Bệnh động kinh

Tổng quan về bệnh động kinh: triệu chứng, nguyên nhân và cách trị

Ngày đăng: 7 Tháng Ba, 2017
4.7/5 - (15 bình chọn)

Động kinh là bệnh rối loạn chức năng của hệ thần kinh trung ương do sự phóng điện đột ngột, quá mức của các tế bào thần kinh ở vỏ não và gây ra nhiều bất thường về vận động, nhận thức, hành vi và chức năng của nhiều cơ quan trong cơ thể.

Triệu chứng bệnh động kinh theo từng thể bệnh

Các triệu chứng của bệnh động kinh rất phong phú và đa dạng tùy thuộc vào vùng não bộ bị ảnh hưởng. Bệnh động kinh chia thành 2 thể chính là động kinh cục bộ và động kinh toàn thể

Động kinh cục bộ: cơn động kinh chỉ xảy ra ở một hoặc một số vùng nhất định bên trong não bộ. Bao gồm:

– Động kinh cục bộ đơn giản (Simple Partial Seizures): Người bệnh có thể co giật ở một vùng nào đó trong cơ thể, xuất hiện nhiều ảo giác về hình ảnh, âm thanh, mùi vị. Trong cơn động kinh cục bộ đơn giản thường kéo dài trong khoảng 90 giây và người bệnh không bị mất ý thức. Động kinh cục bộ đơng giản có thể tiến triển thành động kinh cục bộ phức tạp.

 – Động kinh cục bộ phức hợp (Complex Partial Seizures): động kinh cục bộ phức tạp thường xảy ra ở một khu vực lớn hơn so với động kinh cục bộ đơn giản. Khoảng 80% cơn động kinh cục bộ phức tạp xuất phát từ thùy thái dương – vùng não nằm gần tai. Động kinh dạng này sẽ khiến người bệnh mất ý thức và thực hiện các hành vi không kiểm soát như nói những câu vô nghĩa, thực hiện các hành động không rõ lý do, nhìn chằm chăm vào một vật gì đó với ánh mắt vô hồn, cảm xúc thay đổi thất thường… Cơn động kinh cục bộ phức tạp thường không kéo dài quá 2 phút.

Động kinh cục bộ khiến cảm xúc người bệnh thay đổi thất thường

Động kinh toàn thể: xảy ra khi tất cả các vùng não bị ảnh hưởng. Động kinh toàn thể thường biểu hiện với 5 thể bệnh chính đó là:

– Động kinh co cứng – co giật (tonic – clonic seizures): người bệnh sẽ trải qua hai giai đoạn. Giai đoạn đầu tiên là co cứng: các cơ đột nhiên co lại, người bệnh bị ngã xuống, mất ý thức hoàn toàn và cứng đờ trong khoảng 10 – 30 giây, sau đó đến giai đoạn giật liên tục. Người bệnh thường tỉnh lại sau khoảng 2-3 phút nhưng sẽ cảm thấy rất mệt mỏi, không tỉnh táo và đau đầu.

– Động kinh co cứng hoặc co giật đơn thuần (Tonic seizures, Clonic seizures): Người bệnh chỉ xuất xuất hiện co cứng hoặc co giật toàn thân, tuy nhiên chỉ co giật đơn thuần là hiếm khi xảy ra.

– Động kinh vắng ý thức (absence seizures): Người bệnh đột nhiên mất ý thức với biểu hiện dừng đột ngột việc đang làm chẳng hạn đang đi, đang nói… đột nhiên dừng lại trong khoảng 3 – 30 giây nhưng lặp lại nhiều lần trong ngày (50 – 100 lần)

– Động kinh rung giật cơ (Myoclonic seizures): Là một loạt các cơn co giật ngắn của các nhóm cơ cụ thể, chẳng hạn cơ ở mặt hoặc thân mình. Người bệnh thường có biểu hiện như gặp phải một cú “sốc điện”.

– Mất trương lực (Akinetic seizures ): Người bệnh đột ngột bị mất trương lực của một nhóm cơ khiến họ bất ngờ bị ngã xuống đất hay đầu tự dưng gập xuống.

Nguyên nhân gây bệnh động kinh

Hầu hết các trường hợp, bệnh động kinh thường khởi phát bất ngờ và không rõ nguyên nhân (chiếm 55-75%) được gọi là động kinh vô căn. Tuy nhiên, các nhà khoa học cho rằng động kinh vô căn là kết quả của những bất thường về các kênh ion, chất dẫn truyền thần kinh… và các yếu tố môi trường sống. Những trường hợp bệnh nhân còn lại xác định được nguyên nhân chủ yếu là do:

– Sốt cao co giật nhiều lần

– Tổn thương não do: chấn thương sọ não, viêm màng não, tai biến mạch máu não, sinh ngạt…

– U não, bất thường mạch máu não…

Chẩn đoán bệnh động kinh

Trước khi tiến hành các xét nghiệm, chẩn đoán, người bệnh sẽ được phân loại và khai thác tiền sử bệnh thông qua việc trả lời các câu hỏi từ một bác sỹ có kinh nghiệm. Sau khi được thăm khám lâm sàng, người bệnh sẽ cần phải thực hiện một số xét nghiệm như: Xét nghiệm máu, điện não đồ (EEG), chụp cộng hưởng từ (MRI), chụp cắt lớp vi tính (CT scan), điện não đồ video (video EEG)…

Điện não đồ (EEG) – phương pháp quan trọng chẩn đoán bệnh động kinh

Nếu bạn được chẩn đoán mắc bệnh động kinh, đừng ngần ngại gọi tới số điện thoại 0243.775.9051, Trung Mỹ sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc về bệnh cũng như hướng điều trị hiệu quả.

Ảnh hưởng của động kinh tới sức khỏe và cuộc sống người bệnh

Bệnh động kinh có thể gây chấn thương và tai nạn khi người bệnh xuất hiện cơn động kinh đột ngột. Bện cạnh đó nó còn gây ra nhiều ảnh hưởng khác.

Bệnh động kinh với trẻ em: Bệnh động kinh ảnh hưởng đến trí nhớ và khả năng học tập của trẻ. Trẻ bị động kinh không điều trị có nguy cơ cao bị suy giảm trí tuệ. Ngoài ra, bệnh động kinh còn gây rối loạn cảm xúc, hành vi, ngôn ngữ của trẻ…

Bệnh động kinh với người trưởng thành: Nhiều người trưởng thành mắc bệnh động kinh có dấu hiệu trầm cảm, họ thường có ý định tự tử, đặc biệt là trong vòng 6 tháng sau khi chẩn đoán mắc bệnh. Những người mắc bệnh động kinh cũng thường gặp các vấn đề sức khỏe khác như đau nhức xương khớp, mất ngủ, rối loạn lo âu, trầm cảm…

Bệnh động kinh cũng ảnh hưởng lớn đến tình dục và sức khỏe sinh sản: Một số bệnh nhân động kinh bị rối loạn tình dục nghiêm trọng, bao gồm rối loạn chức năng cương dương. Nguyên nhân thường là do tâm lý, thuốc chống động kinh hoặc những thay đổi về nội tiết tố. Thuốc chống động kinh làm giảm hiệu quả của thuốc tránh thai. Phụ nữ bị động kinh nếu muốn mang thai thì nên tham khảo ý kiến bác sỹ trước để có kế hoạch thay đổi thuốc cho phù hợp.

Bệnh động kinh nếu được kiểm soát tốt thì không ảnh hưởng tới tuổi thọ của người bệnh. Tuy nhiên, những người có cơn co giật không được kiểm soát thì tuổi thọ thấp hơn khá nhiều so với dân số chung.

Bệnh động kinh ảnh hưởng nghiêm trọng tới tâm lý của người bệnh

Điều trị bệnh động kinh qua nhiều phương pháp khác nhau

Điều trị động kinh dùng thuốc

Các thuốc được sử dụng chủ yếu để kiểm soát các cơn co giật, động kinh chứ không thể chữa khỏi hoàn toàn căn bệnh này. Các loại thuốc thế hệ mới thường dung nạp tốt hơn, ít gây buồn ngủ và kiểm soát cơn động kinh tốt hơn so với thuốc cũ. Tuy nhiên, thuốc chống động kinh nói chung đều gây ra một số tác dụng phụ nhất định với người bệnh, chẳng hạn như mệt mỏi, rối loạn tiêu hóa, rối loạn giấc ngủ…

Tất cả thuốc chống động kinh đều làm tăng ý định và hành vi tự tử. Nghiên cứu chỉ ra rằng, 1 tuần kể từ khi bắt đầu điều trị thuốc chống động kinh là khoảng thời gian người bệnh có nguy cơ tự tử cao nhất, tình trạng này có thể tiếp diễn trong ít nhất 24 tuần.

Tuy thuốc kháng động kinh có thể gây ra một số tác dụng phụ nhưng việc sử dụng vẫn là cần thiết bởi nếu cơn động kinh không được kiểm soát thì các ảnh hưởng còn nghiêm trọng hơn nhiều.

Xem thêm: Thuốc chống động kinh và 8 nguyên tắc “vàng” khi sử dụng

Phẫu thuật điều trị động kinh

Phẫu thuật là can thiệp y khoa chuyên sâu để loại bỏ các mô não bị tổn thương có thể giúp kiểm soát bệnh động kinh. Tuy nhiên phương pháp này rất phức tạp, tỷ lệ rủi ro cao, do vậy hiện nay chưa được áp dụng rộng rãi tại Việt Nam.

Sử dụng thảo dược

Qua nhiều nghiên cứu, các nhà khoa học đã tìm ra một số loại thảo dược có tác dụng an thần, ổn định hệ thần kinh nhờ cân bằng hoạt động của các kênh ion và chất dẫn truyền thần kinh bên trong não bộ điển hình là Câu đằng, An tức hương… Các thảo dược này không chỉ giúp hỗ trợ kiểm soát các cơn co giật, động kinh mà còn cải thiện đáng kể sức khỏe tinh thần của người bệnh và giúp người bệnh nhanh chóng phục hồi sau cơn co giật.

Thay đổi lối sống

Mặc dù cho tới nay, phương pháp kiểm soát động kinh tốt nhất là dùng thuốc theo đùng phác đồ điều trị nhưng việc thay đổi lối sống cũng quan trọng không kém để hạn chế cơn động kinh và cải thiện chất lượng cuộc sống cho người bệnh.

Người bệnh động kinh nên giảm các thực phẩm chứa nhiều tinh bột, tăng cường thực phẩm chứa nhiều protein và chất béo, tránh các thực phẩm đóng gói sẵn chứa nhiều chất phụ gia, bảo quản, tránh tiếp xúc với ánh sáng nhấp nháy.

Tập thiền, yoga, tập thể dục thường xuyên… có thể giúp người bệnh có tinh thần thoải mái hơn, đặc biệt tập thể dục thường xuyên sẽ giúp giảm loãng xương – một tác dụng phụ của nhiều loại thuốc kháng động kinh.

Động kinh là một bệnh lý phức tạp tuy nhiên nếu sử dụng thuốc kiên trì, kết hợp với lối sống khoa học và các giải pháp hỗ trợ người bệnh vẫn có thể kiểm soát tốt các cơn động kinh và có cuộc sống bình thường.

Xem thêm:

Sản phẩm từ thảo dược Câu đằng, An tức hương giúp hỗ trợ điều trị động kinh

Người bệnh động kinh nên ăn gì, kiêng gì để tránh tăng cơn?

Biên tập viên sức khỏe Trung Mỹ

Nguồn bài và ảnh: http://www.nytimes.com/health/guides/disease/epilepsy/print.html

 

Viết bình luận

  1. Lâm Thủy :

    Mình 22 tuổi bị nháy mắt rất nhiều, cơ mũi cũng co giật, tư vấn giúp mình với

    1. trungmyjsc.com.vn :

      Chào bạn Lâm Thủy,
      Nháy mắt, giật cơ mũi rất có thể là biểu hiện của rối loạn TIC; tuy nhiên cũng không thể loại trừ một số nguyên nhân khác như giật cơ lành tính, bệnh lý về mắt, tổn thương dây thần kinh số V và số VII,… Do đó, nếu nhận thấy tình trạng này kéo dài liên tục trong nhiều tháng, bạn nên đi khám để được đánh giá chính xác nguyên nhân, từ đó có hướng khắc phục phù hợp. Ngoài ra, bạn nên hạn chế sử dụng các thiết bị điện tử, tivi, điện thoại và tạo thói quen đi ngủ sớm, điều này có thể giúp cải thiện tình trạng nháy mắt mà bạn đang gặp phải.
      Sau khi thăm khám nếu cần được hỗ trợ thêm, bạn có thể gọi trực tiếp qua điện thoại 0972.032.029, chúng tôi sẽ tư vấn chi tiết giúp bạn.
      Chúc bạn sức khỏe!

  2. Sơn :

    Chào bác sĩ.
    Tôi năm nay 47 tuổi, triệu chứng xuất hiện khoảng 7 năm nay, triệu chứng như sau:
    Thỉnh thoảng choáng trong tích tắc (không mất ý thức) , sau đó chân tay bủn rủn, tim đập nhanh, hồi hộp, chóng mặt đi không vững, nhưng gượng thì vẫn đi được, cảm giác như tay chân bị liệt như đột quỵ nhưng vẫn đi được và giươ tay bình thường chỉ là rất chóng mặt đi loáng choáng (nhiwngx lúc nhiw vậy giải pháp uống 1 viên seduxen khoảng 30’ sau thì người trở lại bình thường. Các cơn như vậy thường rơi vào buổi sáng, buổi trưa, buổi chiều và lúc thời tiết thay đổi đột ngột, mùa hè thì tầng xuất bị nhiều và nặng hơn mùa đông, sau mỗi cơn như vậy thấy cảm thấy rất sợ hãi. (Các thông số máu đường, lipit,… bình thường,) khám mãi tìm ko ra bệnh, bác sĩ chẩn đoán suy nhược cơ thế, rồi rối loạn lo âu và mới đây thì có td: động kinh. Các thuốc đã uống như: piracetam, ginkobiloba, seduxen, sulpiride, amitriptiline, prozac, mitazapine… nhưng hiệu quả không đạt, rất nhiều loại thuộc bị tác dụng phụ dữ dội. Mới đây đi khám bs cho uống: piracetam, sulpiride, ginkobiloba, 3B và Topiramate 25mg nhưng vẫn không ổn, ngày nào triệu chứng cũng như nhau. Để có thể làm được việc thì tôi phải uống seduxen 5mg ngày 3v vào 3 buổi thì ổn để làm việc, tôi rất hoang mang, 7 năm theo nhiều thầy nhiều thuốc mà vẫn chịu thua, nay tôi muốn hỏi bs với những triệu chứng trên có đủ điều kiện khẳng định động kinh? Cảm ơn bác sĩ.

    1. trungmyjsc.com.vn :

      Chào bạn Sơn,
      Những biểu hiện như bạn miêu tả là tương đối phức tạp. Triệu chứng choáng, bủn rủn chân tay, tim đập nhanh, hồi hộp, chóng mặt, rối loạn cảm xúc theo chu kỳ như bạn đang gặp phải có thể do nhiều nguyên nhân như rối loạn lo âu, suy nhược cơ thể, hạ đường huyết, hạ canxi máu và cũng không loại trừ nguyên nhân do bệnh động kinh cục bộ. Bạn có trao đổi là đã đi khám ở nhiều nơi và hiện tại bác sĩ đang theo dõi bệnh động kinh. Do vậy, để chẩn đoán chính xác nhất, trước mắt bạn nên tuân thủ theo những hướng dẫn của bác sĩ và đi tái khám theo lịch hẹn để được đánh giá tình trạng bệnh và đáp ứng với thuốc điều trị. Để kết luận có phải do bệnh động kinh không thì ngoài các biểu hiện đang gặp phải, bác sĩ sẽ chỉ định cho bạn thực hiện thêm một số xét nghiệm như điện não đồ, điện não đồ video,… Mặc dù, các biểu hiện này ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống và công việc của bạn nhưng bạn cũng không nên quá hoang mang mà cần bình tĩnh để việc điều trị đạt hiệu quả hơn. Sau khi thăm khám và theo dõi, nếu đúng là bệnh động kinh thì hiện nay cũng có nhiều phương pháp điều trị. Tùy thuộc vào mức độ bệnh cụ thể của bạn, bác sĩ sẽ chỉ định những loại thuốc kháng động kinh phù hợp.
      Ngoài ra, trong trường hợp là do bệnh động kinh, bên cạnh các thuốc được chỉ định, bạn có thể tham khảo sử dụng kết hợp thực phẩm bảo vệ sức khỏe cốm Egaruta. Bạn có thể tìm hiểu thêm về sản phẩm trong bài viết dưới đây:
      https://trungmyjsc.com.vn/vi/thuc-pham-chuc-nang-com-egaruta.html
      Sau khi thăm khám và được chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh, nếu cần hỗ trợ thêm điều gì, bạn hãy liên hệ với chúng tôi qua điện thoại hoặc zalo số 0972 032 029 hoặc (024) 3775 9051, chúng tôi sẽ tư vấn chi tiết cho bạn.
      Chúc bạn sớm khỏe!

  3. Thanh, :

    Cháu năm 22 tuổi Bi mat y thuc tu 1den 2 phut. Doi khi làm việc gì đó không kiểm soát được mình rồi ngã vật ra . Trong lúc ngủ có khi cắn vào lưỡi. tư vấn giúp cháu ah

    1. trungmyjsc.com.vn :

      Chào bạn Thanh,
      Không biết năm nay bạn bao nhiêu tuổi? Tình trạng này xảy ra lâu chưa? Tần suất xuất hiện cơn như thế nào? Biểu hiện mất ý thức 1 – 2 phút, tạm thời không thể kiểm soát được các động tác hoặc cầm nắm đồ vật, cắn lưỡi khi ngủ,… có thể là dấu hiệu của bệnh động kinh. Tuy nhiên, để được chẩn đoán chính xác nhất, bạn nên sớm đến chuyên khoa Thần kinh tại các bệnh viện thăm khám, làm điện não đồ và các xét nghiệm cần thiết khác, từ đó có hướng điều trị hiệu quả. Bạn cũng có thể tìm hiểu thêm thông tin về địa chỉ khám động kinh uy tín trong bài viết sau:
      https://trungmyjsc.com.vn/vi/benh-vien-nao-chua-benh-dong-kinh-tot-nhat-o-3-mien-bac-trung-nam.html
      Sau khi thăm khám nếu đúng là do bệnh động kinh, bạn có thể gọi trực tiếp qua điện thoại số: 0972 032 029 hoặc (024) 3775 9051, chúng tôi sẽ tư vấn chi tiết giúp bạn.
      Chúc bạn sớm khỏe!

  4. Kiều, :

    Cho e hỏi. E có người thân có chịu chứng giống như bệnh động kinh. K biết phải đến trung tâm hay bệnh viện nào đáng tin cậy để khám và xác định chính xác có phải bị bệnh động kinh hay không. Cảm ơn.

    1. trungmyjsc.com.vn :

      Chào bạn Kiều,
      Người thân của bạn có thể tham khảo một số bệnh viện uy tín trong bài viết dưới đây để được thăm khám và chẩn đoán chính xác bệnh động kinh:
      https://trungmyjsc.com.vn/vi/benh-vien-nao-chua-benh-dong-kinh-tot-nhat-o-3-mien-bac-trung-nam.html
      Ngoài ra bạn và người thân cũng có thể tìm hiểu thêm các phương pháp chẩn đoán bệnh động kinh tại viện để có sự chuẩn bị tốt hơn trong bài viết dưới đây:
      https://trungmyjsc.com.vn/vi/5-phuong-phap-chan-doan-dong-kinh-chinh-xac-tai-cac-benh-vien.html
      Sau khi thăm khám, nếu người thân mắc phải căn bệnh này, bạn có thể liên hệ tới số điện thoại 0972 032 029 hoặc (024) 3775 9051 để được tư vấn giải pháp điều trị hiệu quả.
      Chúc bạn và gia đình sức khỏe!

  5. Hoài Anh, :

    Mk cũng đang bị động kinh và mk cũng đang điều trị bằng thuốc ở bệnh viện.vậy nếu mk cũng muốn dùng thử cốm EGARUTA liệu có Sao k ạ?

    1. trungmyjsc.com.vn :

      Chào bạn Hoài Anh,
      Trong điều trị bệnh động kinh, bên cạnh các thuốc tây, bạn hoàn toàn có thể sử dụng kết hợp thực phẩm bảo vệ sức khỏe cốm Egaruta để hỗ trợ giảm nguy cơ các cơn co cứng, co giật, động kinh. Để phát huy tác dụng tối đa của mỗi sản phẩm, bạn nên uống thực phẩm bảo vệ sức khỏe cốm Egaruta trước ăn 30 phút hoặc sau ăn 1 giờ, uống cách các thuốc đang điều trị tối thiểu từ 1-2 giờ. Bạn có thể tìm hiểu thêm trong bài viết dưới đây:
      https://trungmyjsc.com.vn/vi/thuc-pham-chuc-nang-com-egaruta.html
      Ngoài ra, bạn nên duy trì một chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học để tránh các yếu tố kích thích khởi phát cơn co giật. Bạn nên giảm lượng tinh bột, tăng cường các thực phẩm chứa nhiều protein, vitamin và chất béo trong khẩu phần ăn. Trong sinh hoạt, bạn hạn chế tiếp xúc với các thiết bị điện tử, hạn chế thức khuya, tránh căng thẳng quá mức.
      Nếu cần hỗ trợ thêm, bạn có thể liên hệ lại với chúng tôi theo số: 0972 032 029 hoặc (024) 3775 9051 để được tư vấn cụ thể.
      Chúc bạn sức khỏe!

  6. Minh :

    Chào bác sỹ, năm 13 tuổi em bị cơn co giật đầu tiên, sau đấy có uống vài loại thuốc, chuyển sang thuốc Depakine, kết hợp sinh hoạt điều độ thì ko bị nữa. Nhưng cách đây 1 năm, em bị lại 1 cơn, 20 hôm trước và mấy hôm trước cũng bị lại một cơn. Đi khám thì bsy bảo là do kg nặng em tăng lên nên lượng thuốc ko đủ, đến nay là hơn 10 năm điều trị bệnh thì có nên tăng liều sử dụng thuốc ko, có cách nào sử dụng thêm tpcn để bớt thuốc và ko bị tái phát cơn có giật nữa ko, vì mỗi lần như vậy ảnh hưởng nhiều đến tinh thần và cuộc sống

    1. trungmyjsc.com.vn :

      Chào bạn Minh,
      Động kinh là bệnh mạn tính cần trị trong thời gian dài, việc dùng thuốc tây theo chỉ định là điều bắt buộc. Do vậy, với tình trạng hiện tại, bạn chia sẻ đã trị 10 năm, đã đi khám lại bác sĩ bảo lượng thuốc không đủ thì bạn nên thay đổi liều lượng theo hướng dẫn của bác sĩ để cải thiện bệnh tốt hơn.
      Thực phẩm bảo vệ sức khỏe (TPBVSK) cốm Egaruta là sản phẩm hỗ trợ giảm nguy cơ các cơn co cứng, co giật, động kinh. Do vậy, bên cạnh việc dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ, bạn hoàn toàn nên kết hợp sử dụng sớm TPBVSK cốm Egaruta với liều 4 gói chia 2 lần/ ngày. Khi bệnh được cải thiện tốt, giảm cơn co giật, bác sĩ sẽ cân nhắc giảm dần liều và có thể ngưng cho bạn dùng thuốc tây khi đã cắt được cơn. Bạn cũng có thể tìm hiểu chi tiết hơn về sản phẩm trong bài viết dưới đây:
      https://trungmyjsc.com.vn/vi/thuc-pham-chuc-nang-com-egaruta.html
      Nếu cần biết thêm thông tin gì, bạn vui lòng gọi tới số điện thoại 0972 032 029 hoặc (024) 3775 9051 để được tư vấn trực tiếp.
      Chúc bạn sớm đẩy lùi bệnh động kinh!

  7. Hồng :

    Chào bác sĩ , e bị bệnh đã được 2 năm rồi , hiện đang uống thuốc của bệnh viện cấp nhưng e muốn uống thêm cốm EGARUTA được kh ạ ? Kh biết uống có thuyên giảm được chút ít nào kh ạ ? Vì e khi bị là bị mất ý thức nên rất lo sợ ạ

    1. trungmyjsc.com.vn :

      Chào bạn Hồng,
      Chúng tôi rất hiểu tâm trạng của bạn lúc này. Lo sợ là cảm giác mà bất cứ người bệnh động kinh nào cũng gặp phải. Tuy nhiên, thay vì sợ hãi, bạn nên cố gắng điều trị tích cực để sớm kiểm soát được căn bệnh này. Động kinh là bệnh mạn tính, rất khó để điều trị khỏi hoàn toàn nhưng nếu áp dụng giải pháp điều trị phù hợp, bạn hoàn toàn có thể giảm bớt cơn và có cuộc sống như những người bình thường khác.
      Với tình trạng hiện tại, để nâng cao hiệu quả điều trị, bên cạnh sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, bạn hoàn toàn nên kết hợp sử dụng sớm thực phẩm bảo vệ sức khỏe Cốm Egaruta với liều 4 gói chia 2 lần/ ngày để giúp hỗ trợ giảm nguy cơ các cơn co cứng, co giật, động kinh. Bạn có thể tìm hiểu thêm về sản phẩm trong bài viết dưới đây:
      https://trungmyjsc.com.vn/vi/thuc-pham-chuc-nang-com-egaruta.html
      Nếu cần hỗ trợ thêm, bạn có thể liên hệ lại với chúng tôi theo số: (024) 3775 9051 để được tư vấn trực tiếp.
      Chúc bạn sớm khỏe!

  8. Nguyệt :

    Chào bác sĩ. E bị bệnh động kinh đã gần 5 năm nay rồi, e đang uống thuốc của bên bệnh viện tâm thần cấp nhưng vài tháng gần đây e đổi uống thuốc Nam do gan bị nóng, bệnh cũng đã thuyên giảm năm rồi chỉ 2,3 cơn và gần đây nhất là tháng 2 lại lên cơn. E nghĩ chắc do e

    1. trungmyjsc.com.vn :

      Chào bạn Nguyệt,
      Động kinh là bệnh mạn tính, rất khó để điều trị khỏi hoàn toàn nếu nguyên nhân xuất phát từ những thương tổn não bộ. Trong dân gian có khá nhiều bài thuốc nam được cho là có thể điều trị dứt điểm các cơn co giật, động kinh. Tuy nhiên, hiện nay chưa có một bằng khoa học nào chứng minh điều đó. Vì vậy bạn nên cân nhắc kỹ lưỡng để tránh những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
      Động kinh có tỷ lệ di truyền nhất định (khoảng 5%), nhưng con của những người động kinh thường không khởi phát bệnh. Vì vậy, bạn vẫn có thể sinh con, nhưng điều quan trọng là bạn cần hiểu rõ các yếu tố nguy cơ của bản thân và nên trao đổi với bác sĩ trước khi có ý định mang thai, lên kế hoạch cẩn thận và theo dõi trong suốt thai kỳ để có thể sinh con khỏe mạnh.
      Vẫn biết là các loại thuốc kháng động kinh hiện nay bên cạnh lợi ích cũng có nguy cơ gây ra tác dụng phụ như: tăng men gan, xơ gan, mệt mỏi,… cho bạn. Tuy nhiên, đối với bệnh động kinh, sử dụng thuốc chống động kinh lâu dài và tuân thủ theo đúng hướng dẫn của bác sỹ là điều bắt buộc. Do vậy, bạn nên đi tái khám để xác định mức độ bệnh hiện tại, từ đó có hướng xử lý phù hợp.
      Bên cạnh đó, để nâng cao hiệu quả điều trị, bạn có thể tham khảo sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe cốm Egaruta với liều 4 gói chia 2 lần/ ngày trong khoảng 1 – 3 tháng . Đây là sản phẩm hỗ trợ chuyên biệt giúp điều trị cơn co giật, động kinh hiệu quả. Bạn có thể tìm hiểu trong bài viết dưới đây:
      https://trungmyjsc.com.vn/vi/hoi-thao-khoa-hoc-dau-voi-benh-dong-kinh-ket-qua-nghien-cuu-ve-tac-dung-ho-tro-dieu-tri-dong-kinh-cua-tpcn-com-egaruta.html
      Bạn có thể liên hệ đến số (024) 3775 9051 nếu cần chúng tôi tư vấn cụ thể hơn.
      Chúc bạn sức khỏe!