Huyết áp thấp và thiếu máu não

Cách sơ cứu và phòng ngừa tụt huyết áp, ngất, sốc nhiệt do nắng nóng

Ngày đăng: 20 Tháng Bảy, 2020
5/5 - (3 bình chọn)

Khi thấy ai đó bị tụt huyết áp, ngất hoặc sốc nhiệt do nắng nóng, cần phải sơ cứu ngay, bởi nếu chậm trễ, người bệnh có thể rơi vào tình trạng hôn mê, trụy mạch, tổn thương não, thậm chí là tử vong. Bài viết sau sẽ giúp bạn nắm rõ hơn cách xử trí và biện pháp phòng ngừa khi gặp tình trạng này.

Nắng nóng kéo dài gia tăng tình trạng tụt huyết áp, ngất, sốc nhiệt

Theo báo cáo tại Khoa Cấp cứu A9, Bệnh viện Bạch Mai, trong đợt nắng nóng vừa qua, mỗi ngày khoa đều tiếp nhận và điều trị cho rất nhiều trường hợp bị choáng ngất, kiệt sức, tụt huyết áp, sốc nhiệt do ảnh hưởng của thời tiết nắng nóng. Thậm chí, một số người bệnh khi đưa đến viện đã rơi vào trạng thái hôn mê, mất ý thức, sốt cao, huyết áp tụt sâu, trụy tim mạch, chụp CT thấy não bị tổn thương. Tình trạng tương tự cũng diễn ra tại nhiều bệnh viện trên cả nước trong các tháng hè nắng đỉnh điểm từ tháng 6 đến tháng 9.

PGS.TS.BS Nguyễn Văn Chi, Khoa Cấp cứu A9, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, khi hoạt động ngoài trời nắng, cơ thể vừa sinh nhiệt nhiều hơn, vừa hấp thụ thêm nhiệt từ môi trường khiến thân nhiệt tăng nhanh chóng. Lúc này, cơ thể sẽ tăng bài tiết mồ hôi, giãn mạch dưới da, thở nhanh… để thải bớt nhiệt ra ngoài. Tình trạng này kéo dài lâu, người bệnh bị mất nước do không được bù đắp đủ nước sẽ dẫn đến tụt huyết áp, ngất xỉu, nặng hơn là sốc nhiệt, hôn mê.

Nắng nóng gia tăng nguy cơ tụt huyết áp, choáng ngất, sốc nhiệt

Cách sơ cứu khi bị tụt huyết áp, ngất, sốc nhiệt do nắng nóng

Khi gặp một người bị tụt huyết áp khi đang lao động ngoài trời nặng với các biểu hiện như hoa mắt, chóng mặt, choáng ngất, đau đầu, buồn nôn… hoặc có dấu hiệu mặt đỏ bừng, da khô nóng, sốt, nôn mửa, đau đầu, mệt lả do say nắng, sốc nhiệt, việc cần làm đầu tiên là phải sơ cứu cho họ theo hướng dẫn sau:

– Nhanh chóng di chuyển người bệnh khỏi khu vực nắng nóng đến nơi thoáng mát, có bóng râm.

– Đặt người bệnh nằm ngửa, kê cao hai chân để tăng lượng máu lên não, cớt bớt quần áo và giúp họ hạ thân nhiệt nhanh bằng quạt, lau khăn mát toàn thân. Không vây xung quanh để người bệnh dễ thở hơn.

– Cho người bệnh uống nước lọc mát hoặc nước chanh muối để bù nước và nâng huyết áp lên tạm thời.

– Kiểm tra tình trạng hô hấp, mạch, nhịp tim, huyết áp, nếu thấy người bệnh đã ổn định hơn trước thì có thể để họ nằm nghỉ ngơi đến khi hồi phục hoàn toàn.

Nếu người bệnh bất tỉnh hơn một phút không tỉnh hoặc có các dấu hiệu nặng như thở gấp, khó thở, mạch nhanh yếu, vã mồ hôi, thân nhiệt tăng cao, mất ý thức, lú lẫn, hôn mê…, cần lập tức đưa họ đến cơ sở y tế gần nhất cấp cứu, tránh trường hợp gặp tai biến do tụt huyết áp sâu, sốc tuần hoàn, sốc nhiệt.

Đưa người bệnh đi cấp cứu ngay nếu thấy các dấu hiệu nặng

Lời khuyên giúp hạn chế tụt huyết áp, ngất, sốc nhiệt trong mùa nóng

Thời tiết nắng nóng kéo dài, bất cứ ai cũng có thể bị tụt huyết áp, ngất xỉu, sốc nhiệt nếu không biết cách phòng ngừa, đặc biệt là trẻ em, người lớn tuổi, người mắc bệnh mạn tính (huyết áp thấp, suy tim, huyết áp cao, tiểu đường…) hoặc người lao động ngoài trời. Bởi vậy, để hạn chế tình trạng này, bạn nên lưu ý một số vấn đề sau:

– Uống đủ nước theo nhu cầu của cơ thể, tối thiểu là 2 lít/ngày. Cứ sau 15 – 20 phút cần bổ sung nước một lần, không đợi khát mới uống. Nếu bị đổ mồ hôi nhiều nên uống nước chanh muối, oresol để bù điện giải.

– Hạn chế ra đường khi trời nắng, nhất là khoảng 10h sáng – 4h chiều. Nếu phải ra ngoài nên mặc áo chống nắng, đội mủ, đeo khẩu trang, kính râm…

– Bố trí thời gian lao động ngoài trời hợp lý, cứ sau một khoảng thời gian làm việc nên tìm nơi râm mát để uống nước và nghỉ ngơi 10 – 15 phút.

– Không tập thể dục khi trời nắng, thời điểm tốt nhất là buổi sáng hoặc chiều tối khi nhiệt độ môi trường đã hạ bớt.

– Không tắm khuya, không tắm luôn khi vừa đi nắng về, sau khi tắm xong cũng không vào ngay phòng điều hòa nhiệt độ thấp.

– Không di chuyển đột ngột từ môi trường điều hòa ra ngoài nắng và ngược lại, không để nhiệt độ điều hòa quá thấp, mức chênh lệch tối đa là 10 độ C so với nhiệt độ ngoài trời.

– Không sử dụng rượu, bia, đồ uống có cồn vì có thể làm tăng thân nhiệt, gây mất nước dẫn đến hạ huyết áp.

– Tăng cường dinh dưỡng, ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi, uống nước ép cam, chanh, dừa… giúp thanh nhiệt, bổ sung vitamin, khoáng chất cho cơ thể.

– Sử dụng sản phẩm hỗ trợ từ một số thảo dược có tác dụng bổ máu, tăng cường tuần hoàn máu não, điều hòa huyết áp như Đương quy, Ích trí nhân… để cải thiện sức khỏe và đưa chỉ số huyết áp trở về ổn định nếu hay bị tụt huyết áp, hoa mắt, chóng mặt, choáng ngất hoặc cơ địa huyết áp thấp.

Tình trạng thời tiết nắng nóng chắc chắn còn kéo dài lâu, hy vọng rằng qua những thông tin trên, bạn đã biết cách phòng ngừa để bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình trong khoảng thời gian này. Nếu cần hỗ trợ thêm, bạn hãy liên hệ đến số điện thoại/zalo 0972.032.029 để được tư vấn chi tiết.

Xem thêm:

Hướng dẫn xử trí đúng cách khi bị tụt huyết áp

Tụt huyết áp nên uống gì để nhanh hồi phục sức khỏe?

DS: Hà Thư

Biên tập viên sức khỏe Trung Mỹ

Nguồn tham khảo:

http://bachmai.gov.vn/tin-tuc-va-su-kien/y-hoc-thuong-thuc-menuleft-32/6384-chuyen-gia-chi-cach-bao-ve-suc-khoe-trong-thoi-tiet-nang-nong.htmlfdzb

https://fustany.com/en/beauty/health–fitness/seven-must-follow-tips-to-deal-with-low-blood-pressure-in-the-summervds

 

Viết bình luận