Bệnh tăng động

Trẻ tăng động bị bắt nạt, xa lánh: Cha mẹ nên làm gì?

Ngày đăng: 4 Tháng Năm, 2021
5/5 - (1 bình chọn)

Nhìn thấy con mình bị bạn bè bắt nạt, xa lánh,… có người cha, người mẹ nào mà không xót xa, đau lòng, nhất là khi con còn mắc chứng tăng động giảm chú ý. Nhưng những lúc này, cha mẹ cần thực sự bình tĩnh để có thể khéo léo xử lý, giúp con yêu tự tin đối phó với mọi tình huống rắc rối và dễ dàng hòa nhập với bạn bè hơn.

Hướng dẫn trẻ tăng động cách ngăn chặn và phản kháng khi bị “bắt nạt”

Vì bị rối loạn cảm xúc và hành vi nên trẻ tăng động rất dễ bị bạn bè bắt nạt, trêu chọc, xa lánh. Bởi vậy, cha mẹ cần giúp con chuẩn bị sẵn tâm lý và hướng dẫn con cách vượt qua những tình huống đó. Cha mẹ có thể tham khảo những gợi ý sau:

– Tạo những tình huống giả tưởng: Bạn đóng vai là kẻ “bắt nạt” trong các tình huống cụ thể để con suy nghĩ và tìm cách đối phó. Nếu con sợ hãi, bạn cần dạy trẻ trả lời với giọng mạnh mẽ, dứt khoát, không được khóc lóc vì điều này càng khiến kẻ bắt nạt thêm hứng thú và gia tăng hành vi xấu.

– Giúp trẻ tăng động tự tin hơn: Trẻ càng tự tin thì càng khó bị bắt nạt, bởi vậy cha mẹ cần tạo cơ hội để trẻ được tham gia các hoạt động ngoại khóa. Đồng thời, bạn cũng nên khen ngợi những ưu điểm, phẩm chất tốt của con để củng cố hành vi tích cực, tăng lòng tự trọng, sự tự tin của con.

– Sử dụng ngôn ngữ cơ thể: Nhiều chuyên gia cho rằng: “đôi khi việc bạn trông như thế nào còn quan trọng hơn những gì bạn nói”, bởi vậy cha mẹ nên hướng dẫn trẻ thể hiện sự tự tin, dũng cảm bằng cách ngẩng cao đầu và nhìn thẳng vào mắt kẻ bắt nạt mình.

Dạy trẻ cách tự tin, dũng cảm trước những kẻ bắt nạt

– Giúp trẻ trở nên dũng cảm: Khi trẻ mạnh mẽ, dám đứng lên bảo vệ người khác thì trẻ sẽ càng tự tin và tránh trở thành “nạn nhân” bị bạn bè bắt nạt.

– Khuyến khích trẻ trò chuyện với cha mẹ khi bị bắt nạt: Hãy nói với trẻ rằng khi bị bắt nạt, con cần nói chuyện với cha mẹ, đồng thời chia sẻ với thầy cô để được hỗ trợ tốt nhất.

– Giúp trẻ biết cách đáp trả những hành vi bắt nạt: Dạy trẻ cách thể hiện cảm xúc của mình với những kẻ bắt nạt bằng sự bình tĩnh, kiên quyết, không khóc lóc, than phiền. Đồng thời loại trừ hành vi bắt nạt bằng sự hài hước, đó có thể là lời nói “phản kháng” hoặc một nụ cười trước những lời đe dọa của kẻ bắt nạt.

Cha mẹ cần làm gì khi trẻ tăng động bị bạn bè bắt nạt?

Ngoài việc giúp trẻ thêm tự tin và rèn luyện những kỹ năng để phản kháng lại hành vi bắt nạt từ bạn bè, cha mẹ cần có hành động cụ thể để khéo léo xử lý những tình huống này:

– Dành lời khen ngợi, tặng thưởng khi bạn thấy con đã dũng cảm, mạnh mẽ đối diện với kẻ bắt nạt, điều này giúp con có thêm động lực để tiếp tục tự tin hơn khi xử lý các tình huống khác.

– Giúp con hiểu rằng bị bắt nạt không phải lỗi của trẻ và việc con nói chuyện với cha mẹ, thầy cô là rất đúng.

– Dành thời gian để trò chuyện với con mỗi ngày, hãy hỏi con về mọi thứ diễn ra ở trường học hay những người bạn của con?… Việc làm này giúp con cảm thấy được quan tâm, từ đó thoải mái chia sẻ cảm xúc, suy nghĩ của mình.

– Trực tiếp nói chuyện với phụ huynh của những kẻ đang bắt nạt trẻ để họ nhắc nhở con mình.

– Trao đổi với thầy cô, ban giám hiệu nhà trường về việc con bị bắt nạt để cùng nhau tìm giải pháp tốt nhất, nhằm tạo môi trường học tập an toàn, lành mạnh cho con.

– Tích cực điều trị chứng tăng động giảm chú ý, giúp con điều tiết tốt cảm xúc và hành vi của bản thân. Hiện nay, bên cạnh việc giáo dục hành vi và thực hiện chế độ ăn uống khoa học, cha mẹ nên kết hợp cùng các sản phẩm từ thảo dược Câu đằng, An tức hương để cải thiện chứng tăng động kém tập trung của con. Những thảo dược này không chỉ giúp ổn định hoạt động điện não, giảm bớt biểu hiện nghịch ngợm, hiếu động, bốc đồng, mà còn đóng vai trò như các tiền chất dinh dưỡng giúp tăng sự tập trung chú ý, cải thiện tư duy, ghi nhớ ở trẻ.

Sử dụng sản phẩm thảo dược giúp cải thiện chứng tăng động giảm chú ý hiệu quả

Xem thêm:

Giải pháp thảo dược giúp cải thiện chứng tăng động giảm chú ý hiệu quả

Trẻ tăng động giảm chú ý nên ăn gì, kiêng gì để mau chóng cải thiện?

Hành vi bắt nạt từ bạn bè có thể ảnh hưởng nặng nề đến tâm lý, cảm xúc của trẻ tăng động giảm chú ý, khiến các con trở nên tự ti và dần cô lập bản thân với cộng đồng. Mong rằng, qua những thông tin trong bài viết, cha mẹ sẽ có những biện pháp tích cực giúp con tự tin, mạnh mẽ chống lại những kẻ “bắt nạt” mình một cách văn minh và lịch sự nhất. Nếu còn bất cứ điều gì thắc mắc, vui lòng gọi điện thoại tới số  024.3775.9051 – 0972.032.029 để được hỗ trợ tư vấn trực tiếp!

Dược sĩ Mai Hoa

Biên tập viên sức khỏe Trung Mỹ

Viết bình luận