Bệnh động kinh

Hướng dẫn cách nhận biết động kinh vắng ý thức ở trẻ nhỏ

Ngày đăng: 25 Tháng Mười, 2016
5/5 - (10 bình chọn)

Sonia, một bé gái 8 tuổi, thỉnh thoảng bị chững lại vài giây, thậm chí cả 10 – 20 giây khi đang trong giờ học múa. Thấy Sonia có biểu hiện bất thường, giáo viên cất tiếng gọi nhưng không nhận được lời hồi đáp, dường như cô bé không nghe thấy gì cả. Giáo viên dạy múa ballet cho biết, Sonia thường chớp mắt và đôi khi trợn mắt, có lúc thì cứ nhìn chằm chằm vào một nơi nào đó. Sau khoảng thời gian “chết lặng” đó, Sonia lại tiếp tục những điệu múa của mình. Có ngày, cô bé bị như vậy đến hơn 50 lần.

Sonia có đầy đủ những biểu hiện của động kinh cơn vắng ý thức ở trẻ em (Childhood absence epilepsy – CAE). Đây là một dạng bệnh động kinh không có sự xuất hiện của cơn co giật, thường khởi phát trong thời kỳ ấu thơ.

Đặc điểm của động kinh cơn vắng ý thức

Trẻ bị động kinh cơn vắng ý thức thường gặp khó khăn trong việc tập trung

Động kinh cơn vắng ý thức có tên gọi cũ là động kinh cơn nhỏ (petit mal seizure). Trẻ bị động kinh cơn vắng ý thức thường xuất hiện rất nhiều các cơn vắng ý thức kéo dài khoảng 10 giây và kết thúc độ ngột, sau đó trẻ lại tiếp tục thực hiện các hoạt động. Đặc điểm này khiến cho động kinh cơn vắng ý thức rất khó phát hiện nếu không quan sát kỹ lưỡng, ngay cả bản thân đứa trẻ cũng không biết mình mắc bệnh. Trong cơn vắng ý thức trẻ thường có các biểu hiện như:

– Nhìn chằm chằm vào một hướng nào đó trong vô thức

– Chớp mắt nhiều, trợn ngược mắt và không phản ứng lại với các kích thích từ bên ngoài.

–  Một số trẻ có nhiều hành động lặp đi lặp lại, chẳng hạn như nhai, nuối nước bọt.

– Đang ăn, đang chơi, đang nói đột nhiên ngừng lại sau đó các hoạt động lại được tiếp tục.

Do các cơn vắng ý thức xảy ra rất nhiều lần trong ngày ảnh hưởng đến khả năng tập trung, tiếp thu, ghi nhớ bài giảng. Chính vì vậy, khả năng học tập sẽ không được như trẻ bình thường và các phụ huynh có thể nhận được nhiều lời phàn nàn từ giáo viên về việc con không tập trung trong học tập.

Động kinh cơn vắng ý thức thường gặp ở độ tuổi nào?

Theo thống kê, cứ 50 trường hợp động kinh thì có 1 – 4 trường hợp là động kinh cơn vắng ý thức (chiếm khoảng 2 – 8%). Cơn động kinh vắng ý thức thường khởi phát ở độ tuổi từ 3 – 11, phổ biến nhất trong nhóm 5 – 8 tuổi.

Nguyên nhân thường gặp nhất là di truyền. Khoảng 1 trong 3 gia đình có con nhỏ bị động kinh cơn vắng ý thức có tiền sử mắc căn bệnh này. Anh chị em ruột của trẻ bị động kinh cơn vắng ý thức có nguy cơ mắc bệnh lên tới 10%.

Chẩn đoán động kinh cơn vắng ý thức

Với những biểu hiện không rõ ràng, động kinh cơn vắng ý thức rất khó phát hiện. Nếu các phụ huynh thấy con có những biểu hiện của cơn động kinh vắng ý thức như mô tả ở trên, hãy đưa con tới chuyên khoa thần kinh của các bệnh viện uy tín để thăm khám kỹ lưỡng và thực hiện các xét nghiệm cần thiết, trong đó điện não đồ là quan trọng nhất. Thường thì trẻ được yêu cầu thở nhanh trong 3 – 5 phút trong quá trình điện não đồ. Phương pháp này giúp phát hiện 80% trường hợp trẻ có động kinh cơn vắng ý thức.

Điện não đồ là quan trọng nhất trong chẩn đoán động kinh cơn vắng ý thức

Điều trị động kinh cơn vắng ý thức như thế nào?

Ethosuximide (Zarontin) là loại thuốc được ưu tiên hàng đầu trong điều trị động kinh vắng ý thức. Ngoài ra, thuốc valproate (Depakine) cũng có hiệu quả không kém ethosuximide nhưng lại ảnh hưởng xấu tới khả năng chú ý của trẻ nên ít được sử dụng hơn. Lamotrigine (Lamictal) kém hiệu quả hơn so với hai loại thuốc nêu trên nhưng lại gây tác dụng phụ không đáng kể và trẻ không phải ngừng thuốc trong quá trình điều trị.

Sau một thời gian điều trị bằng một loại thuốc, nếu cơn động kinh vẫn xuất hiện thì trẻ cần được điều trị kết hợp nhiều thuốc khác nhau. Các thuốc khác được có thể được sử dụng bao gồm: methsuximide (Celontin), Topiramate (Topamax), Zonisamide (Zonegran), Levetiracetam (Keppra), Benzodiazepines (Clobazam, Stiripentol), Amantadine (Symmetrel). Tuy nhiên, tính hiệu quả và an toàn của các thuốc này vẫn cần được nghiên cứu thêm.

Một số trẻ động kinh vắng ý thức có thể được hưởng lợi từ  các hoạt chất sinh học từ thiên nhiên điển hình như Rhynchophyllin trong cây Câu đằng. Hoạt chất này có thể giúp giảm các triệu chứng và cải thiện đáng kể khả năng tu duy, trí nhớ.

Bạn có thể liên hệ tới số điện thoại 0243.775.9051 để biết chi tiết hơn về phương pháp điều trị này.

Ngoài ra, chế độ ăn Ketogenic cũng có thể được áp dụng, tuy nhiên nó khá phức tạp và tiềm ẩn một số tác dụng phụ nên tạm thời chưa áp dụng phổ biến tại Việt Nam.

Tiên lượng của động kinh cơn vắng ý thức khá tốt, ít nhất 2 trong 3 trường hợp bệnh đáp ứng với điều trị và các cơn động kinh hoàn toàn biến mất khi trẻ đến tuổi vị thành niên. Tuy nhiên, mặc dù bệnh được kiểm soát, trẻ vẫn có thể gặp khó khăn trong việc tập trung, chú ý. Có khoảng 10 – 15% trẻ phát triển các loại động kinh khác ở tuổi vị thành niên, thường là động kinh múa giật, động kinh co cứng – co giật, hoặc cả hai.

Xem thêm:

Mách cha mẹ sản phẩm thảo dược hỗ trợ điều trị động kinh vắng ý thức ở trẻ hiệu quả

Phương pháp giúp trẻ động kinh hòa nhập với cộng đồng

Chế độ dinh dưỡng giúp ngăn cơn động kinh tái phát

Biên tập viên sức khỏe Trung Mỹ

Nguồn tham khảo:

www.epilepsy.com/learn/types-epilepsy-syndromes/childhood-absence-epilepsy

Viết bình luận

  1. Hoàng, :

    bác sĩ cho e hỏi. bệnh động kinh vắng ý thức có tự lành bệnh được ko ạ

    1. trungmyjsc.com.vn :

      Chào bạn Hoàng,
      Động kinh vắng ý thức cũng giống như các dạng động kinh khác, là căn bệnh mạn tính và không thể tự khỏi hay lành được nếu không biện pháp chữa trị phù hợp. Bạn có thể tìm hiểu thêm thông tin chi tiết hơn trong bài viết sau:
      https://trungmyjsc.com.vn/vi/chuyen-gia-giai-dap-benh-dong-kinh-co-chua-khoi-hoan-toan-duoc-khong.html
      Không biết bạn hay người thân mắc phải chứng bệnh này đã lâu chưa? Và tần suất cơn hiện tại như thế nào? Với bệnh động kinh vắng ý thức thì biện pháp điều trị chính vẫn là sử dụng thuốc tây. Bởi vậy, nếu nhận thấy cơn xảy ra thường xuyên, bạn/ người thân nên đến chuyên khoa thần kinh tại các bệnh viện khám, đo điện não đồ để được đánh giá đúng mức độ bệnh, từ đó có hướng điều trị phù hợp. Bên cạnh đó, để kiểm soát cơn tốt hơn và góp phần rút ngắn thời gian điều trị bệnh, bạn/ người thân nên kết hợp sử dụng thêm sản phẩm hỗ trợ chứa thảo dược An tức hương, Câu đằng để giúp an thần, trấn tĩnh, ổn định dẫn truyền thần kinh, từ đó giúp giảm tần suất, mức độ, thời gian diễn ra cơn động kinh hiệu quả hơn.
      Nếu cần hỗ trợ thêm, bạn có thể gọi trực tiếp qua điện thoại số: 0972 032 029 để được tư vấn chi tiết.
      Chúc bạn sức khỏe!

  2. Đặng cúc :

    Xin chào con mình đc 5t .cháu đang học thì bị ngất bs chuẩn đoán là vắng ý thức .xin hỏi có đúng ko ạ .cam ơn nhiều ạ

    1. trungmyjsc.com.vn :

      Chào bạn Đặng cúc,
      Không biết bạn đã đo điện não đồ cho con chưa? Trong trường hợp, bác sĩ đã tiến hành đo điện não đồ và kết quả cho thấy xuất hiện sóng động kinh bất thường thì hiện tượng ngất xỉu mà bé gặp phải có khả năng cao là do cơn động kinh vắng ý thức gây ra, khi đó bạn nên tin tưởng vào kết luận của bác sĩ và tuân thủ cho con điều trị bằng thuốc tây kháng động kinh theo đúng chỉ định. Ngược lại, nếu bé thường xuyên bị ngất xỉu hoặc có các biểu hiện nghi ngờ động kinh mà gia đình chưa kiểm tra điện não cho con thì để chẩn đoán chính xác bệnh, bạn nên đưa con đến các bệnh viện uy tín và tiến hành đo điện não đồ.
      Bên cạnh đó, trong trường hợp bé đúng là mắc phải chứng bệnh động kinh, ngoài tuân thủ dùng thuốc theo kê đơn của bác sĩ, bạn có thể kết hợp cho con sử dụng thêm thực phẩm bảo vệ sức khỏe cốm Egaruta để hỗ trợ giúp trấn an tâm thần, thư giãn gân cốt, hỗ trợ giảm nguy cơ các cơn động kinh. Bạn có thể tìm hiểu thêm thông tin về sản phẩm trong bài viết sau:
      https://trungmyjsc.com.vn/vi/thuc-pham-chuc-nang-com-egaruta.html
      Nếu cần hỗ trợ thêm, bạn có thể liên hệ tới số: 0972.032.029 hoặc (024).3775.9051 để được tư vấn.
      Chúc bé sức khỏe!

  3. Thủy, :

    cho mình hỏi cơn động kinh vắng ý thức có cách nào khắc phục đc không ah

    1. trungmyjsc.com.vn :

      Chào bạn Thủy,
      Giống như các dạng động kinh khác, động kinh cơn vắng ý thức là chứng bệnh mạn tính, cần trị trong thời gian dài, ngắn thì là vài năm, có khi hàng chục năm hoặc cả đời. Phương pháp điều trị căn bệnh này hiện nay chủ yếu là dùng thuốc, sản phẩm hỗ trợ, một số trường hợp có thể cân nhắc phẫu thuật. Các phương pháp này đều nhằm mục đích kiểm soát tốt cơn vắng ý thức, hạn chế cơn tái phát và giúp cuộc sống của người bệnh tốt đẹp hơn. Bạn có thể tìm hiểu thêm trong bài viết dưới đây:
      https://trungmyjsc.com.vn/vi/dong-kinh-vang-y-thuc-o-nguoi-lon-nhan-biet-som-de-dieu-tri-kip-thoi.html
      Không biết bạn đã mắc bệnh động kinh vắng ý thức được bao lâu? Tần suất, biểu hiện cơn cụ thể như thế nào? Quá trình điều trị ra sao? Bạn có thể chia sẻ thêm hoặc gọi điện hay liên lạc qua Zalo đến số: 0972 032 029 để được tư vấn chi tiết hơn.
      Chúc bạn sức khỏe!

  4. Trần Văn Lương :

    Cháu tôi được hơn 5 tháng, sinh ngày 17/12/2019, ngày 22/5/2019, lúc 5 giờ sáng, khi đang bú mẹ, đột nhiên toàn thân mềm lả đi, mắt mở, không chớp, thời gian kéo dài khoảng 4 phút, sau đó, trở lại bình thường, đến 8 giờ bị lần thứ 2, kéo dài khoảng 2 phút, khi về viện Nhi TW, các bác sĩ đã làm các xét nghiệm: Về máu: kết quả: bạch cầu tăng, điện não đồ, kết quả: bình thường. điều trị: Keppra, loại viên nén 500mg, liều lượng: mỗi lần uống 1/12 viên, ngày 2 lần lúc 8 giờ sáng và tối. ngày 30/5 khám lại và làm điện não đồ, kết quả: Hơi có sóng, trong khoảng thời gian từ ngày 23/5 đến 11/6, không bị lại; ngày 12/6 tái phát lại 1 lần, ngày 13/6 bị lần 2, biểu hiện: chân tay và thân mềm nhũn, mắt mở, có phản ứng theo tay khi đưa qua mắt (nhìn theo), khi gọi, cháu vẫn mỉm cười, thời gian mỗi lần khoảng 1 phút. Ngày 13/6/2019, Bệnh viện Đa khoa Vĩnh Phúc làm điện não đồ, kết quả: Bình thường, làm điện tâm đồ, kết quả: bình thường. Đối chiếu với biểu hiện của cơn động kinh vắng ý thức, tôi thấy không thật đặc trưng và tuổi cháu cũng rất nhỏ (xin lỗi, tôi không phải làm trong ngành Y nên võ đoán). Xin hỏi, cháu tôi liệu có phải bị động kinh vắng ý thức không? Ngoài ra, có thể là bệnh gì khác? Tôi rất bối rối và lo lắng, xin chuyên gia cho tôi lời khuyên. Trân trọng cám ơn và rất mong câu trả lời.

    1. trungmyjsc.com.vn :

      Chào bạn Trần Văn Lương,
      Thường trong cơn động kinh vắng ý thức trẻ sẽ không phản ứng lại với bất kỳ kích thích gì từ bên ngoài, qua chia sẻ của bạn, bé vẫn mỉm cười khi gọi và đưa mắt nhìn theo tay của người lớn. Kết quả quả điện não đồ 2 lần của bé đều bình thường, do vậy có khả năng không phải cơn động kinh vắng ý thức. Tuy nhiên, hiện tại bé đang có đáp ứng tốt với thuốc Keppra – là một thuốc điều trị bệnh động kinh, do vậy gia đình nên tiếp tục cho bé duy trì dùng thuốc và tái khám theo đúng chỉ định của bác sĩ để đánh giá lại tình trạng bệnh. Đồng thời, chú ý theo dõi thường xuyên các kết quả xét nghiệm máu, điện não đồ, chụp CT não để chẩn đoán chính xác nguyên nhân bệnh xem có phải là cơn động kinh vắng ý thức không hay do một vấn đề bất thường khác ở não bộ gây ra.
      Nếu cần hỗ trợ gì thêm, bạn có thể liên hệ tới số: 0972 032 029 hoặc (024) 3775 9051 để được tư vấn trực tiếp.
      Chúc bé sớm khỏe!

  5. KIM, :

    Chào bác sĩ ! Con em sinh năm 2011, lúc cháu 14 tháng cháu bị động kinh .con e thuộc loại động kinh vắng ý thức và điều trị tại bv nhi đồng 1.điều trị 2 năm cháu hết và được cho giảm thuốc và ngưng thuốc. Nhưng 2 năm sau khi ngưng thuốc cháu bị lại vào năm cháu 6 tuổi.và tiếp tục được đều trị tại bv nhi đồng cho đến nay.nhưng triệu chưng bệnh có giảm nhưng không hết hẳn.vậy cho e hỏi bệnh con e tại sao lại tái lại mà k hết luôn.bây giờ e phải đi đâu để điều trị để con em hết hoàn toàn.e rất mong bác sĩ giúp đỡ.xin cám ơn.

    1. trungmyjsc.com.vn :

      Chào bạn KIM,
      Động kinh là bệnh lý mạn tính và khó có thể điều trị khỏi hoàn toàn. Mặc dù người bệnh có cắt được cơn động kinh sau một thời gian điều trị nhưng bệnh vẫn có thể tái phát do tác động của rất nhiều yếu tố, chẳng hạn như thời tiết thay đổi, chế độ ăn uống, sinh hoạt thiếu khoa học, lo lắng căng thẳng quá mức, sử dụng thực phẩm hay đồ uống chứa nhiều đường, chất kích thích….
      Với tình trạng hiện tại, khi cơn vắng ý thức tái phát, bạn nên cho con đi tái khám sớm tại bệnh viện Nhi Đồng hoặc chuyên khoa Thần kinh các bệnh viện lớn để được chẩn đoán chính xác mức độ bệnh cũng như được kê những loại thuốc kháng động kinh thích hợp.
      Bên cạnh đó, để nâng cao hiệu quả điều trị, bạn có thể kết hợp cho con sử dụng sản phẩm chứa An tức hương, Câu đằng – 2 thảo dược có tác dụng an thần, ổn định dẫn truyền thần kinh giúp giảm tần suất, mức độ, thời gian diễn ra cơn vắng ý thức, ngăn ngừa cơn tái phát hiệu quả. Bạn có thể tìm hiểu thêm thông tin trong bài viết dưới đây:
      https://trungmyjsc.com.vn/vi/vai-tro-an-tuc-huong-trong-dieu-tri-dong-kinh-tang-dong-giam-chu-y.html
      https://trungmyjsc.com.vn/vi/cau-dang-thao-duoc-quy-giup-ngan-ngua-con-co-giat-dong-kinh-cai-thien-chung-tang-dong-giam-chu-y.html
      Ngoài ra, trong chế độ ăn hàng ngày, bạn cần hạn chế cho con sử dụng thực phẩm chế biến sẵn, thực phẩm chứa nhiều gia vị như bột ngọt, đường…. tránh để bé thức khuya hay lo lắng căng thẳng quá mức. Bạn cũng có thể tìm hiểu thêm trong bài viết dưới đây:
      https://trungmyjsc.com.vn/vi/che-uong-va-sinh-hoat-voi-nguoi-benh-dong-kinh.html
      Nếu cần hỗ trợ thêm, bạn có thể gọi điện đến số: 0972 032 029 hoặc (024) 3775 9051 để được tư vấn trực tiếp.
      Chúc con bạn sớm đẩy lùi bệnh động kinh!

  6. Bình, :

    Bác sĩ cho e hỏi vs ạ.. e bị động kinh vắng ý thức gần một năm rồi.. e điều trị được 1 time cũg cảm thấy đỡ. Nhưng dạo này e bị áp lực từ học tập tới gia đình. E đi học hay có ảo giác là bị thầy cô đánh. Về nhà bame hay giận nhau ns nhau, ns nhau khiến e đau đầu.. e bị ảo mấy câu nói vs mấy hành động của bame dành cho em. E muốn cái này ngừg lại để e bình tỉnh đi học. E nên dùng thuốc j ạ

    1. trungmyjsc.com.vn :

      Chào bạn Bình,
      Đối với bệnh động kinh vắng ý thức, phương pháp điều trị chính vẫn là kiên trì dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ kết hợp với tái khám thường xuyên. Bên cạnh đó, việc luôn giữ tinh thần lạc quan, thoải mái cũng đóng vai trò quan trọng để giúp kiểm soát bệnh tốt hơn. Qua chia sẻ của bạn, việc bạn thường xuyên bị căng thẳng và áp lực cũng chính là nguyên nhân khiến tình trạng bệnh của bạn xấu đi dẫn đến biểu hiện đau đầu và mệt mỏi nhiều hơn. Do đó, bạn nên cởi mở chia sẻ với gia đình để được cảm thông và giúp hạn chế bớt những căng thẳng, tránh làm ảnh hưởng đến việc điều trị và sức khỏe. Ngoài ra, bạn cũng nên đi khám lại và trao đổi với bác sĩ để có những điều chỉnh nếu cần thiết. Bạn có thể tham khảo thông tin về cách điều trị và chế độ sinh hoạt tốt cho bệnh động kinh trong các bài viết dưới đây:
      https://trungmyjsc.com.vn/vi/dieu-tri-benh-dong-kinh-de-hay-kho.html
      https://trungmyjsc.com.vn/vi/che-uong-va-sinh-hoat-voi-nguoi-benh-dong-kinh.html
      Nếu cần hỗ trợ thêm, bạn có thể liên hệ số điện thoại 0972 032 029 hoặc (024) 3775 9051 để được tư vấn trực tiếp.
      Chúc bạn sớm khỏe!

  7. Nguyệt Anh, :

    Chào bs.em bị động kinh vắng ý thức.bsĩ cho thuốc despake 200 ngày 2 viên.nhưng mà em đang bị viêm gan b. bsĩ cho xét ngiệm máu rồi bảo vẫn dùng được,em đọc ngoài thì ko được dùng cho người viêm gan b vì rất có hại cho gan.bs cho em hỏi dùng lâu nó ảnh hưởng có nghiêm trọng đến gan ko,có phải thay thuốc khác ko

    1. trungmyjsc.com.vn :

      Chào bạn Nguyệt Anh,
      Depakine là thuốc được chỉ định phổ biến trong điều trị động kinh vắng ý thức. Mặc dù trong hướng dẫn sử dụng của Depakine, có ghi chú cần thận trọng với những người có tiền sử bệnh gan, tuy nhiên, có một số trường hợp dù được chẩn đoán là viêm gan B nhưng khi đánh giá tổng quát chức năng gan, cho thấy vẫn có thể sử dụng thuốc nên bác sĩ vẫn chỉ định thuốc này để điều trị động kinh, kèm theo những lưu ý trong quá trình sử dụng. Với trường hợp của bạn, khi chỉ định Depakine đồng nghĩa với việc bác sĩ đã có những cân nhắc nhất định nên bạn có thể yên tâm sử dụng thuốc theo hướng dẫn kết hợp với tái khám sau khoảng 2 – 3 tháng để đánh giá chức năng gan và những ảnh hưởng của thuốc kháng động kinh với tình trạng viêm gan.
      Nếu cần hỗ trợ thêm, bạn có thể liên hệ lại với chúng tôi theo số: 0972 032 029 hoặc (024) 3775 9051 để được tư vấn cụ thể.
      Chúc bạn sức khỏe!

  8. Kim Tuyến. :

    E thi thoảng có cơn mất ta thức:lúc mất ta thức đó là 2 tay bạn ấy có quắp lại,mắt trợn lên và người thì đơ ra, miệng chảy dãi nữa, kông biết gì cả. Thời gian bị chỉ 15 đến 30s thôi, khoảng 2 đến 3 tháng lặp lại 1 lần. em có chụp điện não thì đều bình thường hết. Vậy cho e hỏi, bây giờ em phải làm gì để tìm ra bệnh và phải uống thuốc gì ạ?

    1. trungmyjsc.com.vn :

      Chào bạn Kim Tuyến,
      Qua chia sẻ của bạn, chúng tôi thấy bạn có khả năng đang gặp phải căn bệnh động kinh vắng ý thức. Thông thường khi mắc động kinh, đo điện não đồ sẽ thấy sóng bất thường, tuy nhiên cũng có những trường hợp cơn thưa, nhẹ thì có thể không có sóng. Bạn có thể hiểu rõ hơn về thể bệnh này qua bài viết:
      https://trungmyjsc.com.vn/vi/dong-kinh-vang-y-thuc-o-nguoi-lon-nhan-biet-som-de-dieu-tri-kip-thoi.html
      Với tình trạng hiện tại, bạn nên đi tái khám thường xuyên tại các chuyên khoa thần kinh tại các bệnh viện uy tín để được chẩn đoán chính xác và có hướng điều trị phù hợp. Bên cạnh việc tuân thủ chỉ định của bác sĩ, bạn có thể tham khảo sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe cốm Egaruta với liều 4 gói chia 2 lần/ ngày để giúp cải thiện bệnh tốt hơn. Nếu cần biết thêm thông tin gì, bạn vui lòng gọi tới số điện thoại 0972 032 029 hoặc (024) 3775 9051, chúng tôi sẽ tư vấn chi tiết cho bạn.
      Chúc bạn sớm khỏe!

  9. Huân :

    Em chào bác sĩ ak.em có đưa em gái năm nay nó 23 tuổi mà .nó có dấu hiệu của bệnh động kinh vắng ý thức ak.bác sĩ tư vẫn giúp em

    1. trungmyjsc.com.vn :

      Chào bạn Huân,
      Bạn chia sẻ em bạn có dấu hiệu động kinh vắng ý thức, không biết các biểu hiện của em bạn cụ thể như thế nào? Với tình trạng hiện tại, bạn nên sớm cho em đi khám tại các chuyên khoa thần kinh tại các bệnh viện uy tín để được chẩn đoán chính xác và có hướng điều trị phù hợp. Một số địa chỉ thăm khám bạn có thể tham khảo dưới đây:
      Miền Bắc
      – Phòng khám GS Nguyễn Văn Chương – Nhà số 2, tổ 2, phố Giáp Nhất, P.Nhân Chính, Q.Thanh Xuân, Hà Nội
      – Khoa thần kinh, Bệnh viện Bạch Mai – Số 78 Giải Phóng, Đống Đa, Hà Nội
      – Khoa thần kinh, Bệnh viện Việc Đức – Số 40 phố Tràng Thi, Hà Nội
      Miền Trung
      – Bệnh viện Tâm thần Đà Nẵng – Số 193, Nguyễn Lương Bằng, P. Hòa Khánh Bắc, Q. Liên Chiểu, Đà Nẵng.
      – Khoa thần kinh, Bệnh viện Đa khoa Trung ương Huế – Số 16 Lê Lợi, Vĩnh Ninh, TP.Huế, Thừa Thiên Huế
      Miền Nam
      – Khoa thần kinh, Bệnh viện Nhi Đồng 1 – Số 341, Sư Vạn Hạnh, Phường 10, Quận 10, TP.HCM
      – Khoa thần kinh, Bệnh viện Chợ Rẫy – Số 201B Nguyễn Chí Thanh, phường 12, TP.HCM
      – Bệnh viện Tâm thần Tp.Hồ Chí Minh – 192 Hàm Tử, Phường.1, Quận 5, TP.HCM
      Sau khi thăm khám, nếu thực sự mắc bệnh động kinh vắng ý thức hoặc các dạng động kinh khác, bên cạnh việc tuân thủ chỉ định của bác sĩ, em bạn nên tham khảo sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe Cốm Egaruta với liều 4 gói chia 2 lần/ ngày để giúp hỗ trợ giảm nguy cơ động kinh. Bạn có thể tìm hiểu thêm về sản phẩm trong bài viết:
      https://trungmyjsc.com.vn/vi/thuc-pham-chuc-nang-com-egaruta.html
      Nếu cần hỗ trợ thêm, bạn có thể liên hệ lại với chúng tôi theo số điện thoại: 0972 032 029 hoặc (024) 3775 9051 để được tư vấn cụ thể hơn.
      Chúc em bạn và gia đình sức khỏe!