Mắt bị khô là tình trạng mà hầu hết học sinh, sinh viên hay những người lớn tuổi, làm việc nhiều trên máy tính, điện thoại phải đối mặt. Vậy đây là dấu hiệu cảnh báo bệnh gì? Có nguy hiểm không? Hãy tìm hiểu ngay sau đây.
Mục lục
Mắt bị khô là biểu hiện đặc trưng của khô mắt – một bệnh nhãn khoa xảy ra khi cơ thể bị thiếu hụt về số lượng và chất lượng nước mắt. Lúc này, mắt sẽ dễ bị kích ứng bởi môi trường bên ngoài như ánh nắng, gió, bụi, không khí khô… gây ra cảm giác nhức mỏi, cộm ngứa, chói sáng, nhìn mờ, đỏ nóng mắt… khó chịu.
Mắt bị khô chủ yếu do 2 nhóm nguyên nhân chính là giảm bài tiết nước mắt và nước mắt bốc hơi quá nhanh.
– Quá trình lão hóa mắt khi tuổi tác tăng cao sẽ làm giảm hoạt động của tuyến lệ, gây thiếu hụt nước mắt.
– Mắc một số bệnh toàn thân như viêm khớp dạng thấp, tiểu đường, lupus, xơ cứng bì, rối loạn tuyến giáp… hay sử dụng lâu dài thuốc kháng histamin, thuốc chống trầm cảm, thuốc hạ áp, thuốc tránh thai… có thể gây tác động xấu đến tuyến lệ, làm giảm tiết nước mắt.
Phẫu thuật mắt bằng laser, quá trình viêm hay tác động từ tia bức xạ có thể gây tổn thương, làm giảm chức năng của tuyến lệ.
– Mắt tiếp xúc với không khí khô nóng, gió mạnh, khói bụi
– Ít chớp mắt do tập trung nhìn máy tính, lái xe, đọc sách
– Tuyến Meibomian bị tắc nghẽn làm giảm lượng dầu trong nước mắt, khiến nước mắt dễ bốc hơi hơn.
Làm việc với máy tính trong thời gian dài dễ khiến mắt bị khô
Rất nhiều người nghĩ rằng, mắt bị khô không có gì nguy hiểm cho đến khi gặp phải những biến chứng nghiêm trọng gây giảm sút thị lực, tổn thương mắt không thể phục hồi, điển hình như:
– Nhiễm trùng mắt (viêm giác mạc, viêm kết mạc): màng phim nước mắt bị thiếu hụt khiến mắt dễ bị vi khuẩn, virut tấn công gây nhiễm trùng mắt với biểu hiện sưng nóng, đau đỏ mắt, chảy gỉ, mủ…, nếu không trị kịp thời có thể gây loét, sẹo giác mạc, khiến thị lực giảm sút nhanh chóng.
– Glocom, đục thủy tinh thể, tật khúc xạ…: Quá trình sản xuất nước mắt bị rối loạn có thể khiến mắt phải tăng điều tiết, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về mắt khác, gây tổn hại đến tầm nhìn và hoàn toàn có thể dẫn đến mù lòa.
– Nước mắt nhân tạo: Bù đắp lượng nước mắt bị thiếu hụt, giúp bôi trơn, giữ ẩm cho mắt, làm giảm triệu chứng khó chịu tạm thời.
– Thuốc chống viêm, kháng sinh: Dùng trong trường hợp mắt bị khô đã dẫn đến biến chứng viêm giác mạc, viêm kết mạc, viêm màng bồ đào… để giúp giảm đau nhức, đỏ sưng mắt, ngăn cản tổn thương mắt nặng.
– Miếng chèn giải phóng chậm Xenluloxy hydroxypropyl: Giúp cung cấp độ ẩm từ từ, trong thời gian dài cho mắt.
– Thuốc cường cholinergic (cevimelin, pilocarpin): Kích thích tuyến lệ bài tiết ra nhiều nước mắt hơn.
– Huyết thanh tự thân: Giúp làm ẩm mắt trong những trường hợp mắt bị khô nhưng không đáp ứng với các thuốc khác.
Theo nghiên cứu tiến hành bởi các nhà khoa học Brazil, những người bị khô mắt được chia thành 2 nhóm: một nhóm được bổ sung Alpha lipoic acid liên tục, nhóm còn lại không sử dụng. Vài tháng sau, nhóm bổ sung Alpha lipoic acid đã giảm đáng kể triệu chứng khô nhức, mỏi cộm, ngứa cay mắt, tầm nhìn cũng tốt hơn.
Lý giải điều này, các chuyên gia nhãn khoa cho biết, Alpha lipoic acid là chất chống oxy hóa mạnh có tác dụng bảo vệ cấu tạo và chức năng tuyến lệ, làm tăng cường hoạt động sản xuất nước mắt tự nhiên của cơ thể. Chính vì vậy, song song với việc dùng thuốc, người bệnh khô mắt được khuyên nên kết hợp sử dụng những sản phẩm bổ trợ giàu Alpha lipoic acid để giúp giảm triệu chứng khó chịu và ngăn ngừa biến chứng hiệu quả hơn.
Sản phẩm bổ trợ chứa Alpha lipoic acid giúp cải thiện mắt bị khô nhanh chóng
Nếu mắt bị khô khiến bạn vô cùng khó chịu và giảm hiệu suất làm việc, hãy gọi điện đến số: 0972 032 029 hoặc (024) 3775 9051 để được chuyên gia nhãn khoa tư vấn phương pháp trị phù hợp nhất.
– Đóng tạm thời hoặc vĩnh viễn ống dẫn lệ bằng nút silicon hoặc sẹo nhiệt để nước mắt không thoát ra khỏi mắt, tồn tại trên bề mặt mắt lâu hơn.
– Thông tắc tuyến dầu: Dùng máy tạo nhiệt, áp suất phù hợp LipiFlow để mát xa mi mắt, làm thông tuyến dầu bị tắc, giúp ổn định thành phần của nước mắt, giảm tốc độ bốc hơi.
Nếu lối sống thiếu khoa học là một trong những nguyên nhân khiến mắt bị khô thì ngược lại, một chế độ ăn uống, sinh hoạt phù hợp có thể góp phần giúp loại bỏ nhanh chóng tình trạng khó chịu này. Bạn nên:
– Tăng cường ăn rau củ và trái cây tươi như cà rốt, cà chua, súp lơ, ớt chuông, bí xanh, đu đủ, cam, dâu tây, nho…
– Uống đủ lượng nước cần thiết mỗi ngày.
– Không ăn quá mặn hay quá ngọt.
– Tránh xa khói thuốc lá hay các đồ uống chứa cồn như rượu, bia…
– Đảm bảo độ ẩm không khí trong khoảng 40 – 70 % để tránh nước mắt bốc hơi nhanh bằng cách hạn chế bật điều hòa, dùng thêm máy phun sương, tạo ẩm.
– Đeo kính khi ra trời nắng hay tiếp xúc môi trường nhiều gió bụi, không khí khô nóng.
– Chú ý chớp mắt thường xuyên, sau mỗi 30 phút làm việc nên nhắm mắt nghỉ ngơi tầm 2- 3 phút.
– Hạn chế trang điểm mắt hay đeo kính áp tròng.
– Mắt bị khô khỏi đầu không đáng ngại nhưng theo thời gian có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm cho thị lực. Bởi vậy, ngay khi nhận thấy biểu hiện này, bạn nên đi khám và có chế độ chăm sóc tốt để giúp đôi mắt luôn sáng khỏe.
Xem thêm
7 cách chữa mắt bị khô dân gian dễ áp dụng
Top thực phẩm tốt nhất cho đôi mắt
DS.Diệp Chi
Biên tập viên sức khỏe Trung Mỹ
Nguồn tham khảo
https://www.allaboutvision.com/conditions/dryeye-syndrome.htm
Tin liên quan
Viết bình luận