứng mà rối loạn tic âm thanh được chia thành 2 loại:

– Rối loạn tic âm thanh đơn giản: Liên quan đến những âm thanh được tạo ra khi không khí di chuyển qua mũi hoặc miệng gồm: tiếng sủa, tiếng ré, rít lên, khụt khịt mũi, ho hắng giọng,…

– Rối loạn tic âm thanh phức tạp: Trẻ nói những câu từ không lưu loát và khác thường về nhịp điệu, lặp đi lặp lại những từ vô nghĩa, nhại lại lời người khác hoặc thậm chí là nói tục, chửi bậy.

Các triệu chứng rối loạn tic âm thanh thường trầm trọng hơn khi trẻ thiếu ngủ, căng thẳng, mệt mỏi quá mức và ngược lại nếu trẻ giữ bình tĩnh, tập trung vào một hoạt động cụ thể, biểu hiện tic âm thanh có thể giảm đáng kể.

Tiêu chuẩn chẩn đoán rối loạn tic âm thanh

Rất khó để chẩn đoán rối loạn tic âm thanh bởi triệu chứng thường không rõ ràng và dễ bị nhầm lẫn với các bệnh lý đường hô hấp. Dưới đây là 5 tiêu chuẩn bắt buộc trong chẩn đoán:

– Có một hoặc nhiều triệu chứng tic âm thanh nhưng không có các biểu hiện tic vận động (chớp mắt, nhún vai, lắc đầu, rụt cổ,…)

– Các triệu chứng tic âm thanh xảy ra nhiều lần trong ngày và liên tục trên 1 năm.

– Biểu hiện tic âm thanh bắt đầu trước 18 tuổi.

– Các triệu chứng không phải do trẻ dùng thuốc hay mắc một bệnh lý bất kỳ về đường hô hấp.

– Trẻ chưa được chẩn đoán mắc hội chứng tourette.

Rối loạn tic âm thanh có nguy hiểm không?

Rối loạn tic âm thanh mặc dù không đe dọa đến tính mạng cũng không gây suy giảm sức khỏe của trẻ, nhưng việc khởi phát những rối loạn mắc kèm cùng biểu hiện tic có thể khiến trẻ gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống, sinh hoạt và học tập, cụ thể:

– Trẻ gặp khó khăn với các mối quan hệ xã hội vì thường bị hiểu lầm, bạn bè xa lánh, trêu chọc, bắt nạt.

– Trẻ thường bị người khác đánh giá sai lệch về nhân cách do không kiểm soát được lời nói, có thể nói những câu từ tục tĩu, thô lỗ.

– Nhiều trẻ mắc kèm các rối loạn thần kinh khác như: tăng động giảm chú ý, rối loạn lo âu, rối loạn ám ảnh cưỡng chế, tự kỷ,…

– Các biểu hiện tic âm thanh có thể theo trẻ đến tuổi trưởng thành gây ảnh hưởng đến sự thành công trong sự nghiệp.

Trẻ rối loạn tic âm thanh rất dễ bị bạn bè xa lánh, bắt nạt

Các phương pháp điều trị tic âm thanh

Nhiều trường hợp tic âm thanh có thể tự khỏi mà không cần điều trị, nhưng nếu các biểu hiện tic chuyển biến nghiêm trọng và ảnh hưởng nhiều tới chất lượng cuộc sống của trẻ thì nhất định phải điều trị sớm. Một số phương pháp điều trị phổ biến:

Đảo ngược thói quen

Đảo ngược thói quen là lựa chọn ưu tiên cho tất cả các trường hợp rối loạn tic, kể cả tic âm thanh và được đánh giá cao bởi hiệu quả đạt được có thể lên tới 65 – 100%. Các chuyên gia tâm lý sẽ yêu cầu trẻ thực hiện một hành vi thay thế cho một triệu chứng tic trong khoảng 30 phút, 1 – 2 lần/ngày và kiên trì khoảng 6 tháng – 1 năm. Ví dụ như: Trẻ được yêu cầu hát một câu hát bất kỳ khi có biểu hiện tic là nói tục, chửi bậy.

Thay đổi lối sống khoa học

Không ai có thể phủ nhận rằng thực hiện một chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học sẽ giúp trẻ cải thiện hành vi tốt hơn, giảm bớt các triệu chứng tic âm thanh hiệu quả. Do vậy, cha mẹ nên:

– Tăng cường thực phẩm giàu omega – 3 và các khoáng chất như magie, vitamin B6 như thịt bò, thịt gà, trứng, gan đông vật, cá hồi, cá ngừ, hạt óc chó, hạnh nhân, hạt điều, gạo lứt, rau diếp, rau chân vịt, cải xoăn,…

– Hạn chế thực phẩm chứa nhiều đường, mì chính, chất phụ gia bảo quản như bánh kẹo ngọt, mì tôm, xúc xích, pizza, lạp xưởng, nước ngọt có ga.

– Tránh cho trẻ sử dụng đồ uống chứa nhiêu cafein như cà phê, trà, nước tăng lực, kem,…

– Cân nhắc loại bỏ sữa với trẻ có cơ địa nhạy cảm.

Thuốc tây

Thuốc tây được xem là giải pháp hiệu quả giúp giảm triệu chứng ở những trường hợp nặng. Một số loại thuốc thường được sử dụng là thuốc giảm dopamine, thuốc chống trầm cảm, thuốc ức chế adrenergic,… Tuy nhiên thuốc tây có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ chẳng hạn như: rối loạn tiêu hóa, mệt mỏi, gây nghiện, hội chứng cai thuốc,…

Thảo dược tự nhiên

Nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng minh rằng, một số hoạt chất chiết xuất từ thảo dược Câu đằng, An tức hương có tác dụng trấn an tâm thần rất hiệu quả, gián tiếp làm giảm nồng độ dopamine – một chất dẫn truyền thần kinh liên quan đến cảm xúc, hành vi, nhờ đó giúp trẻ sớm kiểm soát được các triệu chứng của rối loạn tic. Hiện nay, rất nhiều trẻ bị rối loạn tic âm thanh hoặc tic vận động có đáp ứng tốt với việc sử dụng dòng sản phẩm chứa các thảo dược này, cha mẹ có thể tìm hiểu và lựa chọn cho con sử dụng theo liệu trình để mang lại hiệu quả cao.

Trẻ rối loạn tic được khuyến cáo nên sử dụng sản phẩm có chứa thảo dược Câu đằng

Có thể bạn quan tâm:

Giải pháp từ bộ đôi thảo dược Câu đằng, An tức hương giúp làm giảm rối loạn tic, an toàn với trẻ nhỏ

Chế độ ăn uống khoa học dành cho trẻ rối loạn tic âm thanh

Mặc dù rối loạn tic âm thanh không quá nguy hiểm nhưng nó có thể ảnh hưởng đến cuộc sống và tâm lý của trẻ. Do vậy, ngay khi thấy con có những biểu hiện bất thường, cha mẹ nên sớm đưa con đi khám để được can thiệp kịp thời. Nếu còn bất cứ điều gì thắc mắc, vui lòng liên hệ tới số 024.3775.9051 – 0972.032.029 để được các chuyên gia hỗ trợ tư vấn trực tiếp.

Ds Mai Hoa

Biên tập viên sức khỏe Trung Mỹ

Nguồn tham khảo:

https://www.cdc.gov/ncbddd/tourette/diagnosis.html

https://childmind.org/guide/guide-to-chronic-motor-or-vocal-tic-disorder/

https://www.psychologytoday.com/us/conditions/persistent-chronic-motor-or-vocal-tic-disorder

Viết bình luận