Huyết áp thấp và thiếu máu não

Thiếu máu lên não phải làm sao? – Chớ vội bỏ qua 7 cách này!

Ngày đăng: 26 Tháng Mười Hai, 2019
5/5 - (1 bình chọn)

Thiếu máu não không chỉ làm suy giảm nghiêm trọng chất lượng của sống của người bệnh mà nó còn là thủ phạm gây ra 25% số ca tai biến mạch máu não hằng năm. Vậy khi bị thiếu lên não phải làm sao để có thể tự bảo vệ sức khỏe và phòng tránh được những mối hiểm nguy này? Đừng vội bỏ qua 7 biện pháp vô cùng đơn giản ngay trong bài viết dưới đây.

Thiếu máu lên não là bệnh lý như thế nào?

Thiếu máu não (thiểu năng tuần hoàn não) là tình trạng giảm lưu lượng máu cung cấp lên não khiến não bộ không nhận đủ oxy và dinh dưỡng cần thiết, từ đó làm xuất hiện các triệu chứng điển hình như đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, mất ngủ, khó tập trung, mau quên, tê bì chân tay,…

Bệnh có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, phổ biến nhất là do xơ vữa động mạch, thiếu máu, huyết áp thấp, bệnh lý đốt sống cổ,… làm hạn chế dòng máu nuôi não. Bởi vậy, việc điều trị không chỉ cần cải thiện tuần hoàn máu não mà còn phải giải quyết triệt để các căn nguyên này, khi đó mới mang lại kết quả lâu bền nhất.

Vậy khi bị thiếu máu lên não phải làm sao?

Dùng thuốc tây kê đơn

Nếu bạn bị mỡ máu cao, bệnh huyết áp, tiểu đường, thoái hóa đốt sống cổ… thì cần sử dụng thuốc để kiểm soát tốt các căn nguyên và yếu tố nguy cơ gây thiếu máu não này. Bên cạnh đó, để giảm bớt các triệu chứng bệnh, bác sĩ thường kê thêm một số loại thuốc khác như piracetam, cinarizin, cerebrolysin, ginkgo biloba,…. Để sử dụng thuốc an toàn, đủ liều lượng và đúng thời gian, bạn nên tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Sử dụng thuốc trị thiếu máu não cần theo chỉ dẫn của bác sĩ

Sử dụng sản phẩm trị thiếu máu não từ thảo dược

Với ưu thế an toàn, lành tính, hiện nay sử dụng các sản phẩm bổ trợ có nguồn gốc từ thảo dược tự nhiên chính là xu hướng điều trị thiếu máu não được ưu tiên hàng đầu. Giải pháp này sẽ góp phần nâng cao hiệu quả, giảm liều lượng và rút ngắn thời gian dùng thuốc, từ đó tiến tới thay thế dần thuốc tây.

Đáng chú ý phải kể đến những sản phẩm có sự kết hợp của Đương quy, Ích trí nhân, Xuyên tiêu. Bởi lẽ, nhiều nghiên đã chứng minh, các thảo dược này không chỉ giúp tăng cường tuần hoàn máu não, bổ máu, cải thiện chất lượng máu mà còn có khả năng bảo vệ tế bào não, chống thoái hóa thần kinh. Qua đó, cải thiện nhanh triệu chứng hoa mắt, chóng mặt, đau đầu, kém tập trung,… và ngăn ngừa tổn thương não bộ khỏi thiếu máu não lâu ngày.

Xem thêm:

Thông tin về viên uống thảo dược chuyên hỗ trợ điều trị thiếu máu não

Không hút thuốc lá

Độc chất trong khói thuốc lá gây co mạch, làm tổn thương lớp nội mạc mạch máu, từ đó thúc đẩy xơ vữa động mạch phát triển khiến dòng máu lên não bị hạn chế. Mặt khác, hút thuốc lá còn làm tăng nguy cơ đột quỵ não và phình động mạch não – hai biến chứng phổ biến do thiếu máu não. Bởi vậy, bạn nên ngừng hút thuốc hoặc tránh tiếp xúc với môi trường có khói thuốc lá.

Tăng cường tập thể dục

Hoạt động thể chất đều đặn có tác động tích cực đến tuần hoàn máu trong cơ thể. Nghiên cứu đã chứng minh, 30 phút tập luyện mỗi ngày sẽ giúp tăng cường lưu thông máu, cải thiện chức năng tim mạch, giảm stress và nâng cao sức khỏe.

Khi bị thiếu máu lên não bạn nên chọn những bài tập như đi bộ, aerobic, đạp xe, bơi lội hoặc tập yoga (thở bụng, thiền, tư thế gác chân lên tường, tư thế đứng gập người, tư thế chó úp mặt, tư thế đứng bằng vai….).

Khi bị thiếu máu lên não nên tăng cường tập luyện thể dục

Hạn chế chất kích thích

Ngoài thuốc lá, khi bị thiếu máu não, bạn cần hạn chế rượu, bia, nước ngọt có ga, cà phê và các loại đồ uống chứa caffein. Vì những chất này có thể gây kích thích thần kinh, làm co các mạch máu não khiến tình trạng hoa mắt, chóng mặt, đau đầu, mất ngủ càng nặng hơn.

Thực hiện chế độ ăn khoa học

– Hạn chế thực phẩm chứa nhiều cholesterol, chất béo bão hòa như mỡ và nội tạng động vật, thức ăn nhanh, đồ ăn chiên rán, bánh kẹo,… vì làm tăng nguy cơ xơ vữa động mạch.

– Tăng cường nhóm thực phẩm bổ máu, ít cholesterol như thịt gà bỏ da, hải sản có vỏ, cá béo (cá hồi, cá thu, cá trích), rau lá màu xanh đậm, bí đỏ, đậu nành,…

– Bổ sung nhiều rau xanh, trái cây tươi, các loại quả mọng giàu chất chống oxi hóa, các loại hạt, omega – 3 (dầu hạt lanh, dầu đậu nành, cá biển) tốt cho tim mạch.

– Tránh dùng các loại phụ gia trong chế biến món ăn như chất tạo ngọt nhân tạo từ mì chính, bột nêm, chất tạo màu…

Giữ tinh thần thư giãn

Căng thẳng, stress càng làm nặng thêm các triệu chứng thiếu máu não, bởi vậy để kiểm soát tốt bệnh, bạn nên học cách quản lý cảm xúc, tập suy nghĩ tích cực, giải tỏa tâm lý tiêu cực bằng cách nghe nhạc, tập thiền, hít thở sâu,… và nên hạn chế làm việc quá căng thẳng, mệt mỏi.

Điều trị thiếu máu não để có kết quả tốt cần kết hợp giữa sử dụng thuốc, sản phẩm thảo dược hỗ trợ cùng điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt hằng ngày. Nếu còn vấn đề gì thắc mắc, bạn hãy liên hệ qua điện thoại hoặc zalo số 0972.032.029 để được tư vấn giải đá

DS:Hà Thư

Biên tập viên sức khỏe Trung Mỹ

Viết bình luận