Nhắc tới hạ huyết áp, nhiều người sẽ nghĩ ngay tới các triệu chứng hoa mắt, chóng mặt, đau đầu, choáng váng. Nhưng như vậy đã đủ tất cả các dấu hiệu điển hình để nhận diện căn bệnh này?
Bài viết sau là tổng hợp tất cả các triệu chứng hạ huyết áp phổ biến, dễ nhận biết nhất, hạn chế tình trạng phán đoán sai bệnh làm giảm hiệu quả điều trị.
Mục lục
Những dấu hiệu cảnh báo sau sẽ giúp bạn nhận biết sớm khi cơn hạ huyết áp xảy ra:
– Hoa mắt chóng mặt, choáng váng đầu óc.
– Mặt mũi tối xầm, mất thăng bằng, đứng không vững.
– Mệt mỏi triền miên, cảm giác mất hết năng lượng.
– Đau, nhức đầu.
– Rối loạn giấc ngủ, khó ngủ, hay chập chờn, mộng mị.
– Nhìn mờ, thị lực giảm.
– Buồn nôn, nôn.
– Tay chân lạnh, sợ lạnh.
– Yếu, mỏi cơ.
– Giảm khả năng tập trung vào mọi việc.
– Nhầm lẫn, hay quên.
Hoa mắt, chóng mặt, đau đầu… là triệu chứng điển hình của hạ huyết áp
Xem thêm: Nguyên nhân gây hạ huyết áp – Hiểu biết đúng để phòng ngừa hiệu quả
Theo Viện Y tế Quốc gia (NIH), hạ huyết áp đột ngột có thể dẫn đến nhịp tim bất thường, thậm chí là co giật, ngất xỉu. Những biểu hiện này thường kèm theo một số triệu chứng khác như: Đau thắt ngực, khó thở, thở dốc… Ngoài ra, hạ huyết áp cũng có thể gây đau đầu, đau lưng, cứng cổ, ho kéo dài kèm theo đờm, sốt cao…
Nếu người bệnh có những biểu hiện trên, hãy ngay lập tức đưa họ tới cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám, chẩn đoán và xử trí kịp thời.
Sốc là tình trạng khá nguy hiểm với người bệnh hạ huyết áp bởi nó có thể gây tử vong nếu không được can thiệp kịp thời. Nguyên nhân của tình trạng sốc là do lưu lượng máu tới các cơ quan chính trong cơ thể (kể cả não bộ) giảm đột ngột, khiến các mô, tế bào không đủ oxy, dưỡng chất để hoạt động. Người bệnh thường có các biểu hiện sau:
– Nhầm lẫn, kém minh mẫn, nhất là ở người già.
– Mệt mỏi, buồn ngủ.
– Cảm thấy bị lạnh, vã mồ hôi.
– Da nhợt nhạt, xanh xao.
– Mạch yếu.
– Nhịp thở nông.
Sốc do hạ huyết áp quá mức có thể gây tử vong
Bất kỳ sự tăng hay giảm huyết áp cũng đều có thể gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe và nguy hiểm đến tính mạng. Nếu hạ huyết áp không được điều trị tốt, người bệnh có thể gặp phải một số hậu quả sau:
– Suy giảm trí nhớ.
– Giảm ham muốn tình dục ở cả nam và nữ.
– Suy thận.
– Suy tim, nhồi máu cơ tim
– Đột quỵ não.
– Tử vong do sốc.
Xem thêm: Hãy cẩn trọng với biến chứng từ huyết áp thấp
Với người thường xuyên bị hạ huyết áp thì chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt rất quan trọng, không chỉ giúp cải thiện triệu chứng mà còn giúp ổn định huyết áp hiệu quả. Dưới đây là một số lời khuyên hữu ích nên được lưu tâm:
– Tăng cường bổ sung đa dạng các loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, nhất là thực phẩm bổ máu chẳng hạn như: thịt đỏ, cá, trứng, sữa, đậu tương, rau dền, bí đỏ,…
– Uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày.
– Ăn mặn hơn một chút bởi natri trong muối có khả năng giữ nước tại thận, giúp tăng lưu lượng máu trong cơ thể, làm tăng huyết áp.
– Chia thành nhiều bữa nhỏ, tránh ăn quá no hoặc quá đói.
– Hạn chế rượu, bia, cà phê, thuốc lá và các chất kích thích khác.
– Sử dụng vớ (tất) nén y tế, giúp hạn chế ứ máu tại chi.
– Tránh thay đổi tư thế đột ngột, hạn chế ngồi vắt chéo chân hoặc đứng trong một thời gian dài.
– Tập thể dục đều đặn, thường xuyên với các bài tập yoga, ngồi thiền, đi bộ nhẹ nhàng, hít sâu thở chậm 20 – 30 phút/ngày.
– Hạn chế tắm nước nóng, bởi nước nóng có thể gây giãn mạch, hạ huyết áp.
Từ xa xưa, Đương quy vốn là một trong những vị thuốc quý được sử dụng rộng rãi trong các bài thuốc bổ máu, hoạt huyết, tăng cường lưu thông máu, điều hòa huyết áp, làm giảm nhanh các triệu chứng hoa mắt, chóng mặt, mệt mỏi, đau đầu… ở những người huyết áp thấp. Có được tác dụng như vậy là bởi các hoạt chất trong thảo dược này giúp kích thích tủy xương tăng sinh tế bào máu, điều hòa hệ thần kinh thể dịch, kích hoạt các thụ thể cảm áp hoạt động hiệu quả trong việc nâng cao chỉ số huyết áp.
Hiện nay, Đương quy thường được kết hợp cùng 2 thảo dược khác là Xuyên tiêu và Ích trí nhân trong một số sản phẩm bổ não. Bộ 3 thảo dược này được nhiều chuyên gia đánh giá cao bởi đây là một công thức ưu việt, tác động tận gốc căn nguyên, toàn diện trên mọi góc độ của chứng bệnh hạ huyết áp.
Xem thêm: Thông tin sản phẩm hỗ trợ điều trị hạ huyết áp từ thảo dược tự nhiên
Ds. Thu Thủy
Biên tập viên sức khỏe Trung Mỹ
Nguồn tham khảo:
https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/low-blood-pressure/symptoms-causes/syc-20355465
Tin liên quan
Viết bình luận