Đục thủy tinh thể và thoái hóa điểm vàng

Bệnh glocom có chữa khỏi không? – Cách chặn đứng nguy cơ mù lòa

Ngày đăng: 25 Tháng Sáu, 2019
5/5 - (7 bình chọn)

“Bệnh glocom có chữa khỏi không, chữa như thế nào để tránh được mù lòa?” là câu hỏi bất kỳ ai cũng đặt ra khi không may mắc phải căn bệnh nguy hiểm này. Những phân tích về đặc điểm của bệnh cũng như các phương pháp điều trị đang áp dụng sẽ giúp bạn tìm được giải pháp bảo vệ được thị lực hiệu quả.

Bệnh glocom có chữa khỏi không?

Chúng ta có thể nhìn thấy sự vật quanh mình là do ánh sáng từ sự vật hội tụ lên võng mạc mắt, sau đó được chuyển thành tín hiệu, truyền qua hệ thống dây thần kinh thị giác về não bộ xử lý. Khi mắc bệnh glocom, nhãn áp tăng cao sẽ phá hủy dần các dây thần kinh thị giác này, đây chính là nguyên nhân gây suy giảm thị lực nghiêm trọng, thậm chí mù lòa vĩnh viễn. Bản thân các dây thần kinh thị giác rất nhạy cảm và một khi tổn thương thì không thể hồi phục hay thay thế được.

Do vậy, cho đến nay vẫn chưa có phương pháp nào có thể chữa khỏi bệnh glocom. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là tất cả các trường hợp mắc glocom đều sẽ bị mù. Nếu phát hiện và trị bệnh từ sớm, khi dây thần kinh thị giác chưa tổn thương nhiều, người bệnh hoàn toàn có thể cải thiện được tầm nhìn và bảo vệ được ánh sáng cho đôi mắt.

Glocom gây tổn thương các dây thần kinh thị giác khiến thị lực suy giảm nghiêm trọng

Nếu bạn đang phải chung sống với đôi mắt mờ nhòe, đau nhức do glocom và chưa tìm được giải pháp trị phù hợp, hãy gọi ngay đến tổng đài: 0972 032 029 hoặc (024) 3775 9051 để được các chuyên gia nhãn khoa tư vấn trực tiếp.

Các phương pháp trị bệnh glocom ở mắt

Hiện nay để điều trị bệnh glocom, bác sĩ có thể chỉ định dùng thuốc tây, phẫu thuật hoặc kết hợp song song cả 2 phương pháp này.

Thuốc trị bệnh glocom

Đây là phương pháp trị glocom phổ biến nhất, áp dụng trong hầu hết các trường hợp mắc bệnh dù nặng hay nhẹ. Các loại thuốc thường sử dụng là thuốc ức chế Anhydrase carbonic, thuốc chẹn beta giao cảm, thuốc đồng tác dụng với Prostaglandin,…. Chúng thường được bào chế dưới dạng nhỏ mắt hoặc viên uống, có tác dụng làm giảm tiết thủy dịch hoặc giúp tăng đào thải thủy dịch ra khỏi mắt.

Người bệnh cần dùng thuốc trong thời gian dài, liều lượng thuốc và loại thuốc sẽ được chỉ định phù hợp với từng trường hợp để nhằm mục đích đưa nhãn áp về giới hạn bình thường (từ 10 – 21mmHg).

Phẫu thuật trị bệnh glocom

Nguyên nhân gây tăng nhãn áp là do sự tắc ứ của thủy dịch trong mắt, do vậy, các phẫu thuật điều trị bệnh glocom sẽ tập trung làm khơi thông dòng chảy của thủy dịch hoặc tác động đến thể mi để ức chế quá trình bài tiết thủy dịch. Các phẫu thuật đang áp dụng hiện nay là:

– Chiếu tia laser: Bác sĩ sử dụng tia laser để chiếu vào góc thoát thủy dịch nhằm mở rộng góc thoát, giúp giải quyết tình trạng ứ đọng thủy dịch. Ngoài ra, trong trường hợp glocom góc đóng, tia laser còn có thể được sử dụng để tạo ra một lỗ thoát thủy dịch mới.

– Quang đông thể mi: Bác sĩ dùng thiết bị quang đông tác động đến thể mi để làm giảm lượng thủy dịch tiết ra.

– Mổ mở: Bác sĩ dùng dao tạo một vạt mỏng kích thước nhỏ trên màng cứng giúp thủy dịch thoát ra ở bọng mắt.

– Cấy ống thoát thủy dịch mới: Bác sĩ cấy một ống nhỏ bằng silicon vào dưới kết mạc để tạo đường thoát mới cho thủy dịch.

Giải pháp tự nhiên giúp ngăn bệnh glocom tiến triển hiệu quả

Tuy không thể chữa khỏi bệnh glocom, tuy nhiên việc bổ sung kịp thời các dưỡng chất thiết yếu cho mắt được cho là có thể bảo vệ dây thần kinh thị giác tránh khỏi tổn thương nghiêm trọng, qua đó có thể bảo tồn thị lực cho người bệnh.

Cụ thể, theo nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc trường Đại học Washington (Hoa Kỳ), những người bổ sung kịp thời 150 mg hoạt chất Alpha lipoic acid liên tục kể từ khi phát hiện mắc bệnh glocom có thị lực tốt hơn hẳn so với những người khác. Chính vì vậy, việc sử dụng sớm những viên uống bổ mắt chứa Alpha lipoic acid đã trở thành một giải pháp hữu ích trong việc bảo vệ tầm nhìn khỏi căn bệnh glocom nguy hiểm.

Bổ sung Alpha lipoic acid giúp bảo vệ thị lực tối ưu cho người bệnh glocom

Bên cạnh đó, một chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học cũng có thể hỗ trợ ngăn ngừa glocom tiến triển nặng hơn, cụ thể, bạn nên:

– Ăn nhiều rau củ quả tươi màu cam, vàng, đỏ: cá biển, hải sản, hạt khô…

– Đeo kính bảo vệ mắt khỏi ánh nắng, ánh sáng mạnh.

– Hạn chế tối đa việc sử dụng thiết bị điện tử như máy tính, điện thoại thông minh, tivi…

– Không hút thuốc lá, uống rượu bia, cà phê hoặc các chất kích thích khác.

– Tránh thức khuya.

– Đi khám mắt thường xuyên theo định kỳ hoặc khi thấy các triệu chứng bất thường như chớp sáng, chấm đen phát triển ồ ạt.

Bệnh glocom không thể chữa khỏi được và cũng có rất nhiều người mắc bệnh, tuy nhiên không phải 100% các trường hợp đều bị giảm thị lực nặng hay mù. Do vậy, thay vì lo lắng, điều mà người bệnh cần tập trung là đi khám, tuân thủ chỉ định của bác sĩ và có chế độ chăm sóc mắt tốt để bảo vệ tốt nhất thị lực của mình.

Xem thêm:

Thông tin từ A- Z về glocom – tên sát thủ đáng gườm của thị lực

Những thực phẩm tốt cần bổ sung sớm để đôi mắt luôn sáng khỏe

Ds Diệp Chi

Biên tập viên sức khỏe Trung Mỹ

Viết bình luận