Cườm đá là bệnh gì? Cườm đá có triệu chứng gì? Bệnh cườm đá có gây mù lòa không? Cần điều trị như thế nào, phẫu thuật hay phải dùng thuốc?… đó đều là những băn khoăn của bất kỳ ai khi được kết luận mắc bệnh về mắt này. Những thông tin dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp tất cả, từ đó hiểu cặn kẽ về cườm đá để bảo vệ thị lực tối ưu.
Mục lục
Cườm đá còn có nhiều tên gọi tương đồng khác là cườm hạt, cườm khô, đục thủy tinh thể, là một bệnh về mắt xảy ra khi thủy tinh thể (thấu kính của mắt) trở lên vẩn đục, không còn trong suốt như vốn có. Lúc này các tia sáng không được hội tụ và truyền chính xác đến võng mạc, khiến thị lực của người bệnh suy giảm.
Tùy thuộc mức độ đục thủy tinh thể, tình trạng sức khỏe mà người bệnh có thể gặp phải 1, 2, 3 hay thậm chí cả 10 triệu chứng sau:
– Tầm nhìn kém, mắt mờ như bị che bởi một lớp màng sương
– Thấy những vật thể lạ như sợi tóc, màng nhện, đốm xám, chấm đen… như ruồi bay trước mắt.
– Tăng nhạy cảm với ánh sáng, dễ bị chói mắt, thấy hào quang khi tiếp xúc với nguồn sáng.
– Tăng độ kính nhanh trong giai đoạn nhẹ, ở giai đoạn nặng dù đeo kính cao độ cũng không thể nhìn rõ hơn.
– Nhìn đôi, nhìn ba (nhìn 1 vật thành 2, 3 vật hoặc nhiều hơn).
– Khả năng nhìn vào ban đêm bị giảm sút nghiêm trọng (tương tự như quáng gà)
– Thấy sự vật như bị đổi màu, trở lên nhạt nhòa và tối hơn.
– Không nhìn được các chi tiết hay vật thể nhỏ.
– Cần bật nhiều đèn hoặc chỉnh ánh sáng màn hình điện thoại, máy tính lên mức cao mới nhìn được.
– Thấy xuất hiện hạt cườm đá màu trắng bạc ở vị trí con ngươi mắt khi soi gương
Quá trình stress oxy hóa sản sinh ra nhiều rác thải là các gốc tự do độc hại, gây biến đổi cấu trúc các phân tử protein trong thủy tinh thể, khiến chúng kết tụ lại thành các đám đục mờ. Đây chính là nguyên nhân chủ yếu gây bệnh cườm đá.
Theo thống kê, 70% người bị cườm đá có độ tuổi từ 40 trở lên, do vậy, có thể thấy, tuổi cao là một trong những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc căn bệnh này. Ngoài ra, nếu thuộc những đối tượng dưới đây, bạn cũng sẽ dễ bị cườm đá hơn hẳn.
– Gia đình có người mắc cườm đá
– Đang mắc bệnh tiểu đường, tăng huyết áp, tim mạch…
– Bị nhiễm phóng xạ, hóa chất
– Tiếp xúc nhiều và trực tiếp với ánh nắng, ánh sáng xanh, khói bụi, vi khuẩn…
– Hút thuốc lá, uống nhiều rượu bia
– Sử dụng một số loại thuốc tây kéo dài, tiêu biểu như thuốc corticoid, statin
– Đang có tổn thương khác về mắt như viêm giác mạc, viêm màng bồ đào, cườm nước, chấn thương mắt…
– Mắt bị thiếu hụt chất dinh dưỡng
Cườm đá là bệnh về mắt phổ biến ở người lớn tuổi
Hơn 2/3 số người bị mù là do mắc cườm đá đã cho thấy căn bệnh này nguy hiểm đến thế nào đối với thị lực. Thế nhưng không chỉ dừng lại ở đó, cườm đá còn khiến cuộc sống của người bệnh gặp nhiều khó khăn như:
– Khả năng lao động bị hạn chế
– Dễ bị vấp ngã, va đập, tai nạn
– Thường cảm thấy buồn bã, chán nản, tự ti, sống khép mình hơn và có thể dẫn đến lo âu, trầm cảm…
Nếu bạn đang bị cườm đá mà chưa biết cách điều trị, hãy gọi điện đến tổng đài: 0972032029 để được chuyên gia tư vấn giải pháp giúp mắt nhanh sáng khỏe, giảm thiểu nguy cơ mù lòa.
Nếu cườm đá ở mức độ nhẹ, thị lực từ 3/10 trở lên, người bệnh sẽ cần bổ sung kịp thời một số dưỡng chất quan trọng như Alpha lipoic acid, vitamin B2, Quercetin, Kẽm… để giúp ngăn cản tiến triển của bệnh và giúp cải thiện thị lực, hạn chế nguy cơ mù lòa.
Nếu cườm đá mức độ nặng, thị lực chỉ còn 1 – 2/10, người bệnh có thể cần phẫu thuật thay thủy tinh thể nhân tạo để bảo vệ tầm nhìn.
Mổ mắt cườm đá là phương pháp phá nhỏ và hút bỏ hoàn toàn thủy tinh thể cũ đã đục ra khỏi mắt, sau đó đặt lại một thấu kính nhân tạo để thay thế.
Được đánh giá là khá an toàn, tuy nhiên phẫu thuật này có nguy cơ gây ra một số biến chứng như đục bao sau, bong rách võng mạc, viêm giác mạc, tăng nhãn áp…, có thể khiến người bệnh có biểu hiện nhức chói mắt, thấy chấm đen hay thậm chí nhìn vẫn mờ nhòe như chưa mổ. Bởi vậy cần tiến hành khi sức khỏe của người bệnh tốt và bởi bác sĩ giàu kinh nghiệm, ở cơ sở y tế uy tín.
Mổ cườm đá có thường được chỉ định khi thị lực khoảng 1 – 2/10
Giá mổ cườm đá thường từ 4 – 60 triệu đồng/ một mắt, tùy thuộc vào phương pháp mổ và loại thủy tinh thể nhân tạo người bệnh lựa chọn và mức phí theo quy định của từng bệnh viện.
Hiện nay, mổ cườm đá bằng phương pháp Phaco đã được bảo hiểm y tế hỗ trợ chi trả khoảng 4 – 8 triệu đồng/ một mắt (tính trên mức hưởng 100%).
Sau mổ cườm đá, người bệnh chỉ cần theo dõi thời gian ngắn tại bệnh viện và có thể về nhà luôn trong ngày, tuy nhiên thời gian hồi phục sẽ tùy từng người và thường dao động từ vài tuần đến vài tháng. Trong khoảng thời gian này, người bệnh cần sử dụng thuốc theo đúng chỉ định, đồng thời thiết lập lối sống khoa học để bảo vệ mắt như đeo kính bảo vệ mắt, tránh nơi khói bụi, tránh hút thuốc hay uống bia rượu, tránh cử động mạnh, không để hóa chất rơi vào mắt, ăn nhiều rau quả tươi, dùng sản phẩm bổ mắt giàu Alpha lipoic acid, Kẽm, Vitamin B2, Hoàng đằng…
Không phải bệnh cấp tính, tuy nhiên nếu phát hiện muộn hoặc không có chế độ chăm sóc mắt kịp thời, cườm đá có thể gây mù lòa hoặc nhiều hậu quả đáng tiếc khác. Hy vọng qua những thông tin trên, bạn đã hiểu rõ hơn về căn bệnh này, từ đó có kế hoạch chăm sóc mắt hiệu quả ngay từ hôm nay.
Các phương pháp điều trị cườm đá hiệu quả giúp mắt sáng khỏe nhanh chóng
Cườm đá nên ăn gì, kiêng ăn gì để bảo vệ thị lực?
DS: Diệp Chi
Biên tập viên sức khỏe Trung Mỹ
Nguồn tham khảo
Tin liên quan
Viết bình luận