Huyết áp thấp và thiếu máu não

8 nguyên nhân hạ huyết áp và cách khắc phục hiệu quả

Ngày đăng: 29 Tháng Ba, 2018
5/5 - (1 bình chọn)

Tưởng chừng khá đơn giản, ít gặp nhưng theo số liệu thống kê hiện nay có tới 5 – 7 % dân số thế giới mắc chứng bệnh huyết áp thấp và đang phải đối mặt với rất nhiều biến chứng nguy hiểm do căn bệnh này gây ra. Để điều trị đúng hướng và đạt hiệu quả cao nhất, việc đầu tiên cần làm đó là xác định rõ nguyên nhân gây hạ huyết áp.

Nguyên nhân hạ huyết áp thường gặp nhất

Phụ nữ mang thai

Cùng với niềm vui được làm mẹ, phụ nữ mang thai cũng phải đối mặt với rất nhiều vấn đề về sức khỏe, trong đó có chứng bệnh huyết áp thấp. Nguyên nhân là khi mang thai, lưu lượng máu tăng gấp 1,2 – 1,5 lần so với bình thường, tuy nhiên cơ thể các mẹ bầu lại chưa kịp thích ứng và gây hạ huyết áp. Đây thường là tình trạng tạm thời và huyết áp sẽ ổn định trở lại sau khi sinh bé.

Phụ nữ trong thai kỳ dễ bị hạ huyết áp

Thiếu dinh dưỡng trong chế độ ăn uống

Khi không được cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng, nhất là vitamin B12, sắt, acid folic… cơ thể sẽ dễ gặp phải tình trạng thiếu máu, đây là nguyên nhân gây hạ huyết áp tạm thời. Với những trường hợp này nếu biết cách xây dựng 1 chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học, lành mạnh, tình trạnh tụt huyết áp sẽ được đầy lùi hiệu quả.

Xem thêm: Chế độ dinh dưỡng dành cho người bệnh hạ huyết áp

Vấn đề tim mạch

Những vấn đề bất thường trên tim mạch như: hẹp/ hở van tim, suy tim hay nhịp tim chậm… đều có thể ảnh hưởng tới quá trình lưu thông máu trong cơ thể và là nguyên nhân hạ huyết áp phổ biến nhất.

Các bệnh lý liên quan đến nội tiết

Một số bệnh lý như cận giáp, thiếu máu thượng thận, suy thận, tiểu đường… có thể gây thiếu máu hoặc thiếu dinh dưỡng để nuôi cơ thể, dẫn đến hạ huyết áp nghiêm trọng.

Mất máu

Mất quá nhiều máu có thể làm giảm lưu lượng máu trong cơ thể, dẫn đến hạ huyết áp nghiêm trọng. Mất máu thường xảy ra do chấn thương nghiêm trọng, rong kinh ở phụ nữ, viêm loét dạ dày – tá tràng…

Mất nước

Tương tự như mất máu, mất quá nhiều nước có thể gây suy nhược cơ thể, tụt huyết áp với các triệu chứng hoa mắt, chóng mặt và mệt mỏi triền miên. Sốt, nôn mửa, tiêu chảy nặng, lạm dụng thuốc lợi tiểu, hay tập thể dục quá sức là các yếu tố dẫn đến mất nước, hạ huyết áp.

Sốt cao, liên tục gây mất nước và là nguyên nhân hạ huyết áp thường gặp

Xem thêm: 7 bài tập thể dục đúng cách dành cho người bệnh hạ huyết áp

Sốc phản vệ

Các tác nhân gây nên phản ứng quá mẫn nghiêm trọng như ngộ độc thực phẩm, quá liều thuốc, rắn độc cắn,… có thể gây ra nhiều vấn đề hô hấp, dị ứng, phát ban, sưng, ngứa cổ họng và là một trong rất nhiều nguyên nhân gây hạ huyết áp thường gặp.

Tác dụng phụ của thuốc tây

Một số thuốc điều trị bệnh dài ngày như thuốc lợi tiểu (furosemid…), thuốc điều trị parkinson (Mirapex…), thuốc chống trầm cảm (Doxepin, Imipramine…), thuốc rối loạn cương dương (Sildenafil…)… cũng có thể khiến bạn thường xuyên bị hạ huyết áp.

Chuyên gia hướng dẫn cách khắc phục hạ huyết áp hiệu quả

Thay đổi lối sống khoa học

Dù là bất cứ căn nguyên nào, người bệnh huyết áp thấp cũng nên thực hiện một lối sống lành mạnh, cụ thể như sau:

– Bổ sung đa dạng các loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, nhất là thực phẩm giàu tiền tố tạo máu như thịt bò, thịt lườn gà, cá, trứng, hải sản, rau có màu xanh đậm,..

– Một ngày nên uống ít nhất 1,5 – 2 lít nước, có thể thay thế bằng các loại nước ép hoa quả.

– Dành thời gian nghỉ ngơi, thư giãn hợp lý (7 – 8 tiếng/ngày), tránh căng thẳng, mệt mỏi quá mức.

– Hạn chế ngâm mình quá lâu trong nước ấm. Không tắm ngay khi vừa đi ngoài trời nắng hay vừa tập thể dục, thể thao.

– Hạn chế thay đổi tư thế đột ngột, khi mới ngủ dậy, nên nằm tại chỗ vài phút để cơ thể bắt đầu thích nghi, sau đó mới ngồi dậy.

Sử dung sản phẩm thảo dược tự nhiên giúp cải thiện hạ huyết áp hiệu quả

Vốn được mệnh danh là “nữ nhân sâm” của Việt Nam, Đương quy từ hàng ngàn đời nay luôn được lựa chọn là thảo dược đầu tay trong các bài thuốc bổ máu, hoạt huyết, tăng cường tuần hoàn, điều trị hạ huyết áp.

Sau nhiều công trình nghiên cứu, các nhà khoa học đã phát hiện ra một số hoạt chất trong thảo dược Đương quy có tác dụng điều hòa hệ thần kinh thể dịch, tăng cường chức năng của các thụ thể cảm áp, nhờ đó giúp nâng cao và ổn định huyết áp hiệu quả. Không chỉ vậy, Đương quy còn có khả năng kích thích tủy xương tăng tạo các tế bào máu, hoạt huyết cải thiện tuần hoàn máu trong cơ thể, giúp làm giảm nhanh các triệu chứng hoa mắt, chóng mặt, rối loạn giấc ngủ, mệt mỏi… một cách bền vững.

Hiện nay Đương quy thường được kết hợp cùng Xuyên tiêu, Ích trí nhân có tác dụng hỗ trợ hoạt động của tim, thận, hệ tiêu hóa rất tốt. Sự xuất hiện của bộ ba thảo dược này trong các viên uống bổ máu hiện đang được nhiều chuyên gia sức khỏe đánh giá cao và nhiều người bệnh hạ huyết áp tin tưởng, lựa chọn. 

Xem thêm: 

Đương quy – Thảo dược quý giúp đẩy lùi huyết áp thấp

Viên uống Hồng Mạch Khang – sản phẩm chuyên biệt hỗ trợ điều trị hạ huyết áp

Ds. Mai Hoa

Biên tập viên sức khỏe Trung Mỹ

 

Nguồn tham khảo:

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/low-blood-pressure/symptoms-causes/syc-20355465

Viết bình luận