Hiện nay trên khắp các diễn đàn sức khỏe có không ít chia sẻ về quan điểm “tụt huyết áp uống nước đường sẽ giúp cơ thể nhanh ổn định hơn”. Vậy quan điểm này đúng hay sai, hãy cùng tìm lời giải đáp chính xác nhất trong bài viết sau.
Mục lục
Để trả lời câu hỏi “tụt huyết áp uống nước đường đúng hay sai?” người bệnh cần hiểu rõ những yếu tố nguy cơ có thể gây ra chứng bệnh này, cụ thể bao gồm:
– Mắc các bệnh lý mạn tính như: bệnh huyết áp thấp, rối loạn nhịp tim, hở/hẹp van tim, suy tim, đái tháo đường, suy thận…
– Mất quá nhiều nước do nôn, sốt cao, tiêu chảy kéo dài, ngộ độc thực phẩm…
– Mất máu do chấn thương, tai nạn, sau phẫu thuật, sau sinh…
– Phụ nữ có thai, người cao tuổi.
Nguyên nhân có thể gây tụt huyết áp: huyết áp thấp, nôn ói, sau phẫu thuật…
Theo các chuyên gia, quan điểm “tụt huyết áp uống nước đường sẽ nhanh khỏi” của đại đa số người dân hiện nay không sai nhưng sẽ chỉ phù hợp với một số đối tượng nhất định. Bởi lẽ, có rất nhiều nguyên nhân khác nhau có thể gây tụt huyết áp và tùy từng trường hợp mà chúng ta có hướng xử trí khác nhau.
Với người bệnh tụt huyết áp liên quan đến giảm lượng đường trong máu thì việc uống ngay một cốc nước đường ấm là giải pháp hữu hiệu, giúp họ nhanh chóng cải thiện triệu chứng hoa mắt, chóng mặt, choáng váng,… Tuy nhiên, nếu tụt huyết áp xuất phát từ các nguyên nhân khác thì nước đường không còn là giải pháp đem lại nhiều hiệu quả. Đồng thời, việc lạm dụng nước đường trong thời gian dài cũng có thể gây nhiều bất lợi tới sức khỏe, đặc biệt là những người có tiền sử đái tháo đường hoặc mắc các bệnh lý tim mạch.
Khi bị tụt huyết áp đột ngột, người bệnh cần được sơ cứu tạm thời để tránh gặp các biến chứng nguy hiểm, gây đe dọa đến tính mạng. Dưới đây là 4 bước sơ cứu đơn giản giúp người bệnh nhanh chóng nâng huyết áp ổn định:
Bước 1: Ngay lập tức đưa người bệnh nằm nghỉ ngơi tại nơi khô ráo, thoáng mát. Nâng chân cao hơn đầu nhằm tăng lưu thông máu lên não giúp cải thiện các triệu chứng hoa mắt, chóng mặt… đồng thời tiến hành đo huyết áp để theo dõi.
Bước 2: Để tạm thời nâng huyết áp ổn định, có thể cho người bệnh ăn 1 thanh socola, uống một cốc trà gừng, nước linh chi, trà nhân sâm, 2 cốc nước lọc (tương đương 480ml nước)… hoặc uống một cốc nước đường ấm (nếu người bệnh không có tiền sử đái tháo đường, bệnh lý tim mạch…).
Bước 3: Sử dụng thuốc trợ huyết áp (nếu có).
Bước 4: Cho người bệnh nằm nghỉ ngơi tới khi khỏe lại hoàn toàn và đo kiểm tra lại huyết áp
Tụt huyết áp nên uống một cốc nhân sâm, trà gừng… để ổn định huyết áp
Theo các chuyên gia, để cải thiện tình trạng tụt huyết áp hiệu quả, bền vững, người bệnh cần xây dựng một chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học bằng cách:
– Tăng cường thực phẩm bổ máu: Thịt bò, thịt lườn gà, bí đỏ, đậu nành, trứng, sữa…
– Uống nhiều nước (ít nhất nên uống 1.5 – 2 lít nước/ngày).
– Ăn mặn hơn một chút, bởi natri trong muối có thể giúp giữ nước tại thận, nhờ đó cải thiện tình trạng huyết áp thấp hiệu quả. Tuy nhiên, nếu mắc kèm các bệnh lý tim mạch, bạn cần thận trọng khi sử dụng thêm muối.
– Hạn chế rượu, bia, cà phê và các chất kích thích khác.
– Chia nhỏ các bữa ăn, không nên ăn quá no hoặc quá đói, đồng thời nên chú trọng vào bữa sáng.
– Ngủ đúng giờ, đủ giấc, hạn chế thức quá khuya.
– Tránh căng thẳng, mệt mỏi quá mức bằng cách thường xuyên trò chuyện, tâm sự cùng gia đình hoặc làm những việc mà bạn yêu thích.
– Luyện tập thể dục thể thao đều đặn, vừa sức với các bài tập như ngồi thiền, đi bộ nhẹ nhàng, hít sâu thở chậm… nhằm thư giãn tinh thần và cải thiện tuần hoàn máu.
– Sử dụng các sản phẩm từ bộ ba thảo dược Đương quy, Ích trí nhân, Xuyên tiêu được nhiều chuyên gia đánh giá cao. Bởi những thảo dược này có tác dụng điều hòa hệ thần kinh thể dịch giúp nâng cao huyết áp ổn định, đồng thời kích thích tủy xương tăng sinh tạo máu, tăng cường tuần hoàn nhờ đó cải thiện hiệu quả các triệu chứng hoa mắt, chóng mặt, mất ngủ, đau đầu… do tụt huyết áp gây ra.
Có thể bạn quan tâm:
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Hồng Mạch Khang giúp hỗ trợ trị tụt huyết áp hiệu quả
7 bài tập thể dục hữu ích cho người bệnh tụt huyết áp
Đọc đến đây hẳn các bạn độc giả đã có thể tự tìm lời giải đáp chính xác nhất cho câu hỏi “tụt huyết áp uống nước đường có tốt không?”, từ đó lựa chọn cho mình và người thân những phương pháp giúp phòng và trị bệnh hiệu quả. Nếu còn bất cứ điều gì thắc mắc, vui lòng liên hệ tới số (024).3775.9051 – 0972.032.029 để được các chuyên gia hỗ trợ trực tiếp!
Ds. Mai Hoa
Biên tập viên sức khỏe Trung Mỹ
Tin liên quan
Viết bình luận