Thiếu máu là căn bệnh phổ biến ở các nước đang phát triển như Việt Nam do chế độ ăn uống không đảm bảo, môi trường ô nhiễm và lối sống thiếu khoa học. Ý thức được điều này nhưng xung quanh việc nhận biết và chữa trị bệnh, chắc hẳn bạn vẫn còn nhiều điều khúc mắc cần giải đáp. Vậy hãy cùng tìm hiểu về thiếu máu qua bài viết dưới đây.
Mục lục
Đa phần mọi người nghi ngờ mình bị thiếu máu khi thấy dấu hiệu da xanh xao, nhợt nhạt. Tuy nhiên, ngoài triệu chứng điển hình này, để xác định có phải do thiếu máu hay không còn cần phụ thuộc vào một số yếu tố khác như:
– Có tình trạng chóng mặt, đau đầu, hoa mắt, mệt mỏi, kém tập trung, chán ăn, tim đập nhanh, khó thở, sợ lạnh, rối loạn giấc ngủ,…
– Kiểm tra lại thói quen sinh hoạt để loại trừ nguyên nhân: Có kiêng ăn nhóm thực phẩm nào không? Chu kỳ kinh nguyệt như thế nào? Có hay không đang mang thai? Đang sử dụng thuốc gì hay trong gia đình có ai từng mắc bệnh không?
– Kết quả xét nghiệm máu: Bao gồm số lượng hemoglobin, chỉ số hematocrit, khối lượng hồng cầu trung bình, điện di hemoglobin, đếm hồng cầu lưới, nồng độ ferritin hay nồng độ sắt trong huyết thanh,…
Thiếu máu có thể xảy ra ở tất cả mọi người, nhưng một số đối tượng có nguy cơ cao gặp phải tình trạng này gồm:
– Gia đình có người bị thiếu máu: Một số dạng thiếu máu có tính chất di truyền như thiếu máu hồng cầu hình liềm, thalassemia, thiếu máu tan máu,…
– Trẻ em ở tuổi dậy thì: đây là giai đoạn trẻ cần nhiều năng lượng nhất để phát triển, tuy nhiên nếu dinh dưỡng không đủ hoặc rối loạn kinh nguyệt ở bé gái, trẻ rất dễ bị thiếu máu
– Phụ nữ mang thai: do quá trình mang thai đã làm tăng gấp đôi nhu cầu tuần hoàn máu trong cơ thể người mẹ.
– Phụ nữ sau sinh: do bị mất nhiều máu và năng lượng lúc sinh, cộng với việc chăm con ngày đêm nên khiến nhiều chị em bị suy nhược cơ thể, thiếu máu.
– Phụ nữ có chu kỳ kinh nguyệt kéo dài, ra máu nhiều: khiến cơ thể không kịp bù đắp lượng máu mất đi qua con đường này
– Người ốm bệnh dài ngày: Dinh dưỡng kém, sử dụng thuốc nhiều, ít vận động làm sức đề kháng giảm, suy yếu hoạt động của các cơ quan dễ làm người bệnh bị thiếu máu.
Thiếu máu xảy ra phổ biến ở phụ nữ có thai
Nếu phát hiện sớm và điều trị đúng cách, tình trạng thiếu máu ít khi gây nguy hiểm đến tính mạng. Tuy nhiên, nếu thiếu máu lâu ngày không được khắc phục có thể để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng như:
– Tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch như rối loạn nhịp tim, thiếu máu cơ tim, suy tim hoặc một số bệnh mạn tính như suy gan, suy thận…
– Giảm sút trí tuệ, giảm trí nhớ và khả năng tư duy do máu não không đủ để hệ thần kinh hoạt động nhanh nhạy như bình thường.
– Các trường hợp thiếu máu do thiếu vitamin B12 lâu dài gây nhiều biến chứng như nhìn mờ, tê ngứa tay chân…
– Phụ nữ mang thai dễ bị sinh non hoặc sảy thai, băng huyết
– Trẻ thường bị suy dinh dưỡng từ lúc mới lọt lòng, dị tật bẩm sinh… Với trẻ lớn, thiếu máu khiến trí tuệ và thể lực của trẻ kém phát triển, giảm sức đề kháng, hay quấy khóc, kết quả học tập yếu, thiếu nhanh nhẹn, ngủ gà, ngủ gật vào ban ngày.
Một vài trường hợp thiếu máu mức độ nặng cần phải bổ sung sắt, vitamin B12, acid folic dưới dạng viên uống để cung cấp nhanh chóng nguyên liệu tạo máu cho cơ thể. Tuy nhiên, liều lượng, thời gian bổ sung còn tùy thuộc vào chất lượng máu hiện tại, vì vậy không nên tự ý uống mà cần được bác sĩ chỉ định và theo dõi.
Đây có lẽ là vấn đề được đa phần người bệnh quan tâm, bởi với những bệnh lý liên quan đến thể trạng như thiếu máu, huyết áp thấp, sử dụng thảo dược điều trị mang lại hiệu quả bền vững và an toàn hơn rất nhiều. Một vài thảo dược dành cho bạn tham khảo:
– Đương quy: Đây là vị dược liệu đứng đầu trong tất cả các thảo mộc có tính bổ máu nhờ khả năng thúc đẩy nhanh quá trình tổng hợp hồng cầu của tủy xương, cân bằng hoạt động của các hormon trong cơ thể, tăng cường tuần hoàn.
– Xuyên tiêu: Ưu điểm lớn nhất của Xuyên tiêu là khả năng làm ấm cơ thể và giúp hệ tiêu hóa làm việc hiệu quả hơn. Bởi vậy, Xuyên tiêu giúp đẩy lùi chứng sợ lạnh, chán ăn, đầy bụng ở người thiếu máu một cách nhanh chóng.
– Ích trí nhân: Được biết đến là thảo dược giúp tăng tuần hoàn và hỗ trợ hoạt động của nhiều cơ quan, đặc biệt là tim, thận, não một cách hiệu quả
Xem thêm: Sản phẩm thảo dược giúp bổ máu, tăng tuần hoàn
Khi bị thiếu máu, chế độ ăn uống đúng cách sẽ giúp người bệnh cải thiện nhanh sức khỏe. Chuyên gia dinh dưỡng trên thế giới khuyên bệnh nhân nên tăng cường các nhóm thực phẩm sau:
– Thực phẩm giàu folat, B12 và sắt: thịt đỏ, nội tạng của loài động vật thịt đỏ, hải sản, đậu nành, bí đỏ, các loại rau có màu xanh thẫm, hoa quả tươi, nho khô, ngũ cốc nguyên hạt, trứng, cà chua, nấm…
– Nước, nhất là nước giàu khoáng chất như nước dừa, nước khoáng tự nhiên…
Nước dừa chứa nhiều khoáng chất tự nhiên tốt cho người thiếu máu
Bên cạnh nhóm thực phẩm bổ dưỡng, một vài đồ ăn thức uống có thể làm trầm trọng thêm chứng bệnh thiếu máu, cụ thể là:
– Cà phê, trà đen, trà xanh, rượu, nho tươi
– Mì ống, các sản phẩm từ lúa mì tinh chế
– Sữa cũng như các chế phẩm từ sửa, tôm, cua
– Rượu bia và đồ uống có cồn
Qua 7 câu hỏi trên đây, hi vọng quý bạn đọc đã có thêm nhiều thông tin về bệnh và về cách trị thiếu máu. Nếu vẫn còn thắc mắc nào, bạn có thể gọi đến số 0243.775.9051 (trong giờ hành chính) để được các dược sĩ chuyên môn hỗ trợ.
Ds. Quỳnh Trâm
Biên tập viên sức khỏe Trung Mỹ
Nguồn tổng hợp
Tin liên quan
Viết bình luận