Huyết áp thấp và thiếu máu não

Thiếu máu não ở người trẻ – Hiểu để tránh những hậu quả đáng tiếc!

Ngày đăng: 16 Tháng Mười, 2019
5/5 - (3 bình chọn)

Các biểu hiện thiếu máu não ở người trẻ thường dễ bị nhầm lẫn là do công việc căng thẳng gây ra, khiến bệnh để lâu ngày đến khi phát hiện thì đã nặng, điều trị rất khó khăn. Nếu bạn không muốn rơi vào tình cảnh tương tự thì hãy tự trang bị ngay cho bản thân những thông tin bệnh quan trọng trong bài viết dưới đây.

Nhận biết triệu chứng thiếu máu não ở người trẻ

Thiếu máu não là tình trạng giảm lưu lượng máu tuần hoàn lên não khiến các tế bào thần kinh vốn nhạy cảm với thiếu oxy bị rối loạn hoạt động. Bệnh biểu hiện rất đa dạng, đặc biệt ở những người trẻ tuổi, các triệu chứng thường xuất hiện trầm trọng hơn khi căng thẳng, suy nghĩ nhiều hoặc chịu áp lực lớn, điển hình như:

– Đau nặng đầu, mỏi vai gáy, ù tai, mắt nhìn mờ.

– Hoa mắt, chóng mặt, đặc biệt khi ngồi làm việc lâu.

– Khó tập trung, hay nhầm lẫn, trí nhớ suy giảm, mau quên.

– Mất ngủ, đêm trằn trọc, ngủ không sâu giấc.

– Cơ thể thường xuyên trong trạng thái mệt mỏi, thiếu năng lượng, tính tình thay đổi, dễ cáu gắt.

– Cảm giác tê bì các đầu bàn tay, bàn chân.

Thiếu máu não thường biểu hiện nặng hơn khi căng thẳng

Vì sao tỷ lệ người trẻ bị thiếu máu não ngày càng tăng?

Thiếu máu não phổ biến hơn ở người già, nhưng hiện nay độ tuổi mắc bệnh đang ngày càng trẻ hóa, tập trung nhiều ở nhóm lao động trí óc, nhân viên văn phòng, sinh viên, học sinh. Nguyên nhân xuất phát từ:

– Thói quen sống thiếu khoa học: Công việc căng thẳng, ngồi lâu trước máy tính, ít tập luyện thể thao, hay thức khuya, hút thuốc lá, uống rượu bia, tiêu thụ thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn nhanh,…

– Xơ vữa động mạch làm tắc nghẽn và cản trở dòng máu nuôi não.

Huyết áp thấp, thiếu máu, bệnh tim làm giảm lưu lượng máu lên não.

– Bệnh lý đốt sống cổ như gai đốt sống, thoái hóa đốt sống, thoát vị đĩa đệm,… gây chèn ép các mạch máu.

Thiếu máu não ở người trẻ có nguy hiểm không?

Suy giảm khả năng học tập và làm việc là vấn đề đầu tiên mà phần lớn người bệnh thiếu máu não phải đối mặt. Tình trạng này kéo dài, nếu không được điều trị tốt có thể dẫn đến các biến chứng sau:

– Đột quỵ não, tai biến mạch máu não: là nguyên nhân gây tàn tật và tử vong hàng đầu trên thế giới, xảy ra khi nguồn cung cấp máu đến một vùng não ngừng đột ngột dẫn đến tổn thương não cấp tính.

– Thiếu máu não cục bộ thoáng qua: gây ra các triệu chứng tương tự đột quỵ não nhưng chỉ xuất hiện trong thời gian ngắn vài phút, đây cũng chính là dấu hiệu cảnh báo sớm của cơn đột quỵ não.

– Sa sút trí tuệ: là hậu quả của thiếu máu não kéo dài, tế bào não thoái hóa từ từ khiến trí nhớ suy giảm dần, ảnh hưởng đến suy nghĩ, khả năng tư duy, nhận thức.

Thiếu máu não làm giảm khả năng học tập, làm việc của người trẻ

Giải pháp điều trị thiếu máu não ở người trẻ

Thiếu máu não nếu xuất phát từ các bệnh lý như xơ vữa động mạch, bệnh tim, thoái hóa đốt sống,… thì cần phải điều trị bằng thuốc tây. Tuy nhiên, những nguyên nhân này cũng ít khi gặp ở người trẻ tuổi. Một số trường hợp bác sĩ sẽ kê thêm các loại thuốc giúp tăng cường tuần hoàn máu não, giảm đau hoặc an thần nhằm cải thiện các triệu chứng bệnh. Bên cạnh đó, bạn nên thực hiện theo những hướng dẫn dưới đây:

– Tránh xa chất kích thích: Bỏ thuốc lá, không sử dụng ma túy, hạn chế rượu, bia và đồ uống chứa caffein.

– Ngủ đủ giấc: Ngủ là thời gian cần thiết cho não bộ nghỉ ngơi, hãy tạo thói quen đi ngủ sớm trước 11 giờ, ngủ đủ 7 – 8 tiếng/ngày và dành khoảng 30 phút để nghỉ trưa.

– Suy nghĩ tích cực: Tạo tâm lý thoải mái, tránh căng thẳng, lo nghĩ quá mức, giải tỏa cảm xúc tiêu cực bằng cách nghe nhạc nhẹ, tập thiền, hít thở sâu…

Một lối sống tích cực giúp người trẻ ngăn ngừa thiếu máu não

– Làm việc khoa học: Sau mỗi 30 phút ngồi làm việc nên đứng dậy vận động, mát xa vùng cổ để tăng lưu thông máu và hạn chế các bệnh lý về đốt sống cổ, đặc biệt là đối với nhân viên văn phòng.

– Tập thể dục đều đặn: Mỗi ngày nên dành tối thiểu 30 phút tập thể dục với những động tác nhẹ nhàng, giúp rèn luyện sự dẻo dai và tăng tuần hoàn máu tốt như đi bộ, chạy bộ, yoga, đạp xe,…

– Dinh dưỡng hợp lý: Thực hiện chế độ ăn giàu vitamin, chất xơ từ rau xanh, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt và tăng cường thực phẩm bổ máu, ít chất béo như hải sản, bí đỏ, thịt lườn gà, đậu nành, cá biển,… Hạn chế đường, chất béo bão hòa, phụ gia thực phẩm trong thức ăn nhanh, đồ ăn đóng hộp, bánh kẹo ngọt.

– Sử dụng sản phẩm thảo dược: Thảo dược là giải pháp lành tính cho người bệnh thiếu máu não. Trong đó nổi bật nhất phải kể đến những sản phẩm chứa Đương quy, Xuyên tiêu, Ích trí nhân bởi tác dụng bổ máu, tăng cường tuần hoàn máu lên não để làm giảm triệu chứng đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, mất ngủ,… Đồng thời, bảo vệ tế bào não, ngăn ngừa thoái hóa thần kinh do thiếu máu não lâu ngày, cải thiện khả năng tập trung, ghi nhớ cho người bệnh.

Xem thêm:

Viên uống thảo dược giúp cải thiện hiệu quả tình trạng thiếu máu não

Hướng dẫn 7 bài tập thể dục giúp tăng cường tuần hoàn máu não

Top những thực phẩm nên ăn và cần kiêng kỵ khi bị thiếu máu não

Thực hiện một lối sống khoa học, lành mành sẽ giúp bạn phòng ngừa và cải thiện hiệu quả tình trạng thiếu máu não. Và nếu bạn vẫn còn thắc mắc về bệnh, hãy liên hệ qua điện thoại hoặc zalo số 0972 032 029, chúng tôi sẵn sàng giải đáp giúp bạn.

Ds Hà Thư

Biên tập viên sức khỏe Trung Mỹ

Nguồn tham khảo:

http://doctormurray.com/health-conditions/cerebrovascular-insufficiency

https://latinamericanpost.com/22124-7-easy-natural-tips-to-oxygenate-your-brain

Viết bình luận