Huyết áp thấp và thiếu máu não

Tuần hoàn máu kém – Hướng dẫn cách nhận biết và điều trị sớm

Ngày đăng: 7 Tháng Mười Hai, 2019
5/5 - (1 bình chọn)

Hệ tuần hoàn giữ vai quan trọng giúp mang máu giàu oxy và dinh dưỡng đến nuôi dưỡng các cơ quan trong cơ thể. Bởi vậy, khi chức năng tuần hoàn máu kém sẽ gây ra nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Vậy làm cách nào để phòng ngừa và đối phó với tình trạng này? Hãy trang bị ngay cho mình những kiến thức bệnh cần thiết trong bài viết dưới đây.  

Dấu hiệu nhận biết sớm của tuần hoàn máu kém

– Tê bì chân tay: Người bệnh thường mô tả cảm khác khó chịu, tê ngứa như thể có kiến bò hay kim châm ở đầu các ngón tay và ngón chân. Đây cũng là triệu chứng tuần hoàn máu kém phổ biến nhất.

– Tay chân lạnh: Máu mang theo nhiệt để giữ ấm cho cơ thể, khi lưu lượng máu đến bàn tay, bàn chân giảm sẽ gây triệu chứng lạnh chân tay. Ngoài ra, cơ bắp không nhận đủ máu có thể bị đau nhức, chuột rút, cứng khớp.

– Mệt mỏi: Hoạt động của mọi cơ quan trong cơ thể đều bị giảm sút do không được cung cấp đủ máu giàu oxy và dinh dưỡng. Để bù đắp sự thiếu hụt này, tim phải làm việc nhiều hơn khiến bạn thường xuyên trong trạng thái mệt mỏi, thiếu năng lượng, dễ hụt hơi khi gắng sức.

– Thay đổi màu sắc da: Màu sắc da chịu ảnh hưởng bởi dòng máu lưu thông dưới bề mặt da. Khi tuần hoàn máu bị ứ trệ, máu nghèo oxy sẽ có màu đỏ thẫm khiến da trở nên xanh xao, tím tái, biểu hiện rõ nhất là ở môi, bàn tay và bàn chân.

Triệu chứng của tuần hoàn máu kém

Triệu chứng của tuần hoàn máu kém

– Phù chân: Tốc độ dòng chảy trong lòng mạch giảm khiến máu và chất dịch dễ bị ứ tại các tĩnh mạch ở chi dưới, gây tình trạng sưng, phù bàn chân, phù mắt cá chân.

– Thay đổi về nhận thức: Khó tập trung, trí nhớ suy giảm, mau quên, dễ nhầm lẫn, giảm khả năng học tập và làm việc… là dấu hiệu của tuần hoàn máu não kém.

– Rối loạn tiêu hóa: Chức năng tiêu hóa và hấp thu dinh dưỡng kém do hệ tiêu hóa không được cung cấp đủ máu có thể gây đầy bụng, khó tiêu, tiêu chảy, táo bón,…

– Giãn tĩnh mạch: Máu bị ứ đọng thường xuyên trong tĩnh mạch có thể gây giãn tĩnh mạch, biểu hiện đặc trưng bằng dấu hiệu tĩnh mạch chân nổi.

– Chậm lành vết thương: Thời gian chữa lành viết thương của cơ thể sẽ kéo dài hơn do lưu thông máu không đủ. Điều này sẽ làm tăng nguy cơ gặp biến chứng hoại tử, loét bàn chân ở người bệnh tiểu đường.

Nếu bạn thường xuyên có các biểu hiện của tuần hoàn máu kém kể trên, hãy liên hệ ngay qua điện thoại/zalo số 0972.032.029, chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn giải pháp giúp tăng cường lưu thông máu hiệu quả.

Nguyên nhân gây tuần hoàn máu kém

– Xơ vữa động mạch: Thành động mạch bị xơ cứng và thu hẹp bởi các mảng xơ vữa sẽ làm cản trở dòng máu lưu thông.

– Bệnh tiểu đường: Nội mạc mạch máu bị tổn thương do đường huyết tăng cao là tác nhân thúc đẩy xơ vữa động mạch tiến triển dẫn đến tuần hoàn máu kém.

– Huyết áp thấp: Áp lực máu trong lòng mạch thấp khiến tốc độ lưu thông máu giảm, tuần hoàn máu ứ trệ.

– Huyết khối: Cục máu đông có thể gây tắc một phần hoặc hoàn toàn mạch máu làm hạn chế dòng máu lưu thông.

– Hội chứng Raynaud: Các mạch máu ngoại vi bị co thắt khi thời tiết lạnh khiến tuần hoàn máu bị cản trở.

– Béo phì: Thừa cân làm tăng gánh nặng cho cơ thể, chèn ép các mạch máu và tăng nguy cơ xơ vữa động mạch, tất cả các yếu tố này đều có thể ảnh hưởng đến tuần hoàn máu.

Thừa cân làm tăng nguy cơ tuần hoàn máu kém

Phương pháp điều trị tuần hoàn máu kém

Tùy thuộc vào nguyên nhân gây tuần hoàn máu kém mà lựa chọn loại thuốc điều trị khác nhau, mục tiêu chính là giải quyết các bệnh lý nền như xơ vữa động mạch, huyết áp thấp, tiểu đường,… Điều này cần tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ.

Song song với đó, để thúc đẩy quá trình lưu thông máu trong cơ thể, các chuyên gia cũng khuyến khích người bệnh nên kết hợp thực hiện các biện pháp điều trị tại nhà sau đây:

– Giảm cân khoa học: Nếu bạn đang bị thừa cân, hãy lên kế hoạch tập luyện và ăn uống khoa học để sớm đưa cân nặng về mức tiêu chuẩn.

– Tránh xa thuốc lá: Nicotine trong thuốc lá có thể làm tổn thương các mạch máu, cản trở dòng máu lưu thông. Do đó, bạn nên từ bỏ thói quen hút thuốc hoặc tránh xa khu vực có khói thuốc lá.

– Sử dụng tất/vớ nén: Các loại tất/vớ nén có độ đàn hồi cao, giúp giảm tình trạng ứ máu, sưng phù chân do tuần hoàn máu kém và tăng lưu thông máu đến các bộ phận khác.

– Tắm nước ấm: Tắm nước nóng có tác dụng tăng tuần hoàn máu do làm giãn mạch máu toàn thân. Ngâm mình trong nước ấm kết hợp với massage cơ thể là liệu pháp tốt cho người bị tuần hoàn máu kém.

– Vận động thường xuyên: Ngồi yên một chỗ quá lâu khiến máu bị ứ ở chân nhiều hơn. Bởi vậy, bạn nên hạn chế ngồi làm việc hàng giờ liền, cứ sau khoảng 1 – 2 tiếng hãy đứng dậy đi lại, vận động cơ thể nhẹ nhàng.

– Duy trì thói quen tập thể dục: Tập thể dục giúp tim khỏe hơn và tăng cường tuần hoàn máu, mỗi ngày bạn nên dành tối thiểu 30 phút để đi bộ, đạp xe, chạy, tập yoga,… và duy trì ít nhất 5 ngày/tuần.

– Ăn uống khoa học: Hạn chế thực phẩm chứa nhiều chất béo bão hòa, cholesterol như thịt đỏ, mỡ động vật, thực phẩm chiên rán, đồ ăn nhanh, chế biến sẵn,… Tăng cường rau xanh, hoa quả, ngũ cốc nguyên hạt, cá biển,… Uống nhiều nước và tránh sử dụng rượu, bia, cà phê, đồ uống chứa cồn.

– Sử dụng viên uống thảo dược: Đương quy, Xuyên tiêu, Ích trí nhân là những vị thuốc nổi tiếng với công dụng bổ máu, hoạt huyết trong y học cổ truyền. Nhiều nghiên cứu trên thế giới cũng chứng minh được rằng, các thảo dược này có tác dụng tăng cường lưu thông máu, thúc đẩy tủy xương tăng tạo máu và cải thiện số lượng, chất lượng máu trong cơ thể. Hiện nay, sử dụng các sản phẩm hỗ trợ bào chế từ những thảo dược này chính là giải pháp lành tính, hiệu quả trong điều trị tuần hoàn máu kém.

Xem thêm:

Sản phẩm thảo dược giúp hỗ trợ điều trị tuần hoàn máu kém hiệu quả

Mong rằng, qua bài viết này bạn đã có thể tự nhận diện sớm được các dấu hiệu tuần hoàn máu kém, từ đóchủ động có biện pháp khắc phục phù hợp để hạn chế ảnh hưởng của bệnh đến sức khỏe.

DS:Hà Thư

Biên tập viên sức khỏe Trung Mỹ

 

Viết bình luận