Chế độ ăn uống lành mạnh rất quan trọng trong quá trình điều trị bệnh thiếu máu. Bởi ăn uống là nguồn cung cấp nguyên liệu tạo máu thiết thực, dễ hấp thu và an toàn nhất. Nhưng không phải ăn gì cũng tốt vì có nhiều loại thực phẩm làm cản trở quá trình hấp thu những chất cơ thể bạn cần, khiến bệnh tiến triển nặng hơn. Cùng tìm hiểu cách lựa chọn đồ ăn thức uống phù hợp nhất với sức khỏe của bạn qua bài viết sau.
Các nghiên cứu cho thấy, sắt, vitamin B12, acid folic là những chất tối cần thiết cho quá trình tạo máu. Vì vậy, bạn nên tăng cường nhóm thực phẩm này trong chế độ ăn như:
– Hải sản: Hầu hết các loại hải sản như trai, bạch tuộc, sò điệp, mực, tôm, cua… hoặc các loại cá béo như cá hồi, cá ngừ, cá thu, cá cơm đều có hàm lượng sắt cao. Bạn nên ăn những thực phẩm này ít nhất 3 bữa mỗi tuần để ngăn ngừa và điều trị thiếu máu.
– Thịt đỏ: Thịt đỏ như thịt bò, thịt heo, thịt cừu và một số loại nội tạng chứa nhiều chất sắt và vitamin B12. Người ta nói rằng gan bò có hơn 600% nhu cầu sắt hằng ngày của cơ thể.
– Một số trái cây sấy khô: Đào, mận, nho khô là ba loại trái cây vừa thơm ngon, vừa cung cấp lượng sắt lớn. Bạn có thể kết hợp những loại đồ uống này vào các bữa ăn hằng ngày như là một loại tráng miệng để tăng bổ sung sắt cho cơ thể.
– Mật mía: Mỗi muỗng canh mật mía có tới 3,2mg sắt tự nhiên. Bạn có thể thêm mật mía vào nhiều món ăn hoặc ăn cùng với kem, bột yến mạch,…
– Bột yến mạch: Ở Việt Nam, bột yến mạch được khá nhiều người biết đến như một loại thực phẩm giàu dinh dưỡng nhưng không gây tăng cân. Đồng thời bột yến mạch cũng rất giàu nguyên liệu tạo máu. Bạn nên dùng một ly bột yến mạch hằng ngày để bổ sung sắt, vitamin B12 nhưng không nên dùng nhiều quá bởi chúng cũng chứa acid phytic gây cản trở hấp thu sắt.
Người bị thiếu máu nên uống một cốc bột yến mạch mỗi ngày
– Nấm: Nấm có chứa tới 8mg sắt, rất có lợi cho người bị thiếu máu. Nếu không dị ứng với loại thực phẩm này, bạn nên sử dụng nấm như một loại rau ăn hằng ngày để phòng thiếu máu.
– Táo: Ăn một trái táo mỗi ngày sẽ giúp bạn sống lâu hơn. Táo được biết đến với vai trò cải thiện mức độ sắt trong máu.
– Cà chua: Cà chua có chứa hai hợp chất quan trọng với người bị thiếu máu là vitamin C và lycopen. Ăn 2 trái cà chua hoặc uống nước ép cà chua mỗi ngày giúp bạn trẻ đẹp hơn và đẩy lùi thiếu máu.
– Mật ong: Mật ong có lợi cho toàn bộ cơ thể, đồng thời là nguồn bổ sung sắt vừa an toàn, vừa rẻ tiền. 100g mật ong có khoảng 0,42g sắt. Mật ong cũng chứa magie và đồng giúp tăng lượng hemoglobin trong máu.
– Trứng: Trứng rất giàu protein, vitamin và chất chống oxy hóa sẽ giúp cơ thể bạn sớm giải quyết tình trạng thiếu máu. Nếu bạn ăn trứng vào bữa sáng hoặc thêm vào cơm trộn hay món xào sẽ không ảnh hưởng gì tới mức cholesterol trong máu.
– Bánh mì đen: Một lát bánh mì sẽ cung cấp cho bạn 6% nhu cầu sắt hằng ngày của cơ thể, giúp chống thiếu hụt chất sắt một cách hiệu quả. Mặc dù lúa mạch, lúa mì có chứa acid phytic có thể gây ức chế hấp thu sắt, nhưng bánh làm từ lúa mì đã được lên men sẽ giảm đáng kể lượng acid phytic.
– Củ cải: Củ cải đường được biến đến là liệu pháp tự nhiên mang lại hiệu quả cao trong điều trị thiếu máu. Thực phẩm này giúp sửa chữa và kích hoạt lại các tế bào hồng cầu trong cơ thể. Bạn có thể uống nước ép củ cải đường vào buổi sáng hoặc làm thành món salad.
– Súp lơ: Súp lơ là loại rau xanh tốt trong việc ngăn ngừa thiếu máu, bởi chúng rất giàu sắt, vitamin A, C, E và chất xơ giúp tăng nguyên liệu tạo máu cho cơ thể.
– Dưa hấu: Dưa hấu có hàm lượng sắt và vitamin C cao, là giải pháp cực kỳ hữu ích cho người thiếu máu, vừa cung cấp sắt vừa là thực phẩm dễ hấp thu sắt nhờ hàm lượng vitamin C cao.
– Lựu: Lựu cũng như dưa hấu rất giàu vitamin C và sắt. Lựu giúp cải thiện lưu lượng máu trong cơ thể, đặc biệt hiệu quả trong điều trị các chứng bệnh thiếu máu và suy nhược cơ thể, chóng mặt, kiệt sức, mất thính giác,… Bạn có thể ăn mỗi ngày 1 quả lựu hoặc uống nước ép hạt lựu vào buổi sáng.
– Đậu nành: Đậu nành chứa hàm lượng sắt, chất béo tốt, chất đạm cao chống lại bệnh thiếu máu. Nhưng đậu nành cũng có hàm lượng cao acid phytic làm ngăn ngừa hấp thu sắt. Vì vậy, bạn nên ngâm đậu nành vào nước ấm qua đêm để giảm lượng acid phytic sau đó mới chế biến thành món ăn.
Đậu nành ngâm qua đêm rất giàu sắt, protein, chất béo tốt cho người thiếu máu
– Thực phẩm chứa tanin: Tương tự như thực phẩm chứa phytate, tanin cũng có thể gây trở ngại đến khả năng hấp thu sắt của cơ thể. Thực phẩm có chứa tanin gồm cà phê, trà xanh, trà đen, nho và rượu.
– Thực phẩm chứa Gluten: Nhiều người bị thiếu máu có thể dị ứng gluten, ngăn cản ruột hấp thu sắt và acid folic đúng cách. Bạn nên tránh mì ống, lúa mạch, lúa mì tinh chế vì đây là nguồn chứa nhiều gluten
– Thực phẩm giàu canxi: Canxi cũng có thể làm gián đoạn việc hấp thu sắt của cơ thể, bạn nên hạn chế sữa và các chế phẩm từ sữa như sữa chua, phô mai,…
– Rượu bia: Nếu không thể ngừng hẳn rượu bia, bạn cần hạn chế bớt những đồ uống này vì nó can thiệp trực tiếp vào sự hấp thu acid folic của cơ thể, gây tác động xấu cho những người bị thiếu máu do thiếu acid folic.
Chế độ ăn mặc dù quan trọng nhưng không phải là tất cả. Để điều trị thiếu máu đạt hiệu quả lâu dài, bạn cần kết hợp thêm nhiều phương pháp khác như bổ sung sắt, vitamin B12 bằng đường uống, truyền máu nếu mất máu nặng, điều trị bệnh lý căn nguyên… đồng thời kết hợp sản phẩm hỗ trợ từ cây Đương quy, Xuyên tiêu, Ích trí nhân nhằm kích thích tủy xương tăng tổng hợp hồng cầu, thúc đẩy hệ tiêu hóa hấp thu dinh dưỡng tốt hơn, tăng cường chức năng tim, thận… Nếu cần tư vấn chi tiết về các phương pháp này, bạn có thể gọi tới số 0243.775.9051, các chuyên gia về sức khỏe sẽ giải đáp giúp bạn.
Xem thêm:
Tổng quan bệnh thiếu máu: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Sản phẩm từ thảo dược tự nhiên giúp hỗ trợ điều trị thiếu máu hiệu quả
Ds. Quỳnh Trâm
Biên tập viên sức khỏe Trung Mỹ
Nguồn tham khảo:
https://naturalon.com/top-15-foods-to-fight-anemia-you-will-love-10/view-all/#
https://www.doctorshealthpress.com/food-and-nutrition-articles/anemia-diet/
Tin liên quan
Viết bình luận