Cùng với cận thị, đục dịch kính ở trẻ em cũng đang là vấn đề nổi cộm trong thời gian gần đây do số trường hợp mắc bệnh đang ngày càng gia tăng. Vậy vì sao trẻ em lại bị đục dịch kính – căn bệnh vốn được biết đến là của người già? Cùng tìm hiểu lý do và các phương pháp điều trị ngay sau đây.
Mục lục
Dịch kính còn có tên khác là pha lê thể, là bộ phận nằm ngay sau thủy tinh thể của mắt, có nhiệm vụ giữ vững cấu trúc của khối mắt. Bình thường, dịch kính ở dạng trong suốt, giúp tia sáng truyền qua dễ dàng. Tuy nhiên, khi các phân tử colagen bị biến tính và kết tụ lại, dịch kính sẽ bị đục, gây cản trở đường truyền của tia sáng, làm xuất hiện các vật lạ như sợi tóc, dấu phẩy, hình tròn, đốm xám, chấm đen… trôi nổi trong tầm nhìn như ruồi bay trước mắt.
Nếu quá trình stress oxy hóa khi tuổi tác tăng cao đã được khẳng định là nguyên nhân chính gây đục dịch kính ở người lớn thì ở trẻ em lại có rất nhiều yếu tố có thể gây phát sinh căn bệnh này, cụ thể như sau:
– Cận thị nặng hoặc từng mắc trong nhiều năm
– Chấn thương gây xuất huyết trong ổ mắt
– Bong rách võng mạc
– Viêm màng bồ đào sau
– Tiểu đường bẩm sinh
– Từng phẫu thuật mắt
– Dùng thuốc kháng sinh, chống viêm, an thần, kháng dị ứng… trong thời gian dài
– Dùng máy tính, điện thoại hoặc các thiết bị điện tử khác liên tục nhiều giờ mỗi ngày.
Dùng máy tính nhiều dễ gây đục dịch kính ở trẻ em
Theo chuyên gia nhãn khoa, các nguyên nhân gây đục dịch kính ở trẻ em đa phần đều là tình trạng nguy hiểm, có thể tiến triển nặng nhanh và làm giảm thị lực nghiêm trọng. Do vậy, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, đục dịch kính ở trẻ em hoàn toàn có thể dẫn đến mù lòa vĩnh viễn.
Ngoài việc xử lý các nguyên nhân, để loại bỏ tình trạng chấm đen ruồi bay do đục dịch kính, phụ huynh có thể áp dụng 1 trong 2 phương pháp cho trẻ.
Hiện nay, một số vi chất chuyên biệt có khả năng ngăn chặn đục dịch kính ở trẻ em tiến triển và phòng mù lòa hiệu quả, cụ thể là:
– Vitamin B2, Kẽm: tham gia vào quá trình trao đổi chất và làm tăng lưu thông máu, loại bỏ rác thải khỏi mắt, qua đó giúp mắt nhanh phục hồi khi bị chấn thương, sau phẫu thuật, giảm nguy cơ đục dịch kính.
– Palmatin từ thảo dược Hoàng đằng: là kháng sinh tự nhiên có tác dụng chống viêm mắt hiệu quả, vừa làm giảm nhanh biểu hiện đau nhức, sưng đỏ mắt, vừa làm giảm tác động xấu đến cấu trúc dịch kính.
– Lutein, Zeaxanthin: có khả năng hấp thụ bớt tia bức xạ, do vậy, sẽ giúp bảo vệ dịch kính và các bộ phận khác của mắt tránh khỏi tác hại của ánh sáng xanh, ánh nắng hay các loại ánh sáng cường độ mạnh khác.
– Quercetin, Alpha lipoic acid: giúp chống stress oxy hóa, loại bỏ gốc tự do làm biến đổi colagen trong dịch kính, qua đó ngăn chặn đục dịch kính tiến triển.
Bởi vậy, nếu trẻ đang mắc đục dịch kính, gia đình nên tìm hiểu những sản phẩm bổ mắt có chứa kết hợp những dưỡng chất kể trên để trẻ dùng sớm, từ đó mau chóng phục hồi thị lực và loại bỏ chấm đen ruồi bay hiệu quả.
Trong trường hợp trẻ bị đục dịch kính đã quá nặng hoặc nguyên nhân gây đục dịch kính là bệnh lý cấp tính như bong rách võng mạc, viêm mắt, chấn thương…, bác sĩ có thể chỉ định trẻ thực hiện một số phẫu thuật sau:
– Chiếu tia laser vào để phá vỡ các đám đục thành các mảnh nhỏ để mắt khó phát hiện ra chúng.
– Cắt bỏ hoàn toàn dịch kính đã đục và thay thế bằng dung dịch trong suốt đẳng trương để thay thế.
– Chiếu laser hoặc áp lạnh để hàn gắn và cố định võng mạc mắt.
– Tiêm thuốc điều trị nhiễm trùng ổ mắt.
Phẫu thuật nào cũng có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm, do vậy để đảm bảo an toàn và đạt kết quả cao, bạn nên đưa trẻ đi khám và điều trị tại các bệnh viện Mắt uy tín.
Phẫu thuật trị đục dịch kính ở trẻ em có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm
Phòng bệnh hơn chữa bệnh và trường hợp đục dịch kính ở trẻ em cũng không ngoại lệ. Để ngăn chặn căn bệnh này từ sớm, các bậc phụ huynh nên hướng dẫn trẻ thực hiện đều đặn một số hướng dẫn sau đây:
– Hạn chế cho trẻ dùng các thiết bị điện tử sớm hoặc nhiều giờ trong ngày, tổng thời gian dùng tối đa là 2 tiếng/ ngày và chia nhỏ vào nhiều khung giờ khác nhau.
– Đeo kính, đội mũ cho trẻ khi đi ra ngoài để tránh mắt tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng
– Không để trẻ thức khuya quá 11 giờ đêm, đảm bảo trẻ ngủ đủ 6 – 8 giờ mỗi ngày.
– Chỉ dùng thuốc tây nếu có chỉ định của bác sĩ, tránh lạm dụng.
– Thiết lập chế độ ăn cân bằng, đủ các dưỡng chất cho trẻ, chú ý đủ rau xanh và trái cây, tránh đồ ngọt hoặc thực phẩm chế biến sẵn nhiều chất bảo quản, chất béo bão hòa và muối.
– Nhắc trẻ cẩn thận, tránh chạy nhảy quá mức để phòng nguy cơ té ngã gây chấn thương mắt và cơ thể.
Có nhiều trường hợp chỉ vì phát hiện đục dịch kính muộn mà trẻ đã bị giảm thị lực nặng nề. Để tránh hậu quả đáng tiếc này, bạn cần cho trẻ đi khám mắt định kỳ thường xuyên, đồng thời tìm hiểu kỹ về dấu hiệu, nguyên nhân gây đục dịch kính ở trẻ em để có hướng chăm sóc mắt cho trẻ hiệu quả. Nếu cần hỗ trợ gì thêm, bạn có thể gọi điện đến tổng đài: 0972032029 để được tư vấn trực tiếp.
Xem thêm
Đục dịch kính nên ăn gì nên kiêng gì?
Vì sao mọi người lầm tưởng đục dịch kính có thể tự khỏi được?
DS: Diệp Chi
Biên tập viên sức khỏe Trung Mỹ
Nguồn tham khảo
https://www.natureword.com/tag/eye-floaters-in-children/vd
Tin liên quan
Viết bình luận