Mổ đục thủy tinh thể bằng phương pháp phaco được chỉ định rất phổ biến hiện nay, tuy nhiên có thực sự tối ưu không lại là câu hỏi mà nhiều người bệnh đặt ra. Cùng tìm hiểu chi tiết về phẫu thuật này trong bài viết dưới đây để có lời giải đáp.
Mục lục
Phaco là phẫu thuật điều trị đục thủy tinh thể ra đời từ năm 1960. Phương pháp này được chỉ định khi thị lực của người bệnh đã suy giảm nghiêm trọng (chỉ còn từ 2/10 trở xuống) nhằm thay thế hoàn toàn thủy tinh thể tự nhiên đã đục bằng thủy tinh thể nhân tạo. So với mổ truyền thống thì phương pháp này ít gây đau hơn và rút ngắn được thời gian hồi phục cho người bệnh.
Một ca phẫu thuật phaco thường diễn ra trong khoảng 20 – 30 phút, gồm 3 bước chính sau:
– Bước 1: Nhỏ hoặc tiêm thuốc gây tê; rạch trên giác mạc một đoạn dài khoảng 3 mm; mở tách lớp nang mềm bao ngoài thủy tinh thể.
– Bước 2: Một cây kim làm từ Titan được đưa vào thủy tinh thể, phát sóng siêu âm để nhũ hóa làm nhỏ, vụn, đồng thời hút thủy tinh thể đục ra ngoài
– Bước 3: Đặt thủy tinh thể nhân tạo vào đúng vị trí thủy tinh thể đục vừa hút bỏ, đeo kính bảo vệ mắt.
Mổ đục thủy tinh thể bằng phương pháp phaco tiến hành trong khoảng 20 – 30 phút
Dao động khoảng 4 – 60 triệu đồng tùy thuộc vào loại thủy tinh thể nhân tạo người bệnh sử dụng.
So với mổ truyền thống thì mổ phaco có nhiều ưu điểm hơn hẳn, cụ thể:
– Vết mổ không cần khâu, không gây đau
– Người bệnh có thể đi lại và sinh hoạt nhẹ nhàng ngay sau phẫu thuật, không cần nằm viện
– Thời gian hồi phục ngắn, thường chỉ 2 – 3 ngày
Cũng như các phẫu thuật khác, mổ phaco tuy an toàn hơn nhưng cũng có nguy cơ gây ra một số biến chứng, cụ thể:
– Xuất huyết mắt: mắt đỏ, nhìn mờ vài ngày sau mổ
– Nhiễm khuẩn mắt: mắt sưng, đau, đổ ghèn
– Khô mắt: mắt nhức mỏi, chảy nước mắt
– Rối loạn điều tiết mắt: nhìn mờ, chói sáng
– Đục bao sau: nhìn mờ như sương giống như chưa phẫu thuật, cần chiếu laser
– Tăng nhãn áp: giảm thị lực, đau nhức mắt
– Bong rách giác mạc: xuất hiện chấm đen, chớp sáng
Các biến chứng này thường xuất hiện ngay hoặc sau phẫu thuật vài tháng hay vài năm, có thể gây suy giảm thị lực nghiêm trọng nếu người bệnh không có chế độ chăm sóc và điều trị kịp thời.
Khô nhức, chảy nước mắt là biến chứng thường gặp sau mổ đục thủy tinh thể
Xem thêm: Các biến chứng sau mổ đục thủy tinh thể và giải pháp khắc phục
Bạn nhìn mờ, chói sáng, thấy ruồi bay đã lâu nhưng đang đắn đo không biết có nên mổ đục thủy tinh thể không, hãy gọi tới số điện thoại 0243.775.9051, chúng tôi sẽ tư vấn chi tiết cho bạn.
Mổ phaco có nhiều ưu điểm và khá an toàn, giúp khôi phục thị lực nhanh chóng cho người bệnh, tuy nhiên chỉ nên tiến hành khi thị lực đã quá kém và phần thủy tinh thể bị đục không quá cứng.
Trong trường hợp thị lực từ 2/10 trở xuống mà thủy tinh thể đục quá cứng, việc làm nhỏ và hút bỏ thủy tinh thể sẽ rất khó khăn, khi đó cần sử dụng phương pháp cổ điển là mổ lấy thủy tinh thể trong bao hoặc ngoài bao.
Trường hợp thị lực từ 3/10 trở lên thì chưa cần thiết phải phẫu thuật. Theo các chuyên gia nhãn khoa, bổ sung chất chống oxy hóa mạnh như Alpha lipoic acid cùng Queretin đều đặn hàng ngày có thể giúp làm giảm các triệu chứng nhìn mờ, chói sáng, chấm đen; đồng thời giúp ngăn tiến triển của đục thủy tinh thể hiệu quả. Do vậy khi bệnh còn ở mức độ nhẹ thì giải pháp tối ưu nhất để bảo vệ thị lực lúc này là sử dụng viên uống bổ mắt chứa đồng thời Alpha lipoic acid và Queretin.
Xem thêm:
Viên uống bổ mắt giúp ngăn đục thủy tinh thể tiến triển
Những câu hỏi thường gặp nhất về mổ đục thủy tinh thể
Ds. Trần Huyền
Biên tập viên sức khỏe Trung Mỹ
Nguồn tham khảo:
https://www.webmd.com/eye-health/cataracts/extracapsular-surgery-for-cataracts-2
http://www.surgeryencyclopedia.com/Pa-St/Phacoemulsification-for-Cataracts.html
http://www.allaboutvision.com/conditions/cataract-surgery.htm
Tin liên quan
Viết bình luận