Đục thủy tinh thể và thoái hóa điểm vàng

Cườm mắt: Nguyên nhân gây mù lòa thường gặp nhất

Ngày đăng: 25 Tháng Tám, 2016
4.6/5 - (9 bình chọn)

Cườm mắt là tên gọi ở nước ta để chỉ hai bệnh phổ biến về mắt thường gặp ở người lớn tuổi là cườm nước (đục thủy tinh thể) và cườm khô (glocom, tăng nhãn áp). Đây là 2 nguyên nhân chiếm hầu hết trong các trường hợp mù lòa trên toàn thế giới. Thông tin trong bài viết sau đây sẽ làm rõ về hai dạng bệnh này để bạn có thể dễ dàng phân biệt hơn.

Bệnh cườm khô và những điều cần biết

Cườm khô xảy ra khi thủy tinh thể trong mắt (có vai trò là một thấu kính hội tụ) bị vẩn đục, khiến tầm nhìn của người bệnh bị suy giảm, giống như có màn sương che phủ. Bệnh thường gặp ở người lớn tuổi, do quá trình lão hòa khiến các protein trong thủy tinh thể bị biến dạng, chúng tập trung lại với nhau thành từng đám làm thay đổi đường truyền của tia sáng.

Triệu chứng của bệnh cườm khô

Trong giai đoạn đầu, cườm khô thường không có triệu chứng gì đặc biệt, do đó bạn khó có khả năng phát hiện mình mắc bệnh. Cườm khô thường xuất hiện ở cả hai mắt, tuy nhiên mỗi mắt sẽ có mức độ và tốc độ tiến triển khác nhau. Thị lực của bạn có thể bị mờ dần, nhìn thấy sương mù hoặc những đốm nhỏ, hình ảnh bị méo mó.
Đục thủy tinh thể cũng có thể gây ra một số triệu chứng khác, bao gồm:

– Tầm nhìn kém trong điều kiện thiếu sáng hoặc quá nhiều ánh sáng

– Sợ ánh sáng cường độ cao

– Màu sắc bị lệch lạc, có xu hướng chuyển màu vàng hoặc nâu

– Nhìn một hình ảnh biến thành hai (song thị)

– Ruồi đậu ngay trước mắt (những chấm đen, vệt dài nằm cố định khi mắt di chuyển)

– Nhìn thấy vầng hào quang quanh nguồn sáng

– Thường xuyên phải thay kính mắt

Tầm nhìn của mắt bình thường và mắt bị đục thủy tinh thể

Tầm nhìn của mắt bình thường và mắt bị đục thủy tinh thể

Ai dễ mắc cườm khô?

Cườm khô còn được xem là căn bệnh khi có tuổi. Tương tự như tóc bạc, cườm khô cũng là một phần tất yếu của quá trình lão hóa. Nếu bạn sau tuổi 65 sẽ có nguy cơ cao nhất bị cườm khô, không phân biệt giữa nam giới và nữ giới.
Một số yếu tố nguy cơ khác có thể thúc đẩy đục thủy tinh thể tiến triển trong tương lai:

– Gia đình có người từng mắc đục thủy tinh thể

– Người bị bệnh đái tháo đường

– Mắc bệnh về mắt, chẳng hạn như viêm màng bồ đào

– Đã từng phẫu thuật mắt hoặc gặp chấn thương về mắt

– Sử dụng liều cao thuốc corticoids trong thời gian dài

Điều trị cườm khô

Người bệnh ở giai đoạn đầu thường không cần phẫu thuật ngay mà có thể sử dụng kính để đọc sách hoặc khi di chuyển. Theo thời gian, bệnh nặng dần lên khiến người bệnh không thể nhìn được dù đã tăng số kính hoặc sử dụng bất kỳ biện pháp nào khác.
Phẫu thuật thay thủy tinh thể đã trở thành một kỹ thuật phổ biến, được chứng minh là có hiệu quả tốt đối với người bệnh bị đục thủy tinh thể nặng. Bằng cách rạch một đường nhỏ trên mắt, bác sĩ có thể hút bỏ phần thủy tinh thể tự nhiên và thay vào đó bằng một ống kính nội nhãn trong suốt. Sau phẫu thuật, người bệnh có thể nhìn rõ trong một cự ly nhất định bởi thủy tinh thể nhân tạo không có khả năng điều tiết như thủy tinh thể tự nhiên.

Bệnh cườm nước là gì?

Cườm nước còn có tên gọi khác là bệnh glocom. Đây là căn bệnh ảnh hưởng nghiêm trọng đến thần kinh thị giác, khiến người bệnh bị mất dần thị lực mà không thể lấy lại bằng bất cứ phương pháp điều trị nào. Bệnh cườm nước xảy ra do thủy dịch trong nhãn cầu khó hoặc không thể thoát được ra ngoài. Sự dồn ứ thủy dịch trong mắt khiến nhãn áp tăng cao, chèn ép vào các dây thần kinh thị giác phía sau võng mạc, dần dẫn đến mù lòa.
Có bốn dạng chính của bệnh cườm nước là:

– Tăng nhãn áp góc mở mạn tính: là dạng phổ biến nhất, nhưng thường xuất hiện và tiến triển dần dần.

– Tăng nhãn áp góc đóng cấp tính: bệnh ít khi xảy ra nhưng khi đã xảy ra thì đặc biệt nguy hiểm. Người bệnh có thể bị mù lòa chỉ sau một vài ngày nếu không được đưa đi cấp cứu kịp thời.

– Tăng nhãn áp thứ cấp: xuất hiện sau khi: viêm màng bồ đào, chấn thương mắt, phẫu thuật mắt…

– Tăng nhãn áp bẩm sinh: gặp ở trẻ nhỏ do các bất thường bẩm sinh ở mắt.

Triệu chứng bệnh cườm nước

Tùy thuộc vào dạng bệnh cườm nước mà các triệu chứng cũng khác nhau đôi chút. Nhưng người bệnh sẽ thấy thị lực ngoại vi mất dần (tầm nhìn đường hầm), cuối cùng dẫn đến mất thị lực toàn bộ. Trong trường hợp tăng nhãn áp cấp tính, người bệnh có thể cảm thấy đau nhức mắt dữ dội, buồn nôn, nôn, chảy nước mắt…

Tầm nhìn đường hầm trong bệnh cườm nước

Tầm nhìn đường hầm trong bệnh cườm nước

Điều trị bệnh cườm nước

Cườm nước có thể được điều trị bằng thuốc nhỏ mắt, thuốc uống hoặc bằng phẫu thuật laser. Tuy nhiên, việc chẩn đoán bệnh sớm là điều cực kỳ quan trọng bởi các tế bào thần kinh thị giác khi chết đi sẽ không còn có khả năng phục hồi. Điều trị sớm giúp giảm bớt những tổn thương không đáng có, bảo vệ thị lực của người bệnh.
Người bệnh thường được sử dụng kết hợp nhiều loại thuốc nhỏ mắt khác nhau, mỗi loại cách nhau tối thiểu 15 phút để tránh tương tác thuốc. Một số loại thuốc uống, chẳng hạn như thuốc lợi tiểu giúp tăng cường thoát dịch ra khỏi mắt, làm hạ nhãn áp. Chỉ khi bệnh nặng hoặc trường hợp bị tăng nhãn áp cấp tính góc đóng, các phương pháp điều trị bằng phẫu thuật mới được xem xét.

Các biện pháp phòng ngừa bệnh cườm mắt

Để ngăn ngừa bệnh cườm mắt, bạn cần khám mắt định kỳ. Các bác sĩ sẽ giúp bạn phát hiện bất kỳ dấu hiệu nào của bệnh để điều trị càng sớm càng tốt. Ngoài ra, bạn cũng cần chú trọng bảo vệ đôi mắt bằng cách thiết lập lối sống khoa học như hướng dẫn sau:

– Bổ sung các dưỡng chất cần thiết nhất cho mắt như: Alpha lipoic acid, vitamin A, E, B2, Kẽm, Lutein, Zeaxanthin qua chế độ ăn hàng ngày. Theo các chuyên gia nhãn khoa, đây là điều quan trọng hàng đầu giúp bảo vệ mắt tránh khỏi nguy cơ giảm thị lực hay mù lòa do bệnh cườm mắt gây ra. Tuy nhiên càng lớn tuổi, khả năng hấp thu càng kém đi nhiều. Do vậy, để đảm bảo cung cấp đủ nhu cẩu mỗi ngày, bạn nên sử dụng thêm các sản phẩm bổ mắt có chứa kết hợp các dưỡng chất kể trên.

– Uống đủ lượng nước cần thiết hàng ngày.

– Ngủ đủ giấc, tránh thức khuya quá 11 giờ đêm.

– Tránh sử dụng thuốc lá, bia, rượu, cà phê và các đồ uống chứa cồn hay các chất kích thích khác.

– Đeo kính bảo vệ mắt, tránh tiếp xúc nhiều với khói bụi, ánh nắng, ánh sáng xanh từ máy tính, điện thoại, ti vi…

– Tập thể dục thể thao để nâng cao sức khỏe, tránh mắc các bệnh toàn thân gây tác động xấu đến mắt.

Đã mắc bệnh cườm mắt thì dù là cườm nước hay cườm khô cũng đều nguy hiểm, có thể gây mù lòa vĩnh viễn nhanh chóng nếu không điều trị hay chăm sóc kịp thời. “Giàu hai con mắt, khó đôi bàn tay”, đôi mắt là cửa sổ tâm hồn, cũng là “vốn liếng” quan trọng nhất của con người, do đó, bạn cần đặc biệt quan tâm đến đôi mắt ngay cả khi chưa mắc bệnh, cụ thể là cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho mắt và đi khám mắt thường xuyên. Điều này có ý nghĩa quan trọng giúp mắt sáng khỏe, phòng ngừa cườm mắt nói riêng và các bệnh về mắt nói chung hiệu quả.

Ds. Trần Huyền

Biên tập viên sức khỏe Trung Mỹ

Nguồn tham khảo: http://www.nhs.uk/

Thông tin về Minh Nhãn Khang – Sản phẩm cung cấp đầy đủ các dưỡng chất thiết yếu giúp đẩy lùi cườm mắt hiệu quả:

– Alpha lipoic aid: Chống oxy hóa bảo vệ sự trong suốt của thủy tinh thể; ngăn chặn tổn thương dây thần kinh thị giác do cườm nước

– Vitamin B2, Kẽm: Là chất dinh dưỡng của dây thần kinh thị giác, tế bào võng mạc, làm giảm tác hại của cườm nước đến thị lực, giảm nguy cơ mắc cườm khô

– Lutein, Zeaxanthin, Quercetin: Tránh ảnh hưởng xấu của ánh nắng hay ánh sáng xanh từ các thiết bị điện tử (máy tính, điện thoại, tivi…), làm giảm sự trầm trọng thêm của bệnh cườm mắt

– Hoàng đằng: Chống viêm, giảm sưng đỏ, đau mắt

 

Viết bình luận