Xuyên tiêu là vị thuốc đông y được sử dụng rộng rãi trong điều trị huyết áp thấp, tuần hoàn máu kém từ hàng ngàn năm nay. Ngày nay, y học hiện đại đã giúp sáng tỏ những hoạt tính ưu việt của thảo dược này, góp phần mang lại một giải pháp điều trị mới cho những người mắc hai bệnh lý kể trên.
Mục lục
Xuyên tiêu (tên khoa học Zanthoxylum Nitidum DC) còn được gọi với tên dân gian là hạt sẻn, hoa tiêu, sưng, hoàng lực, ba tiêu… là quả chín phơi hay sấy khô của cây xuyên tiêu hay cây sưng. Quả có màu đỏ, vỏ nhăn nheo, khi khô thường tách ra thành 1 – 5 mảnh vỏ cứng, bên trong mỗi mảnh có một hạt đen. Cây xuyên tiêu mọc ở nhiều nơi trên khắp nước ta, đặc biệt là các tỉnh miền núi như Cao Bằng, Yên Bái, Lào Cai, Phú Thọ…
Theo đông y, Xuyên tiêu là vị thuốc có vị cay, tính ôn, công dụng làm ấm, khử hàn, hoạt huyết, trợ tiêu hóa rất tốt và chứa hàm lượng tinh dầu cao.
Xuyên tiêu là vị thuốc tốt cho người bị huyết áp thấp, tuần hoàn máu kém
Từ lâu, y học cổ truyền Trung Hoa đã ứng dụng rộng rãi Xuyên tiêu làm thuốc tiêu trừ máu ứ, trị chứng khí huyết kém lưu thông. Nghiên cứu tại Đại học Sư phạm Liêu Ninh, Trung Quốc cho thấy, hoạt chất babalolactone trong Xuyên tiêu có khả năng giảm ứ trệ tuần hoàn, tăng cường lưu thông máu hiệu quả, từ đó cải thiện triệu chứng hoa mắt, chóng mặt, choáng váng. Đặc biệt là ức chế PAI1 (yếu tố ức chế hoạt hóa plasminogen – enzym tiêu sợi huyết) để ngăn hình thành cục máu đông, phòng ngừa biến chứng đột quỵ do tắc mạch cho người bệnh huyết áp thấp.
Áp lực dòng máu quá thấp không đủ để cung cấp máu cho hệ tiêu hóa khiến người bệnh thường xuyên có cảm giác chán ăn, ăn không tiêu, buồn nôn, nôn và hay bị rối loạn tiêu hóa. Xuyên tiêu với vị cay, tính ấm, giúp kích thích vị giác và làm ấm ruột nên đây là vị thuốc tốt cho tiêu hóa.
Theo cuốn “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” của GS.TS Đỗ Tất Lợi, Xuyên tiêu có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa, cải thiện quá trình hấp thu dinh dưỡng tại ruột. Nghiên cứu tại Đại học Y Quảng Châu, Trung Quốc còn cho thấy, chiết xuất Xuyên tiêu làm tăng chức năng co bóp và tăng nhu động ruột. Nhờ đó, giúp hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả hơn, tăng nguồn dưỡng chất cung cấp cho cơ thể, cải thiện tình trạng suy nhược, mệt mỏi, da xanh, ăn uống không ngon miệng…
Huyết áp thấp, tuần hoàn máu kém làm hạn chế dòng máu đến toàn cơ thể, là nguyên nhân gây ra triệu chứng chân tay tê lạnh, đau nhức, sợ lạnh, da xanh xao, nhợt nhạt… Xuyên tiêu có tác dụng khử hàn, làm ấm cơ thể, thúc đẩy lưu thông máu, nhờ vậy giúp loại bỏ nhanh tình trạng này.
Xuyên tiêu giúp cải thiện tình trạng lạnh chân tay do huyết áp thấp
Để tăng hiệu lực tác dụng, người ta thường phối hợp Xuyên tiêu cùng một số vị thuốc đông y như Đương quy, Ích trí nhân… có công dụng bổ máu, hoạt huyết, tăng cường tuần hoàn và tạo nên một bài thuốc trị bệnh huyết áp thấp, tuần hoàn máu kém công hiệu.
Ngày nay, bài thuốc này đã được nghiên cứu và bào chế thành sản phẩm hỗ trợ dạng viên uống thảo dược. Nhờ vậy, không chỉ tiện lợi hơn cho người bệnh mà còn đảm bảo tính chính xác của hàm lượng hoạt chất để đạt hiệu quả tối ưu nhất. Qua khảo sát thực tế cũng cho thấy, 96.7% người bệnh huyết áp thấp có cải thiện rõ rệt triệu chứng đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, mệt mỏi, mất ngủ… và nâng chỉ số huyết áp trở về ổn định ở mức bình thường sau 3 tháng sử dụng sản phẩm từ các thảo dược này.
Xem thêm:
Sản phẩm hỗ trợ trị huyết áp thấp từ Đương quy, Xuyên tiêu, Ích trí nhân
Top 6 vị thuốc bổ tốt nhất cho người bệnh huyết áp thấp
Điều trị huyết áp thấp bằng thảo dược đông y là xu hướng chữa bệnh được đánh giá cao hiện nay. Bởi vậy, việc nghiên cứu và ứng dụng thành công Xuyên tiêu cùng nhiều vị thảo dược khác sẽ góp phần mang lại giải pháp điều trị an toàn, hiệu quả cho người bệnh huyết áp thấp. Nếu bạn quan tâm đến phương pháp này, hãy liên hệ đến số điện thoại/zalo: 0972.032.029 để được tư vấn chi tiết.
DS.Hà Thư
Biên tập viên sức khỏe Trung Mỹ
Đỗ Tất Lợi (2004), Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, Nhà xuất bản Y học
https://patents.google.com/patent/CN104288310A/en
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC5666853/
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/30080020
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC5519579/
Tin liên quan
Viết bình luận