Bạn đang rất mệt mỏi, chán nản vì trẻ quá nghịch ngợm, hiếu động, không biết nghe lời? Bạn lo lắng con mắc chứng tăng động giảm chú ý và mong muốn tìm một giải pháp giúp con kiểm soát những biểu hiện này? Vậy còn chần chờ gì nữa, hãy đọc ngay bài viết dưới đây.
Mục lục
Mặc dù nghịch ngợm, hiếu động quá mức là một trong những biểu hiện điển hình của chứng tăng động giảm chú ý, nhưng không có nghĩa là tất cả những trẻ nghịch ngợm đều mắc bệnh. Bởi lẽ, đây cũng có thể là đặc điểm tính cách hình thành trong quá trình phát triển do nhu cầu được học hỏi, tìm hiểu mọi thứ xung quanh của trẻ. Thậm chí có những trẻ tỏ ra nghịch ngợm, không nghe lời chỉ vì trẻ muốn được cha mẹ quan tâm, chú ý nhiều hơn. Do đó, thay vì lo lắng một cách thái quá, phụ huynh nên theo dõi sát những hành vi, cảm xúc của con để có những nhận định chính xác và có hướng can thiệp kịp thời, tránh ảnh hưởng đến tương lai của trẻ.
Trẻ quá nghịch ngợm chưa hẳn là tăng động giảm chú ý
Bạn cần đưa trẻ đi khám về tăng động giảm chú ý nếu trẻ quá nghịch ngợm, hiếu động trong ít nhất 2 môi trường (ví dụ như ở nhà, trường học) và kéo dài trên 6 tháng, kèm theo một số triệu chứng dưới đây:
– Dễ bị phân tâm, thiếu tập trung chú ý vào tất cả mọi việc và gặp khó khăn khi phải ngồi yên một chỗ trong thời gian dài.
– Nói quá nhiều, nói chen ngang vào câu chuyện của người khác hoặc hấp tấp trả lời ngay khi chưa được hỏi.
– Thiếu kiên nhẫn, thường tỏ thái độ khó chịu khi phải chờ đợi đến lượt mình khi xếp hàng hoặc khi tham gia các trò chơi cùng mọi người.
– Không đủ kiên trì để hoàn thành một nhiệm vụ được giao, thường bỏ dở giữa chừng, đặc biệt là những công việc đòi hỏi phải ngồi yên hoặc tư duy logic.
– Khó có thể kiểm soát cảm xúc, dễ nổi nóng, cáu giận, la hét và có hành vi bạo lực như đánh, đấm, cấu véo bạn bè, người thân khi không được đáp ứng yêu cầu.
– Khó ngủ, hay trằn trọc, quấy khóc giữa đêm mà không rõ nguyên nhân.
Chắc hẳn bất kể phụ huynh nào cũng sẽ cảm thấy mệt mỏi, chán nản mỗi khi trẻ nghịch ngợm, hiếu động và chẳng chịu nghe lời. Bởi vậy, cha mẹ nên biết cách giáo dục hành vi cho trẻ từ giai đoạn này, cụ thể bạn nên:
– Thay vì trách mắng, hãy khuyên bảo, nhắc nhở nhẹ nhàng để trẻ hiểu những hành động của mình là không đúng, từ đó tự thay đổi bản thân tốt hơn.
– Tạo những thói quen tốt cho cho trẻ bằng cách thiết lập thời gian biểu rõ ràng cho từng nhiệm vụ mỗi ngày và yêu cầu trẻ nghiêm túc thực hiện theo.
– Thường xuyên khen ngợi, động viên khi trẻ làm được việc tốt, đồng thời đưa ra hình phạt cụ thể và áp dụng ngay khi trẻ có hành vi sai trái. Điều này giúp trẻ tự nhận thức được đúng – sai và tự sửa chữa.
– Dành thời gian trò chuyện với trẻ nhiều hơn để hiểu rõ những tâm tư, khó khăn mà trẻ đang gặp phải, đồng thời đưa ra những lời khuyên giúp trẻ giải quyết mọi tình huống trong cuộc sống.
– Hạn chế cho trẻ tiếp xúc quá nhiều với các thiết bị điện tử như ti vi, máy tính, điện thoại,…
Cha mẹ nên thường xuyên động viên, khen thưởng những hành vi tốt của trẻ
Bên cạnh đó, các bậc phụ huynh có thể tham khảo kết hợp cùng các sản phẩm bổ trợ có chứa bộ đôi thảo dược Câu đằng, An tức hương. Bởi lẽ, những thảo dược này đã được chứng minh có tác dụng trấn an tâm thần, ổn định hoạt động điện não, làm dịu những kích thích quá mức của não bộ, nhờ đó giúp trẻ bớt nghịch ngợm, hiếu động, nâng cao sự tập trung chú ý trong sinh hoạt hàng ngày.
Xem thêm:
Giải pháp từ thảo dược giúp trẻ cải thiện chứng tăng động giảm chú ý hiệu quả
Hướng dẫn cha mẹ cách dạy trẻ tăng động giảm chú ý ngay tại nhà!
Trẻ quá nghịch ngợm không có nghĩa là tăng động giảm chú ý bởi còn tùy thuộc vào từng giai đoạn và biểu hiện đi kèm ở mỗi trẻ. Điều quan trọng lúc này là luôn yêu thương, quan tâm và chú ý tới từng hành động, cảm xúc của trẻ để kịp thời uốn nắn, can thiệp điều chỉnh đúng cách, giúp con ngoan ngoãn, biết nghe lời hơn. Và nếu còn bất cứ điều gì thắc mắc, vui lòng liên hệ số 024.3775.9051 – 0972.032.029 để được hỗ trợ tư vấn trực tiếp
DS:Mai Hoa
Biên tập viên sức khỏe Trung Mỹ
Nguồn tham khảo:
https://www.additudemag.com/bad-behavior-adhd-symptoms/
Tin liên quan
Viết bình luận