Đục thủy tinh thể và thoái hóa điểm vàng

Cườm đá có nguy hiểm không? – 2 cách bảo vệ mắt tránh mù lòa

Ngày đăng: 19 Tháng Mười, 2020
5/5 - (2 bình chọn)

Cườm đá là một trong những tên gọi khác của đục thủy tinh thể – bệnh mắt phổ biến nhất trên thế giới nói chung và tại Việt Nam nói riêng. Ấy thế mà khi nhắc đến nó, nhiều người vẫn còn rất mơ hồ, không biết cườm đá có nguy hiểm không? Có gây hại gì không? Nếu bạn cũng chưa có câu trả lời, hãy tìm hiểu ngay thông tin sau.

Bệnh cườm đá có nguy hiểm không?

Mắc cườm đá là kề cận với mù lòa

Mù lòa có thể xảy ra khi mắc mọi bệnh lý về mắt, thế nhưng cườm đá lại là tác nhân phổ biến nhất. Theo khảo sát, có tới hơn 70% trường hợp mù là do mắc bệnh cườm đá. Lý giải điều này, các chuyên gia nhãn khoa đã đưa ra 2 nguyên nhân. Thứ nhất, cườm đá hiện là bệnh mắt có tỷ lệ mắc nhiều nhất, hầu như ai bước qua tuổi 60 cũng sẽ phải đối mặt với căn bệnh này ở các mức độ khác nhau. Mặt khác, dưới tác động từ tia tử ngoại, thói quen thức khuya, dùng nhiều thiết bị điện tử, môi trường ô nhiễm, hóa chất độc…, tỷ lệ người trẻ tuổi mắc cườm đá cũng ngày càng tăng cao. Nguyên nhân thứ 2 là do cườm đá thường tiến triển chậm qua nhiều năm, khiến người bệnh chủ quan điều trị muộn nên hiệu quả kém, dễ gây mù lòa.

Cườm đá làm tăng tỷ lệ tai nạn

Khi bị cườm đá, người bệnh sẽ xuất hiện các triệu chứng nhìn mờ cả xa lẫn gần, thấy chói sáng khi nhìn bóng đèn, nhìn một vật nhòe thành nhiều vật, thấy đám đen che một phần tầm nhìn… Chính những triệu chứng này sẽ khiến người bệnh đi lại rất khó khăn, dễ bị va chạm với người hoặc các vật thể xung quanh nên thường xuyên làm vỡ hỏng đồ vật, trượt ngã, thậm chí gặp tai nạn gây thương tích nghiêm trọng khi tham gia giao thông.

Cườm đá gây khó khăn khi làm việc

Người mắc cườm đá thì không thể làm việc với năng suất và hiệu quả như người có đôi mắt sáng, đây là điều rất dễ nhận thấy. Khi tầm nhìn mờ nhòe, người bệnh làm gì cũng chậm chạp và khó khăn hơn, thậm chí còn phải từ bỏ một số công việc yêu cầu khả năng nhìn chi tiết hay những công việc cần đi lại nhiều.

Cườm đá khiến người bệnh dễ bị trầm cảm

Không chỉ cản trở công việc, cườm đá còn khiến người bệnh phải từ bỏ các sở thích cá nhân và bị giảm khả năng giao tiếp với xã hội. Điều này xảy ra trong thời gian dài sẽ khiến người bệnh rơi vào trạng thái buồn bã, tự ti, sống khép kín. Nếu gia đình, bạn bè không giúp đỡ, động viên kịp thời, người bệnh cườm đá có thể bị stress, rối loạn cảm xúc, thậm chí là trầm cảm.

Cườm đá dễ gây mù khiến cuộc sống trở lên khó khăn và nguy hiểm

Bệnh cườm đá có chữa được không?

Vì nguy hiểm nên cườm đá cần được chữa trị càng sớm càng tốt. Hiện nay có 2 phương pháp phổ biến có thể giúp người bệnh bảo vệ thị lực, tránh khỏi mù lòa khi mắc căn bệnh này, đó là bổ sung dinh dưỡng và phẫu thuật.

Bổ sung dinh dưỡng

Cườm đá hình thành là do các phân tử protein trong thủy tinh thể bị biến tính, kết tụ lại thành đám dưới tác động của gốc tự do độc hại dư thừa trong mắt. Do vậy, nếu bổ sung kịp thời các hoạt chất có khả năng tiêu diệt các gốc tự do này, người bệnh sẽ cản trở được quá trình đục thủy tinh thể.

Theo nghiên cứu bởi các nhà khoa học Hoa Kỳ và Nga, Alpha lipoic acid chính là chất mà người bệnh cườm đá cần được bổ sung hàng ngày bởi nó có hoạt tính chống oxy hóa rất mạnh. Sau khi hấp thu vào mắt, Alpha lipoic acid sẽ nhanh chóng tìm đến các gốc tự do, trung hòa và loại bỏ chúng ra khỏi mắt, nhờ đó, tiến trình hình thành cườm đá sẽ dừng lại.

Hiện nay, người bệnh cườm đá có thể tìm được Alpha lipoic acid trong một số thực phẩm như rau cải xoong, súp lơ xanh, rau cải xoăn, rau bina, cà chua, thịt bò nạc…, tuy nhiên với hàm lượng khá thấp và nếu chế biến không đúng cách thì dễ bị mất chất. Bởi vậy, ngoài ăn uống, người bệnh có một lựa chọn tối ưu hơn đó là sử dụng các sản phẩm hỗ trợ có chứa Alpha lipoic acid, đặc biệt là những sản phẩm có chứa kết hợp thêm một số dưỡng chất thiết yếu khác cho mắt như Kẽm, Quercetin, Lutein để làm tăng tác dụng, giúp mắt sáng khỏe nhanh và bền vững.

Phẫu thuật

Trong trường hợp phát hiện khi cườm đá đã quá nặng, thị lực dưới 3/10, người bệnh có thể cần đến phẫu thuật thay thấu kính nhân tạo. Đối với phương pháp này, bác sĩ sẽ tiến hành tách bỏ hoàn toàn nhân cườm đá đã đục ra ngoài, chỉ để lại lớp màng bao sau, tiếp đó sẽ đặt vào mắt một thấu kính có hình dạng, độ trong tương tự để thay thế. Nghe thì có vẻ đơn giản, thế nhưng khi thực hiện phẫu thuật, các bộ phận của mắt rất dễ bị tổn thương, gây ra các biến chứng như viêm giác mạc, chảy máu, tăng nhãn áp, đục dịch kính, nhiễm trùng ổ mắt… Đây là lý do, một số người bệnh chia sẻ mắt bị đau nhức, sưng đỏ, kèm nhèm, nhìn mờ và xuất hiện các đốm đen sau mổ.

Để hạn chế các biến chứng, giúp phẫu thuật đạt kết quả tốt, người bệnh cần chọn địa chỉ và bác sĩ mổ uy tín, giàu kinh nghiệm, đồng thời chú ý chăm sóc mắt tốt cả trước và sau khi thực hiện.

2 Cách chữa cườm đá giúp phục hồi thị lực cho mắt

Lối sống giúp ngăn chặn cườm đá và duy trì đôi mắt sáng khỏe lâu bền

Bên cạnh bổ sung dinh dưỡng và phẫu thuật, tuân thủ lối sống khoa học, có lợi cho mắt cũng sẽ góp phần giảm bớt tốc độ tiến triển của bệnh cườm đá, cụ thể, người bệnh cần lưu ý:

– Hạn chế thời gian dùng thiết bị điện tử (tivi, điện thoại, máy tính…)

– Đeo kính chống được tia bức xạ để bảo vệ mắt mỗi khi ra nắng hay nhìn ánh sáng mạnh như tia lửa hàn, tia xạ trị, ánh sáng màn hình các thiết bị điện tử…

– Bỏ hút thuốc lá, kiêng rượu bia và các chất kích thích độc hại khác.

– Hạn chế dùng các thực phẩm nhiều đường, muối, chất béo bão hòa và chất phụ gia, bảo quản.

– Tránh xa môi trường ô nhiễm nhiều khói bụi, vi khuẩn.

– Kiểm tra mắt và sức khỏe toàn thân thường xuyên để kiểm soát tốt các bệnh mạn tính có thể khiến cườm đá phát triển nhanh như tiểu đường, rối loạn mỡ máu, tăng huyết áp, cường giáp…

– Ngủ sớm, trước 11 giờ đêm và đủ 6 – 8 giờ mỗi ngày.

Cùng mắc cườm đá nhưng lại có 2 nhóm đối tượng khác nhau, một là mắt mờ nghiêm trọng, hai là vẫn giữ được tầm nhìn tốt. Muốn nằm trong nhóm đối tượng nào phụ thuộc phần lớn vào mức độ hiểu biết về bệnh và cách chăm sóc mắt. Đọc đến đây có lẽ bạn đã hiểu rõ cườm đá có nguy hiểm không, nguy hiểm đến mức nào, có cách trị nào hiệu quả, từ đó lên kế hoạch bảo vệ mắt tốt nhất cho mình. Nếu cần hỗ trợ gì thêm, bạn hãy gọi điện ngay đến tổng đài: 0972032029 để được chuyên gia nhãn khoa tư vấn trực tiếp.

Xem thêm

Cườm đá (đục thủy tinh thể) nên ăn gì để mắt sáng rõ hơn

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Minh Nhãn Khang chứa Alpha lipoic acid

Dược sĩ Diệp Chi

Biên tập viên sức khỏe Trung Mỹ

Nguồn tham khảo

https://www.ukessays.com/essays/biology/eyes-and-cataract-conditions-biology-essay.phpVSA

Viết bình luận