“Bệnh tăng động giảm chú ý không hề tồn tại và việc uống thuốc chỉ gây thêm nhiều tác hại cho trẻ”, tuyên bố của bác sĩ Richard Saul gần đây đã trở thành vấn đề gây nhiều tranh cãi trong giới y học. Vậy quan điểm này có đúng không? Câu trả lời sẽ có ngay trong bài viết sau!
Mục lục
Trong công trình nghiên cứu được viết thành sách vừa xuất bản tại Chicago, bác sĩ Richard Saul – nhà thần kinh học hành vi Mỹ khẳng định rằng: “Bệnh” tăng động giảm chú ý không hề tồn tại. Quan điểm này của ông đã trở thành một “cú sốc” lớn đối với nền y học hiện đại.
Theo ông, trong nhiều năm trở lại đây, định nghĩa về tăng động giảm chú ý ngày càng phổ biến và đang bị “lạm dụng”. Nguyên nhân là do phụ huynh, thầy cô hay chính các y bác sĩ thiếu kinh nghiệm đã quá nhạy cảm với 4 từ “tăng động giảm chú ý”, đồng thời họ cũng chưa thực sự dành thời gian để tìm hiểu kỹ nguyên nhân chính xác gây ra biểu hiện nghịch ngợm, hiếu động, kém tập trung,… của trẻ mà đã vội vàng kết luận bệnh. Chẳng hạn, chế độ ăn uống không đầy đủ, thiếu chất hoặc trẻ bị mất nước, rối loạn giấc ngủ kéo dài, căng thẳng quá mức,… cũng có thể xuất hiện những biểu hiện tương tự như chứng tăng động giảm chú ý.
Bác sĩ Richard Saul cũng chia sẻ: “Trở lại những năm 70, tôi tin vào khái niệm về chứng tăng động giảm chú ý vì dường như nó giải thích các vấn đề ảnh hưởng đến sự chú ý, hành vi của trẻ. Trong 15 năm gần đây, tôi nhận ra các triệu chứng ở trẻ có thể do nhiều nguyên nhân khác, nhưng đã bị bỏ qua vì người ta quy hết cho tăng động giảm chú ý”.
Tăng động giảm chú ý không phải là một “bệnh lý”
Thực tế, tăng động giảm chú ý không phải là một bệnh lý mà đây là hội chứng hay rối loạn tâm lý thường gặp ở trẻ trong độ tuổi từ 3 – 11 tuổi, đặc trưng bởi sự khó kiểm soát hành vi, cảm xúc. Tình trạng này nếu không được điều trị tốt sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới tâm lý, tính cách, việc học tập và chất lượng cuộc sống của trẻ. Bởi vậy mặc dù không phải là “bệnh”, nhưng tăng động giảm chú ý vẫn cần được phát hiện sớm và can thiệp kịp thời.
Cho đến nay, vẫn còn rất nhiều phụ huynh nhầm lẫn cho rằng tăng động giảm chú ý là một bệnh lý, và để điều trị thì nhất định phải sử dụng thuốc tây. Đây là quan điểm chưa thực sự chính xác bởi theo khuyến cáo của Hiệp hội tâm thần – thần kinh Mỹ, thuốc chỉ được kê đơn với những trẻ tăng động trên 6 tuổi hoặc các biểu hiện đã quá nặng, khó kiểm soát.
Tuy nhiên, theo thống kê từ năm 2003 – 2008, tỉ lệ trẻ tăng động được kê đơn nhóm thuốc kích thích, điển hình là Ritalin đã tăng gấp đôi. Đây là con số đáng báo động, cho thấy việc lạm dụng thuốc trong điều trị tăng động ở trẻ.
Mặc dù có thể tạm thời giúp trẻ tăng kiểm soát hành vi, cảm xúc, nhưng thuốc tây luôn tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ như chán ăn, rối loạn tiêu hóa, rối loạn giấc ngủ, mệt mỏi, giảm chú ý, lo lắng, khó chịu, căng thẳng,… Sử dụng lâu dài cũng tăng nguy cơ nhờn thuốc, càng về sau trẻ sẽ phải dùng liều cao hơn, nặng hơn, điều này dễ ảnh hưởng đến khả năng ghi nhớ, tập trung của trẻ.
Mặt khác, không phải trẻ nào cũng đáp ứng tốt với thuốc và sau khi ngừng sử dụng, các biểu hiện vẫn có thể tái phát trở lại. Bởi vậy, trước khi lựa chọn sử dụng thuốc cha mẹ cần cân nhắc kỹ lưỡng.
Lạm dụng thuốc trị tăng động giảm chú ý chỉ gây tác hại cho trẻ
Khi con được chẩn đoán tăng động giảm chú ý, cha mẹ không nên quá nóng vội, hãy bình tĩnh bởi trên thực tế, tăng động giảm chú ý hoàn toàn có thể kiểm soát tốt nếu được can thiệp, điều trị kịp thời.
Hiện nay, giáo dục hành vi vẫn được xem là lựa chọn ưu tiên hàng đầu trong mọi phác đồ điều trị tăng động giảm chú ý ở trẻ. Liệu pháp này dựa trên các nguyên tắc cơ bản sau:
– Lập kế hoạch công việc hằng ngày và yêu cầu trẻ nghiêm túc thực hiện theo.
– Thường xuyên khen ngợi, tán dương hoặc tặng thưởng khi trẻ làm được một việc tốt, đồng thời đưa ra những hình phạt thích đáng cho những hành vi sai trái của trẻ.
– Dành thời gian trò chuyện cùng trẻ để hiểu rõ những khó khăn trẻ đang gặp phải, từ đó cùng con vượt qua mọi thử thách trong cuộc sống
– Khuyến khích trẻ luyện tập thể dục, thể thao thường xuyên để tăng cường sức khỏe, cải thiện tinh thần.
– Trao đổi với thầy cô, nhà trường để có những phương pháp hỗ trợ trẻ phù hợp.
Ngoài ra, một chế độ ăn uống sinh hoạt khoa học cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong điều trị tăng động giảm chú ý ở trẻ. Bởi vậy, cha mẹ nên tăng cường bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho trẻ, đặc biệt chú trọng thực phẩm giàu Omega 3 như cá hồi, cá ngừ, cá thu, hạt óc chó, hạt điều,… Đồng thời, hạn chế cho trẻ ăn các loại thực phẩm chứa nhiều đường, mì chính, chất phụ gia bảo quản như bánh kẹo ngọt, mì tôm, pizza, xúc xích, lạp xưởng, nước ngọt có ga, nước tăng lực,…
Bên cạnh đó, phụ huynh có thể tham khảo cho trẻ sử dụng sản phẩm bổ não chứa thành phần là thảo dược Câu đằng, An tức hương,… Bởi chúng không chỉ có tác dụng trấn tĩnh hệ thần kinh mà còn hỗ trợ gia tăng nồng độ chất ức chế GABA nội sinh, ổn định hoạt động điện não, nhờ đó giúp trẻ kiểm soát hành vi, cảm xúc, bớt nghich ngợm, hiếu động, tập trung chú ý, học hành tốt hơn. Điều đặc biệt là sản phẩm thảo dược sẽ an toàn lành tính và không gây tác dụng phụ, ảnh hưởng sức khỏe của trẻ khi dùng lâu dài.
Xem thêm:
Sản phẩm từ thảo dược Câu đằng, An tức hương cho trẻ tăng động giảm chú ý
Trẻ tăng động giảm chú ý nên ăn gì, kiêng gì để mau chóng cải thiện?
Mặc dù tăng động giảm chú ý không phải là một bệnh lý, nhưng nó có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của trẻ. Bởi vậy, cha mẹ cần lưu tâm để sớm nhận biết và có hướng can thiệp điều trị thích hợp, giúp con yêu mau chóng cải thiện hành vi, cảm xúc, sớm thoát khỏi chứng tăng động giảm chú ý này. Nếu còn bất cứ điều gì thắc mắc, vui lòng gọi điện đến số 024.3775.9051 – 0972.032.029 để được hỗ trợ tư vấn trực tiếp.
Dược sĩ Mai Hoa
Biên tập viên sức khỏe Trung Mỹ
Tin liên quan
Viết bình luận