Huyết áp thấp và thiếu máu não

Chế độ dinh dưỡng cho người huyết áp thấp: nên ăn gì, kiêng gì?

Ngày đăng: 3 Tháng Một, 2017
5/5 - (2 bình chọn)

Huyết áp thấp là một chứng bệnh thường gặp trong xã hội hiện đại, nhất là ở những phụ nữ trẻ tuổi, điều này có thể gây ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe và cuộc sống gia đình của họ. Không chỉ là những phiền hà do chóng mặt, đau đầu, mệt mỏi thường xuyên mà huyết áp thấp kéo dài còn gây ra nhiều biến chứng khác, đặc biệt là suy giảm tình dục ở cả nam và nữ. Các thuốc tây y trong điều trị huyết áp thấp thường cho hiệu quả không cao, tuy nhiên một chế độ ăn uống hợp lý có thể giúp người bệnh nâng cao đáng kể chỉ số huyết áp và giảm đi các triệu chứng do bệnh gây ra.

Người huyết áp thấp nên uống nhiều nước, hạn chế sử dụng rượu bia

Chất cồn trong bia rượu đẩy nhanh quá trình mất nước, từ đó làm hạ huyết áp, ngay cả khi bạn uống rượu một cách điều độ. Ngược lại, uống nhiều nước lại giúp tăng thể tích máu. Khi thể tích máu tăng đương nhiên huyết áp cũng sẽ tăng. Chính vì vậy, uống nhiều nước và hạn chế rượu bia là một trong những biện pháp đơn giản để nâng huyết áp.

Một số bác sĩ cũng có thể khuyên bạn uống cà phê, trà gừng để làm tăng huyết áp, tuy nhiên những phương pháp này chỉ có tác dụng nhất thời, mặt khác việc lạm dụng chúng cũng có thể gây ra nhiều các vấn để khác về sức khỏe.

Người huyết áp thấp nên tăng cường thực phẩm tăng tạo máu và ăn mặn hơn

Chế độ dinh dưỡng có vai trò quan trọng đối với việc nâng cao sức khỏe nói chung và sức khỏe của người bệnh huyết áp thấp nói riêng. Khi bị huyết áp thấp người bệnh nên ăn tăng cường các thực phẩm bổ dưỡng, đặc biệt là các thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho quá trình tạo máu chẳng hạn như tim gan động vật, trứng gà, cá, bí đỏ, đậu tương, các loại rau quả có màu xanh, đỏ hay vàng đậm.

Người huyết áp thấp nên tăng cường các thực phẩm bổ máu

Ăn mặn hơn mức bình thường cũng giúp bạn nâng cao chỉ số huyết áp bởi vì muối sẽ kéo nước vào trong lòng mạch làm tăng thể tích máu. Nếu không muốn sử dụng nhiều muối trong bữa ăn, người bệnh có thể sử dụng nước sốt đậu nành để thay thế. Tuy nhiên, nếu bạn đang bị bệnh tim mạch thì không nên áp dụng cách này.

Không nên ăn quá no, hãy chia nhỏ các bữa ăn để hạn chế nguy cơ tụt huyết áp

Khi ăn quá no, khá nhiều người bệnh huyết áp thấp dễ bị tụt huyết áp, đặc biệt là sau những bữa ăn có nhiều thực phẩm có hàm lượng carbonhydrat cao như khoai tây, gạo, mì ống, bánh mì, cơm trắng… Hiện tượng này được gọi là hạ huyết áp sau ăn. Việc chia nhỏ các bữa ăn trong ngày và giảm bớt các thực phẩm giàu carbohydrate sẽ giúp bạn hạn chế hiện tượng này. Mặt khác, chia nhỏ các bữa ăn cũng sẽ giúp cơ thể hấp thu các chất dinh dưỡng tốt hơn.

Ngoài việc chia nhỏ các bữa ăn trong ngày thì người bệnh cũng nên thay đổi tư thế từ từ, tránh tắm nước quá nóng, tránh vắt chéo chân khi ngồi, tập thể dục đều đặn mỗi ngày để hạn chế tình trạng tụt huyết áp xuất hiện.

Nếu việc thay đổi lối sống tích cực vẫn không giúp bạn cải thiện tình trạng huyết áp thấp thì bạn nên áp dụng thêm các giải pháp mang tính chuyên biệt hơn. Theo nhiều nghiên cứu khoa học, Quy đầu (phần rễ chính của cây Đương quy) là một thảo dược có tác dụng tăng tạo máu rất tốt nhờ khả năng kích thích sản sinh các tế bào máu tại tủy xương. Không chỉ vậy, các hoạt chất trong thảo dược này còn có thể thúc đẩy các thụ thể cảm nhận huyết áp bên trong lòng mạch hoạt động hiệu quả. Một số thảo dược khác như xuyên tiêu, Ích trí nhân lại có tác dụng rất tốt trong việc tăng cường chức năng của các cơ quan, tăng cường hấp thu chất dinh dưỡng qua hệ tiêu hóa. Sự kết hợp của các thảo dược này sẽ là giải pháp toàn diện giúp người bệnh nâng cao được chỉ số huyết áp và giảm đi các triệu chứng một hoa mắt, chóng mặt, đau đầu, mệt mỏi… do bệnh gây ra một cách tự nhiên và bền vững.

Biên tập viên sức khỏe Trung Mỹ

Nguồn tham khảo:

http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/low-blood-pressure/basics/lifestyle-home-remedies/con-20032298

Viết bình luận