Bệnh động kinh

6 lý do gây tăng hành vi tự sát ở bệnh động kinh & cách khắc phục!

Ngày đăng: 21 Tháng Mười Hai, 2020
5/5 - (2 bình chọn)

Tự sát là một trong những nguyên nhân gây tử vong ở người bệnh động kinh và tỉ lệ này càng gia tăng đến mức báo động. Vậy hãy cùng tìm hiểu lý do khiến người bệnh động kinh nảy sinh những suy nghĩ tiêu cực, hành vi tự tử, cũng như các biện pháp để khắc phục triệt để tình trạng này, tránh mọi rủi ro có thể xảy ra.

Tại sao người bệnh động kinh thường có hành vi cố ý tự sát?

Mặc dù tự sát không phải là một vấn đề quá phổ biến ở người bệnh động kinh, nhưng vẫn cần được quan tâm đúng mực, nhằm đảm bảo an toàn và hạn chế mọi rủi ro có thể xảy ra. Dưới đây là 6 yếu tố nguy cơ có thể gây tăng hành vi tự tử ở người bệnh động kinh:

Mắc kèm các rối loạn thần kinh khác

Những rối loạn thần kinh như lo âu, trầm cảm, hưng cảm, rối loạn lưỡng cực,… thường khiến người bệnh khó kiểm soát cảm xúc của chính mình, đang từ vui vẻ, hào hứng có thể đột ngột trở nên chán nản, buồn rầu mà chẳng rõ lý do. Lâu dần, người bệnh khó hòa nhập với cộng đồng, họ tự cô lập bản thân hoặc nghĩ mình bị bỏ rơi, xa lánh và có những suy nghĩ tiêu cực như tuyệt vọng, nghĩ tới cái chết hay có ý định tự tử.

Mắc kèm rối loạn thần kinh khác gây tăng hành vi tự tử ở người bệnh động kinh

Một số dạng động kinh mắc phải

Tùy vào dạng động kinh mà nguy cơ người bệnh nảy sinh những suy nghĩ tiêu cực hay hành vi tự tử sẽ khác nhau. Nghiên cứu cho thấy động kinh thùy thái dương, động kinh cục bộ đơn giản và động kinh toàn thể có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng nhận thức, tâm lý, khiến người bệnh khó kiểm soát hành vi, suy nghĩ, bởi vậy mà nguy cơ tự tự cũng cao hơn so với các dạng động kinh khác.

Tần số cơn co giật dày, mức độ bệnh nặng

Đây là một trong những nguyên nhân khiến người bệnh dễ nảy sinh hành vi tự sát. Bởi tần số cơn co giật dày, mức độ cơn nặng không chỉ khiến sức khỏe người bệnh suy kiệt mà còn ảnh hưởng đến tâm lý, gây sợ hãi, ám ảnh, thậm chí khiến họ có suy nghĩ “tự tử” chỉ để tránh phải “đối mặt” với những cơn co giật như vậy.

Thuốc điều trị co giật, động kinh

Một số thuốc kháng động kinh được cảnh báo có thể làm tăng ý nghĩ và hành vi tự sát. Cụ thể, một nghiên cứu thực hiện trên 297.620 người đã sử dụng thuốc chống động kinh, ít nhất trong 6 tháng, kết quả cho thấy có đến 827 người bệnh đã cố ý tự sát và trong đó 26 người đã tử vong.

Không chỉ vậy, nguy cơ xuất hiện hành vi tự sát ở người bệnh động kinh cũng thay đổi tùy thuộc vào loại thuốc họ sử dụng, cụ thể tỉ lệ này tăng gấp 1.42 lần với thuốc Gabapentin, 1.65 lần với thuốc Valproate, 1.84 lần với thuốc Lamotrigine, 2.07 lần với thuốc Oxcarbazepine và 2.41 lần khi dùng thuốc Tiagabine.

Một số thuốc điều trị co giật, động kinh có thể gây tăng hành vi tự tử

Tỉ lệ tự tử ở nữ giới bị động kinh cao hơn nam giới

Nghiên cứu mới nhất tại Đan Mạch chỉ ra rằng, đàn ông và phụ nữ có sự khác biệt nhất định về đặc điểm của cơn động kinh và tỷ lệ tự tử. Thường nữ giới mắc bệnh động kinh hay mắc kèm các rối loạn tâm thần, trầm cảm, suy giảm nhận thức hơn, do đó nguy cơ tự sát cũng cao hơn nam giới.

Thời điểm khởi phát cơn động kinh là độ tuổi vị thành niên

Trẻ vị thành niên (13 – 17 tuổi) đang trong giai đoạn thay đổi cả về mặt mặt sinh học cơ thể và tâm lý, nếu khởi phát bệnh động kinh rất dễ phát triển thêm các rối loạn tâm thần khác, đặc biệt là chứng trầm cảm. Đây chính là yếu tố làm tăng nguy cơ tự tử ở thanh thiếu niên mắc bệnh động kinh.

Giải pháp giúp kiểm soát tốt cơn động kinh, hạn chế hành vi tự tử

Kiểm soát tốt cơn động kinh là cách hữu hiệu nhất giúp người bệnh tránh những suy nghĩ tiêu cực và hạn chế tối đa hành vi tự sát. Bởi vậy, người bệnh động kinh nên tuân thủ sử dụng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ, không tự ý tăng giảm liều hoặc ngưng bỏ thuốc. Trong trường hợp nghi ngờ gặp các tác dụng phụ của thuốc gây ảnh hưởng đến cảm xúc, suy nghĩ, thì cần sớm trao đổi với bác sĩ điều trị để được hiệu chỉnh liều hoặc thay đổi loại thuốc khác phù hợp hơn.

Bên cạnh đó, để tăng hiệu quả và rút ngắn thời gian điều trị, người bệnh có thể tham khảo kết hợp cùng các sản phẩm từ thảo dược như Câu đằng, An tức hương,… Bởi lẽ, những thảo dược này không chỉ có tác dụng trấn tĩnh hệ thần kinh, ổn định hoạt động điện não, mà còn hỗ trợ gia tăng nồng độ chất ức chế GABA nội sinh, nhờ đó giảm tần số, mức độ, thời gian diễn ra cơn co giật, động kinh hiệu quả.

Kết hợp sản phẩm thảo dược giúp tăng hiệu quả, rút ngắn thời gian điều trị động kinh

Xem thêm:

Giải pháp thảo dược giúp kiểm soát cơn co giật, động kinh hiệu quả

Các phương pháp điều trị động kinh hiệu quả nhất hiện nay

Ngoài ra, người bệnh động kinh cũng nên quan tâm hơn đến cảm xúc của bản thân, nếu có những suy nghĩ tiêu cực, đặc biệt là những ý nghĩ về cái chết thì hãy tâm sự với bạn bè, người thân để được tư vấn, hỗ trợ kịp thời, tránh mọi rủi ro xấu nhất có thể xảy ra. Đồng thời bạn cũng nên:

– Chia sẻ với bác sĩ điều trị về những cảm giác tiêu cực của mình mỗi lần tái khám, bởi đây có thể là tác dụng phụ của thuốc tây. Và nếu nhận thấy vấn đề quá nghiêm trọng, bác sĩ có thể điều chỉnh thuốc phù hợp hơn.

– Cố gắng tránh xa các đồ vật (dao, kéo,..), vũ khí (súng,…) hoặc những khu vực tiềm ẩn mối nguy hiểm như nhà bếp, lò nướng,…

– Khi bắt đầu sử dụng một loại thuốc điều trị co giật mới, hãy tìm hiểu xem thuốc có ảnh hưởng đến tâm lý, cảm xúc hay không và làm sao để hạn chế tác dụng phụ này.

Nguy cơ tử vong do hành vi cố ý tự sát ở người bệnh động kinh cao hơn người bình thường từ 2.5 – 5 lần. Bởi vậy, đây là một vấn đề đáng được lưu tâm và cần sớm có những biện pháp khắc phục triệt để.

Hi vọng với những thông tin trong bài viết, bạn đọc đã có thể lựa chọn được giải pháp tối ưu nhất giúp đảm bảo an toàn và hạn chế mọi rủi ro có thể xảy ra. Nếu còn điều gì thắc mắc, vui lòng gọi điện thoại đến số 024.3775.90510972.032.029 để được hỗ trợ tư vấn trực tiếp.

Dược sĩ Mai Hoa

Biên tập viên sức khỏe Trung Mỹ

Viết bình luận