Huyết áp thấp và thiếu máu não

Chóng mặt khi ngủ dậy – Đừng chủ quan với dấu hiệu nguy hiểm này!

Ngày đăng: 19 Tháng Chín, 2019
5/5 - (1 bình chọn)

Khi thường xuyên bị chóng mặt khi ngủ dậy, bạn đừng chủ quan vì đây có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý nguy hiểm, nếu không trị gấp sẽ dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng. Cùng tìm hiểu ngay những bệnh lý đó là gì và cách khắc phục ra sao để ngăn ngừa tái phát trong bài viết dưới đây. 

Nguyên nhân gây chóng mặt khi ngủ dậy

Chóng mặt khi ngủ dậy sẽ là hiện tượng bình thường nếu chỉ xuất hiện thoáng qua do bạn nằm sai tư thế, phòng ngủ chật hẹp, làm việc căng thẳng hoặc sử dụng nhiều rượu bia, chất kích thích, thiết bị điện tử trước khi ngủ.

Tuy nhiên, nếu tình trạng này tái diễn nhiều lần, có thể là dấu hiệu cảnh báo của một số bệnh lý sau:

– Huyết áp thấp tư thế: Là nguyên nhân đầu tiên mà bạn nên nghĩ đến nếu thường xuyên bị chóng mặt khi ngủ dậy. Ở người bệnh huyết áp thấp, phản xạ điều chỉnh huyết áp của cơ thể kém nhạy bén, khi thay đổi tư thế đột ngột từ nằm hoặc ngồi sang đứng quá nhanh, máu dồn xuống chân làm giảm tuần hoàn máu lên não. Lúc này, tim không kịp thích nghi để bơm đủ máu đi nuôi não, não thiếu máu sẽ gây ra hiện tượng chóng mặt, choáng váng, nhìn mờ, buồn nôn, mệt mỏi, bủn rủn chân tay. Đặc biệt buổi sáng là thời điểm dễ bị hạ huyết áp tư thế nhất, tình trạng này hay gặp hơn ở người già và phụ nữ mang thai.

– Bệnh lý khác: Ngoài huyết áp thấp, thiếu máu não, rối loạn tiền đình, thiếu máu, hạ đường huyết, viêm mê đạo tai, bệnh tim mạch, bệnh Parkinson, chứng ngưng thở khi ngủ, mất nước hoặc một số thuốc cũng có thể gây tác dụng phụ khiến bạn bị chóng mặt khi ngủ dậy.

Huyết áp thấp tư thế là nguyên nhân chính gây chóng mặt khi ngủ dậy

Cách khắc phục tình trạng chóng mặt khi ngủ dậy

Bạn không nên chủ quan khi thường xuyên bị chóng mặt khi ngủ dậy, hãy chủ động thăm khám để phát hiện chính xác nguyên nhân và điều trị bệnh kịp thời. Bên cạnh đó, dù trong bất cứ trường hợp nào, thực hiện một chế độ sinh hoạt, ăn uống hợp lý là rất quan trọng giúp cải thiện các biểu hiện này. Dưới đây là một số lời khuyên dành cho bạn:

Cách xử trí khi bị chóng mặt

Khi có dấu hiệu hoa mắt, chóng mặt hãy uống ngay 2 cốc nước lọc và nằm nghỉ ngơi, kê hai chân cao hơn đầu để tăng lưu thông máu lên não. Tránh di chuyển đến khi cơ thể hoàn toàn hồi phục vì có thể dẫn đến té ngã, chấn thương ngoài ý muốn.  

Sử dụng sản phẩm thảo dược

Theo các chuyên gia, đối với những trường hợp bị chóng mặt khi ngủ dậy do huyết áp thấp, thiếu máu não, thiếu máu, rối loạn tiền đình, người bệnh nên sử dụng thêm một số sản phẩm hỗ trợ có tác dụng bổ máu, tăng cường tuần hoàn máu não và điều hòa huyết áp tốt từ bộ ba thảo dược Đương quy, Xuyên tiêu, Ích trí nhân. Giải pháp này không chỉ giúp cải thiện nhanh các biểu hiện đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, choáng váng, mệt mỏi,… mà còn nâng cao chỉ số huyết áp về mức an toàn và ngăn ngừa tình trạng hạ huyết áp tư thế. Đây cũng chính là kết quả của nghiên cứu lâm sàng thực hiện tại bệnh viện Đại học Y Hà Nội năm 2010.

Xem thêm: Sản phẩm hỗ trợ trị huyết áp thấp từ Đương quy, Xuyên tiêu, Ích trí nhân

 Thay đổi thói quen sinh hoạt

– Không rời khỏi giường quá nhanh, buổi sáng nên ngồi dậy từ từ, vận động chân tay nhẹ nhàng trong vài phút và uống thêm một cốc nước lọc trước khi đứng dậy.

– Tạo nhịp sinh hoạt điều độ, không thức khuya quá 11 giờ, đảm bảo ngủ đủ 7 – 8 tiếng mỗi tối và khoảng 30 phút để ngủ trưa.

– Giữ tinh thần thư giãn, tránh căng thẳng, lo nghĩ quá độ, buổi tối nên tập thiền, yoga hoặc hít thở sâu sẽ giúp ngủ ngon hơn và hạn chế bị hạ huyết áp khi ngủ dậy.

Tập thiền trước khi ngủ giúp hạn chế tình trạng chóng mặt khi ngủ dậy

– Bố trí không gian phòng ngủ thoải mái, yên tĩnh, ánh sáng phù hợp và hạn chế sử dụng thiết bị điện tử vào buổi tối để có giấc ngủ ngon.

– Tập thể dục đều đặn với cường độ vừa phải mỗi ngày, những bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, đạp xe, yoga,… sẽ phù hợp với người bệnh huyết áp thấp, thiếu máu não.

Xây dựng chế độ ăn khoa học

– Uống đủ 2 lít nước/ngày nhằm duy trì thể tích máu luôn ổn định.

– Đảm bảo ăn đủ chất dinh dưỡng, tăng cường những thực phẩm giàu sắt, bổ máu như thịt bò, thịt gia cầm, trứng gà, rau lá xanh đậm, gan, cá biển, hải sản có vỏ,…

– Nếu do huyết áp thấp tư thế, bạn nên mặn hơn bình thường một chút nếu không mắc các bệnh tim mạch hoặc bệnh thận.

– Ăn đủ bữa, không nên bỏ bữa sáng và bữa tối để tránh tình trạng hạ đường huyết.

– Hạn chế rượu, bia, đồ uống có cồn vì gây mất nước, giãn mạch máu làm hạ huyết áp đột ngột, nhất là trước khi ngủ.

– Không nên sử dụng đồ uống chứa caffein như cà phê, trà xanh vào buổi tối, điều này có thể gây mất ngủ dẫn đến hiện tượng chóng mặt khi ngủ dậy.

Chóng mặt khi ngủ dậy là một vấn đề sức khỏe cần được điều trị sớm. Do vậy, bạn không nên xem nhẹ sức khỏe của mình, hãy chủ động thăm khám và điều chỉnh thói quen sống để cải thiện bệnh. Và nếu bạn không may gặp phải tình trạng này, hãy liên hệ ngay qua điện thoại hoặc zalo số 0972.032.029, chúng tôi sẽ tư vấn chi tiết về giải pháp khắc phục hiệu quả.

Xem thêm:

Huyết áp thấp tư thế – Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Chế độ dinh dưỡng cho người bị huyết áp thấp

Ds Hà Thư

Biên tập viên sức khỏe Trung Mỹ

Nguồn tham khảo:

https://www.medicalnewstoday.com/articles/324724.php

https://www.healthline.com/health/waking-up-dizzy-causes#takeaway

Viết bình luận