Huyết áp thấp và thiếu máu não

Thiếu máu nhược sắc – Đừng chủ quan mà xem nhẹ sức khỏe!

Ngày đăng: 26 Tháng Bảy, 2019
5/5 - (8 bình chọn)

Thiếu máu nhược sắc là một trong các bệnh lý về máu rất hay gặp hiện nay. Dù không quá nghiêm trọng nhưng nếu không điều trị sớm, bệnh có thể gây ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống. Vậy thiếu máu nhược sắc là gì? Cách nhận biết và khắc phục như thế nào? Tất cả thông tin sẽ có ngay dưới đây.  

Thiếu máu nhược sắc là gì?

Thiếu máu nhược sắc là một loại thiếu máu phổ biến, trong đó các tế bào hồng cầu có màu nhạt hơn so với bình thường do bị giảm lượng huyết sắc tố (hemoglobin) – protein vận chuyển oxy trong hồng cầu. Bệnh được chẩn đoán khá đơn giản thông qua kết quả xét nghiệm máu, dựa trên 2 chỉ số sau:

– Nồng độ huyết sắc tố trung bình trong một thể tích máu (MCHC) < 280 g/l.

– Lượng huyết sắc tố trong một hồng cầu (MCH) < 27 pg.

Xét nghiệm máu giúp chẩn đoán chính xác thiếu máu nhược sắc

Nguyên nhân gây thiếu máu nhược sắc

Thiếu sắt là nguyên nhân chính gây thiếu máu nhược sắc, chiếm đến 90% số trường hợp. Khi nhu cầu sắt của cơ thể không được đáp ứng đủ sẽ khiến tủy xương thiếu đi nguồn nguyên liệu cần thiết để hình thành nên huyết sắc tố trong tế bào hồng cầu, hậu quả là tạo ra các hồng cầu nhạt màu hơn bình thường. Thiếu sắt có thể gặp trong các trường hợp sau:

– Nhu cầu sắt tăng cao ở trẻ em tuổi dậy thì, phụ nữ mang thai, phụ nữ sau sinh.

– Mất nhiều máu do chấn thương, phẫu thuật, chu kỳ kinh nguyệt kéo dài, suy thận, ung thư…

– Giảm hấp thu sắt do mắc các bệnh đường tiêu hóa như viêm ruột, cắt bỏ dạ dày – ruột non, nhiễm khuẩn HP…

– Chế độ ăn uống kém, không cung cấp đủ chất dinh dưỡng.

Ngoài ra, bệnh thalassemia, suy tủy xương, rối loạn hemoglobin do ngộ độc chì, bệnh tan máu,… cũng là những nguyên nhân ít gặp khác gây thiếu máu nhược sắc.

Dấu hiệu nhận biết của thiếu máu nhược sắc

Thiếu máu nhược sắc nhẹ ít khi có biểu hiện gì rõ ràng, trong giai đoạn bệnh tiến triển nặng hơn có thể gây ra một hoặc nhiều triệu chứng dưới đây:

– Cơ thể mệt mỏi, thường xuyên trong tình trạng không có sức lực.

– Hay bị hoa mắt, chóng mặt, choáng váng.

– Tim đập nhanh, khó thở, tức ngực.

– Danh xanh xao, nhợt nhạt, chân tay lạnh.

– Tóc móng khô, dễ gãy rụng, môi nứt nẻ.

– Miệng hay vị viêm, sưng đau lưỡi.

– Hay đầy bụng, khó tiêu, ăn uống không ngon miệng hoặc thèm ăn bất thường như thèm nước đá, tinh bột, bụi bẩn…

Tóc khô, gãy rụng là dấu hiệu của thiếu máu nhược sắc

Hậu quả của thiếu máu nhược sắc

Chúng ta thường ít khi để tâm nhiều đến thiếu máu nhược sắc cũng bởi một phần các triệu chứng không biểu hiện một cách quá rầm rộ, tuy nhiên nếu không được khắc phục sớm bệnh có thể gây ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống:

– Suy giảm sức đề kháng của cơ thể, dễ mắc các bệnh nhiễm trùng, đặc biệt là ở trẻ em, người già, phụ nữ sau sinh.

– Tăng nguy cơ bị rối loạn nhịp tim, suy tim do tim phải làm việc nhiều hơn để cung cấp đủ máu cho các cơ quan khi cơ thể thiếu máu.

– Trẻ nhẹ cân, suy dinh dưỡng, chậm tăng trưởng và phát triển so với bình thường.

– Phụ nữ mang thai có nguy cơ sinh non, nhẹ cân.

Điều trị thiếu máu nhược sắc

Bổ sung sắt

Phần lớn các trường hợp người bệnh cần phải bổ sung sắt, tùy theo mức độ nghiêm trọng mà bác sĩ sẽ chỉ định dùng sắt đường uống hoặc truyền sắt tĩnh mạch khi thiếu máu nặng. Để đạt hiệu quả tốt, khi sử dụng sắt cần lưu ý:

– Không tự ý mua sắt về dùng vì bổ sung dư thừa sắt có thể dẫn tới đau khớp, mệt mỏi, thiếu năng lượng, đau bụng, bất lực, tiểu đường…

– Thông báo với bác sĩ nếu gặp các tác dụng phụ như táo bón, tiêu chảy, nôn mửa, vị kim loại,… khi sử dụng sắt.

– Kết hợp bổ sung sắt dạng viên uống với sắt từ thực phẩm, đặc biệt là thịt bò, trứng gà, gan, cá biển, rau lá xanh đậm, bí đỏ, đậu nành…

– Nên uống viên sắt khi bụng đói, cách xa bữa ăn để hấp thu tốt nhất.

– Vitamin C giúp cơ thể hấp thu sắt tốt hơn, do đó hãy uống thêm một ly nước cam hoặc ăn các loại trái cây như cam, quýt, kiwi, dâu tây, bưởi,… khi uống sắt.

– Cà phê, trà xanh, rượu, bia, sữa và các chế phẩm từ sữa có thể làm cản trở hấp thu sắt tại ruột, tốt nhất không nên dùng chúng trong vòng 2 giờ kể từ khi uống sắt.

Uống thêm một ly nước cam giúp hấp thu sắt tốt hơn

Viên uống bổ máu từ thảo dược

Bên cạnh bổ sung sắt, việc tăng cường quá trình tạo máu, cải thiện chức năng tiêu hóa, hấp thu chất dinh dưỡng của cơ thể cũng rất quan trọng và là nhiệm vụ không thể thiếu trong điều trị thiếu máu nhược sắc. Hiện nay, y học đã chứng minh được một số loại thảo dược tự nhiên như Đương quy, Xuyên tiêu, Ích trí nhân… có thể mang lại những tác dụng tích cực này.

Tiêu biểu như nghiên cứu tại Đại học Y Hàng Châu (Trung Quốc) cho thấy, Đương quy có khả năng kích thích tủy xương tăng sinh hồng cầu, tăng cường lưu thông máu, đồng thời cung cấp một số tiền tố quan trọng như sắt, vitamin B12, acid folic để cải thiện chất lượng và số lượng máu trong cơ thể. Hay các nhà khoa học Trung Quốc, Hàn Quốc đã chứng minh được, Xuyên tiêu, Ích trí nhân giúp hỗ trợ hoạt động tiêu hóa, cải thiện hấp thu chất dinh dưỡng, từ đó tạo ra nguồn nguyên liệu cần thiết cho quá trình tạo máu, khắc phục tận gốc nguyên nhân gây thiếu máu nhược sắc.

Bởi vậy, người bệnh nên tìm hiểu và lựa chọn sử dụng một số sản phẩm hỗ trợ bào chế từ thảo dược Đương quy, Xuyên tiêu, Ích trí nhân để nhanh chóng cải thiện tình trạng thiếu máu nhược sắc và nâng cao sức khỏe toàn trạng.

Xem thêm:

Thông tin về viên uống bổ máu từ thảo dược Đương quy, Xuyên tiêu, Ích trí nhân

Người bị thiếu máu nên ăn gì, kiêng gì để sớm cải thiện sức khỏe?

Dù không phải là căn bệnh cấp tính nhưng thiếu máu nhược sắc lại có thể gây ảnh hưởng không hề nhỏ đến cuộc sống. Bởi vậy, hãy quan tâm thăm khám và điều trị bệnh  từ sớm để bảo vệ sức khỏe của chính mình. Nếu cần tìm hiểu thêm về bệnh, hãy liên hệ với chúng tôi qua điện thoại hoặc zalo số 0972.032.029 để được tư vấn giải đáp.

Ds Hà Thư

Biên tập viên sức khỏe Trung Mỹ

Nguồn tham khảo:

https://en.wikipedia.org/wiki/Hypochromic_anemia

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/iron-deficiency-anemia/symptoms-causes/syc-20355034

Viết bình luận