Huyết áp thấp và thiếu máu não

[Chuyên gia giải đáp] Mẹ bầu bị huyết áp thấp có sinh thường được không?

Ngày đăng: 23 Tháng Năm, 2019
5/5 - (3 bình chọn)

Phụ nữ bị huyết áp thấp có sinh thường được không?. Tình trạng này liệu có ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của thai nhi? Và làm cách nào để khắc phục hiệu quả, an toàn?. Đây là những thắc mắc, lo lắng của nhiều bà mẹ khi không may mắc bệnh. Hãy dành 3 phút để tìm hiểu ngay câu trả lời trong bài viết dưới đây. 

Vì sao phụ nữ mang thai dễ bị huyết áp thấp?

Huyết áp thấp, tụt huyết áp là tình trạng xảy ra khá phổ biến ở phụ nữ mang thai bởi trong giai đoạn này hệ thống tuần hoàn của cơ thể người mẹ mở rộng nhanh chóng để đáp ứng đủ nhu cầu oxy và chất dinh dưỡng cho thai nhi phát triển. Bên cạnh đó trong 6 tháng đầu thai kỳ, hormone progesterol được sản sinh nhiều hơn khiến các mạch máu giãn rộng, làm hạ huyết áp.

Ngoài ra, những người mẹ có tiền sử huyết áp thấp, chế độ dinh dưỡng không đầy đủ (thiếu sắt, acid folic, vitamin B12), thiếu máu, mất nước, mang thai đôi, bệnh tim, nhiễm trùng, dị ứng,… cũng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.  

Phụ nữ bị huyết áp thấp có sinh thường được không?

Theo thống kê có khoảng 80% sản phụ bị huyết áp thấp lựa chọn phương pháp sinh mổ cho an toàn, tuy nhiên trên thực tế chưa có bất kỳ một khuyến cáo nào đưa ra về vấn đề này. Bởi việc chỉ định sinh thường hay sinh mổ sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố, thông thường phải chờ đến khi chuyển dạ, lúc này tùy vào tình trạng sức khỏe của mẹ và thai nhi mà bác sĩ sẽ đưa ra lựa chọn phù hợp nhất. Nếu thể trạng tốt, huyết áp ổn định thì vẫn có thể sinh thường được.

Huyết áp thấp có thể sinh thường được nếu sức khỏe, thể trạng tốt

Bởi vậy, mẹ bầu không nên quá lo lắng về vấn đề này, điều quan trọng là cần chú ý khám thai định kỳ, duy trì chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi, tập luyện khoa học, lành mạnh để giữ huyết áp ở ngưỡng an toàn, ổn định.

Huyết áp thấp khi mang thai nguy hiểm như thế nào?

Huyết áp thấp gây ra triệu chứng hoa mắt, chóng mặt, choáng váng, mệt mỏi, điều này đặc biệt nguy hiểm nhất là trong giai đoạn mang thai bởi làm tăng nguy cơ bị ngất xỉu, té ngã, chấn thương, de dọa sảy thai. Một số nghiên cứu còn cho thấy, huyết áp thấp khiến thai nhi không nhận đủ lượng máu cần thiết có thể dẫn đến thai chết lưu, sinh non, nhẹ cân khi sinh.

Do đó, tình trạng này cần sớm được khắc phục để bảo vệ an toàn cho cả bà mẹ và thai nhi. Hơn nữa với những người có tiền sử huyết áp thấp nên chuẩn bị kỹ lưỡng về sức khỏe, điều trị tốt bệnh trước khi có  ý định sinh con.

Cách khắc phục huyết áp thấp khi mang thai hiệu quả, an toàn

Mang thai là giai đoạn rất nhạy cảm nên việc dùng thuốc tây điều trị huyết áp thấp cần hết sức hạn chế và đến nay cũng chưa có bằng chứng đánh giá chính xác về tính an toàn của thuốc đối với thai nhi. Chỉ trừ khi các triệu chứng bệnh hiện diện nghiêm trọng hoặc huyết áp giảm sâu có nguy cơ biến chứng, lúc này bác sĩ sẽ cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ để lựa chọn thuốc phù hợp nhất.

Thông thường, phần lớn các trường hợp có thể tự cải thiện mà không cần sử dụng thuốc, chỉ số huyết áp sẽ dần trở về mức bình thường sau sinh, tuy nhiên việc phòng ngừa và điều trị vẫn là cần thiết để tránh những nguy cơ tai biến nêu trên. Một số biện pháp khắc phục tại nhà dưới đây sẽ giúp bạn đối phó hiệu quả với tình trạng huyết áp thấp thai kỳ:

– Uống nhiều nước từ 10 – 12 ly/ngày, nước sẽ làm tăng lưu lượng tuần hoàn nhờ đó nâng huyết áp.

– Chia nhỏ số bữa ăn, thay vì 3 bữa chính nên tăng lên 5 – 7 bữa nhỏ, sau ăn nên nghỉ ngơi ít nhất từ 30 phút – 1 tiếng để tránh hạ huyết áp sau ăn. Không bỏ bữa, nhất là bữa sáng.

– Ăn mặn hơn bình thường, tuy nhiên cần hỏi ý kiến bác sĩ về lượng muối phù hợp, bởi dư thừa muối cũng không tốt cho sức khỏe.

– Bổ sung đủ các dưỡng chất thiết yếu như sắt, acid folic,… ngay từ đầu thai kỳ để thúc đẩy quá trình tạo máu, tránh nguy cơ huyết áp thấp do thiếu máu.

– Ăn uống đa dạng, giàu chất dinh dưỡng, chú trọng các loại rau xanh, trái cây giàu vitamin, khoáng chất và thực phẩm bổ máu như thịt bò, thịt gia cầm, hải sản, cá béo, đậu đỗ, trứng, bí đỏ,…

– Duy trì hoạt động thể chất nhẹ nhàng như đi bộ, thiền, tập yoga,.. mỗi ngày.

Cải thiện huyết áp thấp khi mang thai bằng chế độ tập luyện khoa học

– Tránh đứng lâu tại một chỗ hoặc thay đổi tư thế đột ngột, đặc biệt là khi đứng lên, buổi sáng nên vận động tay chân nhẹ nhàng rồi đứng dậy từ từ.

– Không nên tắm hoặc ngâm mình trong nước nóng quá lâu.

– Không nên nằm ngửa (đặc biệt là tuần thứ 16 của thai kỳ trở đi), nên nằm nghiêng về bên trái để tăng lưu lượng máu đến tim.

– Mặc quần áo rộng rãi, sử dụng vớ nén y tế hoặc tất cao quá đầu gối để tránh máu dồn quá nhiều ở chân.

– Ngủ đủ giấc, đúng giờ, hạn chế căng thẳng quá mức, hãy giữ tinh thần luôn vui vẻ.

– Khám thai định kỳ để theo dõi sự phát triển của thai nhi và đánh giá tình trạng sức khỏe của bản thân.

Người bệnh huyết áp thấp cần chuẩn bị gì trước khi mang thai?

Với những người từng có tiền sử bị huyết áp thấp thì nguy cơ mắc bệnh và mức độ nghiêm trọng của triệu chứng trong giai đoạn mang thai sẽ nặng nề hơn. Do vậy, nếu bạn đang có ý định sinh con cần phải chuẩn bị kỹ lưỡng và hãy chắc chắn rằng đã kiểm soát tốt chỉ số huyết áp của mình trước đó.

Hiện nay trong điều trị huyết áp thấp, ngoài điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt và dùng thuốc tây khi cần thiết, các chuyên gia khuyến cáo người bệnh nên kết hợp sử dụng các sản phẩm hỗ trợ từ 3 thảo dược Đương quy, Xuyên tiêu, Ích trí nhân nhằm rút ngắn thời gian điều trị và ngăn bệnh tái phát lâu bền. Bởi lẽ nhiều bằng chứng khoa học hiện đại đã chứng minh, các thảo dược này không chỉ giúp bổ máu, tăng cường tuần hoàn máu và hấp thu dinh dưỡng ở hệ tiêu hóa, mà còn có khả năng điều hòa hệ thần kinh thể dịch, cải thiện tính nhạy bén của các thụ thể cảm áp tại lòng mạch, nhờ đó giúp nâng huyết áp ổn định, giảm triệu chứng đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, mệt mỏi hiệu quả. Bởi vậy, đây sẽ là giải pháp an toàn mà người bệnh huyết áp thấp nên lựa chọn để có một sức khỏe tốt nhất trước khi bắt đầu mang thai.

Xem thêm:

Giải pháp thảo dược giúp hỗ trợ điều trị huyết áp thấp hiệu quả

Huyết áp thấp khi mang thai: Tổng hợp thông tin bạn cần biết

Như vậy, phụ nữ bị huyết áp thấp có sinh thường được không sẽ tùy thuộc vào từng tình trạng sức khỏe cụ thể, vấn đề quan trọng là cần thăm khám thai định kỳ, duy trì lối sống khoa học để khắc phục bệnh hiệu quả, giữ chỉ số huyết áp luôn ổn định.  

Ds Hà Thư

Biên tập viên sức khỏe Trung Mỹ

Nguồn tham khảo:

https://www.medicalnewstoday.com/articles/320303.php

https://www.healthline.com/health/pregnancy/low-blood-pressure-during-pregnancy#diagnosis

https://safebirthproject.com/maternal-hypotension/

Viết bình luận