Bệnh tăng động

Trẻ tăng động giảm chú ý thiếu chất gì, nên bổ sung như thế nào?

Ngày đăng: 18 Tháng Bảy, 2018
5/5 - (3 bình chọn)

Cho đến nay, vẫn chưa tìm ra chính xác nguyên nhân gây nên tăng động giảm chú ý ở trẻ nhỏ, tuy nhiên, các nhà khoa học cũng đã phát hiện ra rằng rối loạn phát triển này có liên quan tới sự thiếu hụt của một số vi chất dinh dưỡng. Vậy trẻ tăng động giảm chú ý thiếu chất gì và nên bổ sung như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi này.

Trẻ tăng động giảm chú ý thường bị thiếu hụt vitamin D và B12

Vitamin D và B12 là các vi chất rất quan trọng cho sự phát triển cả về thể chất và trí tuệ của trẻ nhỏ nói chung. Đã có nhiều nghiên cứu được thực hiện để đánh giá hàm lượng bên trong cơ thể của hai loại vitamin này đối với trẻ tăng động giảm chú ý. Hầu hết các nghiên cứu đều cho thấy rằng, trẻ tăng động giảm chú ý có sự thiếu hụt đáng kể của Vitamin D và B12. Điển hình như nghiên cứu thực hiện tại đại học Y khoa Kashan, Iran năm 2012 với 74 trẻ (37 trẻ khỏe mạnh và 37 trẻ mắc tăng động giảm chú ý) đã cho kết quả nồng độ vitamin D huyết thanh trung bình của trẻ có tăng động giảm chú ý (19,11 ± 10,10 ng/ml) thấp hơn đáng kể so với nhóm chứng (28,67 ± 13,76 ng/ml).

Để có thể bổ sung lượng vitamin D và vitamin B12, phụ huynh nên tăng cường cho trẻ tắm nắng vào buổi sáng, vận động thường xuyên hơn, ăn nhiều hơn các thực phẩm như ngũ nguyên hạt, tôm, cua, ốc, đồ hải sản, thịt bò, thịt gà, trứng…

Trẻ tăng động giảm chú ý thường thường bị thiếu hụt vitamin D và vitamin B12

Sắt, kẽm, magie, vitamin C thiếu hụt ở nhiều trẻ tăng động giảm chú ý

Theo các nhà khoa học, sự thiếu hụt của một số các chất khác như sắt, kẽm và magie, vitamin C cũng là nguyên nhân khiến cho các triệu chứng của tăng động giảm chú ý trở nên trầm trọng hơn và việc bổ sung đầy đủ các chất này có thể giúp giảm bớt các triệu chứng bệnh. Trên thực tế cũng đã có nhiều nghiên cứu lâm sàng chứng minh điều đó. Các phụ huynh nên ưu tiên bổ sung các chất này cho con thông qua thực phẩm. Thực phẩm giàu vi chất này bao gồm: Thịt gia cầm, thịt đỏ, hải sản, các sản phẩm từ sữa, ngũ cốc, các loại rau quả tươi có màu xanh, đỏ hoặc vàng đậm.

Lưu ý: Phụ huynh có thể bổ sung các vi chất dinh dưỡng nói trên cho con thông qua thuốc hay các sản phẩm hỗ trợ nếu cảm thấy việc ăn uống của con không đủ đáp ứng nhu cầu của trẻ. Tuy nhiên việc bổ sung quá ít sẽ không đem lại hiệu quả và bổ sung quá nhiều có thể gây hại cho trẻ. Chính vì vậy, rất cần có sự tư vấn của bác sỹ, dược sỹ hoặc các chuyên gia dinh dưỡng để bổ sung lượng vi chất phù hợp.

Trẻ tăng động giảm chú ý nên được bổ sung Omega – 3, Omega – 6, GABA

Một nghiên cứu được thực hiện bởi học viện Sahlgrenska thuộc Đại học Gothernburg, Thụy Điển với 75 trẻ mắc tăng động giảm chú ý. Các nhà khoa học đã tiến hành bổ sung Omega -3 (một loại acid béo có nhiều trong các loại cá biển) với những trẻ này. Sau 3 tháng, ghi nhận có sự cải thiện đáng kể các triệu chứng ở 35% số trẻ, đặc biệt là các triệu chứng về giảm chú ý.

Omega -3 thường có nhiều trong các loại cá hồi, cá ngừ, quả bơ, quả óc chó, hạt điều… Tuy nhiên, để tiện dụng thì phụ huynh có thể cho con sử dụng các sản phẩm dầu cá có loại acid béo này.  Liều lượng khuyến cáo của omega – 3 với trẻ từ 4 – 6 tuổi là 500 mg/ngày và từ 7 tuổi trở lên là 1000 mg/ngày.

Omega – 3 giúp cải giúp tăng cường sự tập trung ở trẻ tăng động giảm chú ý

GABA (Gamma Amino Butyric Acid) là chất dẫn truyền thần kinh ức chế giúp não bộ kiểm soát các hành vi quá mức và duy trì sự tập trung của cơ thể. Sự thiếu hụt của GABA được tìm thấy ở gần như tất cả các trẻ tăng động giảm chú ý thông qua hàng loạt nghiên cứu.

Lưu ý rằng, việc bổ sung GABA trực tiếp lại thường không đem lại nhiều hiệu quả bởi GABA rất khó có thể qua đường hàng rào máu não. Một số loại thảo dược điển hình như Câu đằng, An tức hương được chứng minh có thể kích thích não bộ sản xuất GABA nội sinh. Hiện nay, trên thị trường cũng đã có những sản phẩm hỗ trợ trẻ tăng động giảm chú ý có chứa thành phần là hoạt chất của các thảo dược này rất tiện sử dụng đối với trẻ nhỏ.

Xem thêm:

Sản phẩm thảo dược chứa Câu đằng, An tức hương, GABA chuyên dành cho trẻ tăng động

Chuyên gia hướng dẫn cách dạy trẻ tăng động mới nhất hiện nay

Tăng động giảm chú ý ảnh hưởng đến việc học của trẻ như thế nào?

Trẻ bị tăng động giảm chú ý, có chữa khỏi được không?

DS.Cao Ngọc Hải

Biên tập viên sức khỏe Trung Mỹ

Nguồn tham khảo:

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/27544717

https://impactadhd.com/organize-your-life-and-family/treating-top-vitamin-mineral-deficiencies-adhd/

https://www.bbc.com/news/health-25946116

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4670977/

https://www.healthline.com/health/adhd/supplements-vitamins#omega

Viết bình luận