Bệnh tăng động

Test chẩn đoán trẻ tăng động giảm chú ý – Phần kết quả

Ngày đăng: 9 Tháng Một, 2018
5/5 - (2 bình chọn)

Bạn vẫn nhớ bé được bao nhiêu điểm với mỗi bài Test chứ? Hãy đối chiếu với kết quả để biết chính xác bé có mắc chứng tăng động giảm chú ý hay không nhé!

Kết quả chẩn đoán trẻ tăng động giảm chú ý

Phụ huynh cần đặc biệt lưu ý đến điểm số trong bài test 1 và bài test 2 cụ thể như sau:

 Số điểm bài Test 1

 Số điểm bài Test 2

 Kết quả

Dưới 5 điểm

Dưới 5 điểm

Bé hoàn toàn bình thường

6 – 9 điểm

Dưới 5 điểm

Bé mắc chứng tăng động giảm chú ý dạng hiếu động, bồng bột.

Dưới 5 điểm

6 – 9 điểm

Bé mắc chứng tăng động giảm chú ý dạng thiếu tập trung

6 – 9 điểm

6 – 9 điểm

Bé mắc chứng tăng động giảm chú ý dạng phối hợp

Còn với bài test số 3 và 4, đây là bài test giúp bạn xác định trẻ có kèm theo các biểu hiện rối loạn hành vi cư xử hoặc hành vi chống đối hay không:

– Nếu điểm số trong bài test 3 trẻ đạt từ 4 – 8 điểm: Trẻ có kèm hành vi chống đối.

– Nếu điểm số trong bài test 4 trẻ đạt từ 3 – 17 điểm: Trẻ có kèm rối loạn hành vi cư xử.

Hẳn là bạn đã có câu trả lời của riêng mình. Và nếu bé mắc chứng tăng động giảm chú ý, hãy gọi cho chúng tôi qua số điện thoại 024.3775.90510972.032.029 để được tư vấn chi tiết về chứng bệnh này cũng như các phương pháp điều trị tối ưu nhất hiện nay.

Làm gì khi biết trẻ mắc chứng tăng động giảm chú ý?

Khi biết con mắc chứng tăng động giảm chú ý, cha mẹ cũng đừng quá lo lắng, bởi chứng bệnh này có thể trị khỏi hoàn toàn nếu sớm được phát hiện và điều trị kịp thời. Dưới đây là các phương pháp điều trị tăng động giảm chú ý phổ biến, tối ưu nhất hiện nay:

Giáo dục hành vi cho trẻ tăng động giảm chú ý

Giáo dục hành vi là phương pháp tối ưu và hiệu quả nhất hiện nay được áp dụng để điều trị tăng động giảm chú ý, nhằm giúp trẻ kiểm soát tốt hành vi của mình. Để làm được điều này, cần sự phối hợp của cả gia đình, giáo viên và nhà trường. Các bậc phụ huynh có thể tham khảo một số gợi ý sau:

– Thay vì quát mắng, trách phạt trẻ, hãy nhắc nhở, khuyên bảo nhẹ nhàng nếu con có những hành vi không đúng đắn.

– Khi trò chuyện cùng con, cố gắng giải thích mọi thứ thật rõ ràng, dễ hiểu. Sau đó yêu cầu con thuật lại những điều quan trọng bạn đã nói với trẻ nhằm tạo cơ hội giao tiếp cũng như tăng khả năng tập trung của trẻ.

– Nếu con có làm sai điều gì, bạn cần giải thích thật rõ ràng vì sao điều đó là sai, nêu rõ những hậu quả cũng như hướng giải quyết để về sau trẻ sẽ làm tốt hơn.

– Lập thời gian biểu cho con, trong đó có mốc thời gian để hoàn thành các nhiệm vụ, điều này sẽ giúp trẻ học được cách tổ chức, sắp xếp công việc tốt hơn.

– Thường xuyên khen ngợi, khuyến khích khi con làm được 1 điều tốt bằng các phần thưởng như: nấu những món ăn mà trẻ thích hay đưa trẻ đi chơi vào cuối tuần,…

– Khuyến khích con tham gia những hoạt động ngoài trời, các môn thể thao mang tính đồng đội.

– Dành thời gian cùng con làm những điều yêu thích để tăng mối liên kết giữa con và cha mẹ.

– Trao đổi với giáo viên về tình trạng của con để họ có thể phối hợp đưa ra những phương án hỗ trợ trẻ tốt nhất. Ví dụ như: Giao những bài tập ngắn thay vì những bài dài để giảm sự phân tâm của trẻ; sắp xếp trẻ ngồi bàn đầu để trẻ tập trung hơn,…

Hãy dành thời gian cùng trẻ tăng động giảm chú ý làm những điều trẻ thích

Sử dụng sản phẩm từ thảo dược tự nhiên

Đa phần trẻ tăng động giảm chú ý đều có sự thiếu hụt chất dẫn truyền thần kinh ức chế GABA, khiến trẻ có những hành vi thiếu kiểm soát. Do vậy, bổ sung GABA cho trẻ tăng động chính là hướng điều trị mới được áp dụng rộng rãi ở nhiều nước kể cả Việt Nam.

Sau nhiều công trình nghiên cứu, các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng, hoạt chất chiết xuất từ thảo dược Câu đằng không chỉ đóng vai trò như một tiền chất dinh dưỡng cho não bộ, mà còn có tác dụng kích thích tái tạo GABA nội sinh, giúp ổn định dẫn truyền thần kinh rất tốt. Việc sử dụng chế phẩm chứa thảo dược Câu đằng cùng một số thảo dược khác như An tức hương sẽ là một giải pháp an toàn, giúp làm giảm sự nghịch ngợm, hiếu động quá mức ở trẻ, đồng thời, cải thiện khả năng tập trung chú ý một cách hiệu quả. 

Tìm hiểu thêm: Sản phẩm thảo dược giúp hỗ trợ điều trị tăng động giảm chú ý hiệu quả

Thuốc trong điều trị tăng động giảm chú ý

Thuốc tây trong điều trị tăng động giảm chú ý được sử dụng để cải thiện triệu chứng tạm thời trong những trường hợp nặng. Một số loại thuốc được sử dụng phổ biến đó là: Methylphenidat, dexafetamine, atomoxetin, guafacine… Tuy nhiên việc sử dụng thuốc có thể gây ra một số tác dụng phụ ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ như: chán ăn, buồn nôn, nôn, khó ngủ, tâm trạng lâng lâng, dị ứng… nặng hơn có thể là suy giảm trí nhớ, rối loạn cảm xúc…

Việc chẩn đoán chính xác chứng tăng động giảm chú ý có nghĩa rất quan trọng trong việc điều trị sau này, bởi vậy, cha mẹ hãy là người quan tâm và theo sát con nhiều hơn nữa, đối chiếu với những bài test kể trên để có nhận định đúng đắn nhất về tình trạng sức khỏe của con em mình.

Xem thêm: Bài Test chẩn đoán tăng động giảm chú ý – Phần Câu hỏi

Ds. Quỳnh Hoa

Biên tập viên sức khỏe Trung Mỹ

Nguồn tham khảo:

https://www.additudemag.com/behavior-therapy-it-works/

https://www.additudemag.com/using-behavior-therapy-with-your-child/

https://www.nhs.uk/conditions/attention-deficit-hyperactivity-disorder-adhd/treatment/

Viết bình luận