Bệnh tăng động

Tăng động giảm chú ý ở trẻ 2 tuổi: Dấu hiệu nhỏ, chớ bỏ qua!

Ngày đăng: 4 Tháng Hai, 2019
4.3/5 - (6 bình chọn)

Tăng động giảm chú ý là chứng bệnh không mấy xa lạ ở trẻ trong độ tuổi 3 đến 11 tuổi. Tuy nhiên có không ít trường hợp trẻ 2 tuổi có những biểu hiện nghịch ngợm hiếu động khiến cha mẹ không khỏi băn khoăn liệu con có bị bệnh tăng động hay không? Thông qua bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu thêm về bệnh tăng động giảm chú ý ở trẻ 2 tuổi.

Biểu hiện bệnh tăng động giảm chú ý ở trẻ 2 tuổi

Không dễ dàng để nhận biết đúng các triệu chứng tăng động giảm chú ý ở trẻ 2 tuổi bởi đa phần trẻ mới biết đi đều rất hiếu động nên cha mẹ cho rằng đây có thể chỉ là sự phát triển bình thường. Tuy nhiên có thể căn cứ vào một số biểu hiện sau để sơ bộ đánh giá bệnh tăng động ở trẻ:

Khoảng thời gian chú ý rất ngắn

Trẻ mới biết đi thường khó để giữ tập trung trong thời gian dài. Với những trẻ bị tăng động, trẻ rất ít khi ngồi yên và luôn thích thay đổi các hoạt động. Trẻ khó khăn khi phải tự mình thực hiện những nhiệm vụ và ngay cả những hoạt động có cấu trúc như các sinh hoạt cá nhân hàng ngày. Trẻ thường không chú tâm vào lời nói của phụ huynh.

Trẻ kém tập trung – Dấu hiệu bệnh tăng động giảm chú ý ở trẻ 2 tuổi

Xem thêm: Tăng động giảm chú ý: Tổng hợp thông tin từ A – Z

Hiếu động thái quá

Trẻ 2 tuổi luôn có một nguồn năng lượng rất lớn, trẻ luôn di chuyển liên tục và tỏ ra rất khó chịu khi phải ngồi yên tĩnh. Trẻ có thể hơi vụng về và dễ bị té ngã vì chạy nhảy quá nhanh hoặc không quan sát khi đi ngoài đường. Trẻ không ý thức được nguy hiểm từ những hành động quá mức của mình mặc dù cha mẹ rất nhiều lần nhắc nhở.

Hành vi bốc đồng, nóng nảy

Trẻ 2 tuổi thường chưa biết cách để kiểm soát cảm xúc của mình nên không tránh khỏi một số cảm xúc tiêu cực. Trẻ rất dễ cáu gắt, hờn dỗi, ăn vạ khi không được làm theo ý mình. Một số trẻ còn thường xuyên tranh giành đồ chơi, đánh bạn ở lớp,…

Ngoài ba dấu hiệu điển hình trên, bệnh tăng động giảm chú ý ở trẻ 2 tuổi thường kèm theo một số biểu hiện khác như: chậm nói, rối loạn giấc ngủ, ngủ không sâu giấc, thường xuyên quấy khóc giữa đêm.

Trẻ tăng động thường dễ cáu gắt, ăn vạ

Cùng lắng nghe chuyên gia hướng dẫn cách chẩn đoán chính xác tăng động giảm chú ý ở trẻ tại video sau:

Cách chẩn đoán chính xác tăng động ở trẻ

Bệnh tăng động giảm chú ý ở trẻ 2 tuổi: Làm sao để chẩn đoán chính xác?

Theo Trung tâm kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ, độ tuổi phổ biến chẩn đoán bệnh tăng động giảm chú ý là 6 tuổi – tức là khi trẻ bắt đầu bước vào tiểu học. Mặc dù năm 2011, Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ đã mở rộng tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh tăng động với những trẻ từ 3-4 tuổi trở lên, tuy nhiên với trẻ 2 tuổi, ranh giới giữa bệnh tăng động giảm chú ý và sự hiếu động thường rất mong manh. Do đó các chuyên gia Nhi khoa thường khuyên cha mẹ nên theo dõi thêm các biểu hiện của con tối thiểu 6 tháng mà không vội vàng kết luận bệnh tăng động trẻ.

Lời khuyên khi trẻ 2 tuổi có biểu hiện tăng động

Bệnh tăng động giảm chú ý mặc dù không nguy hiểm nhưng nếu không can thiệp sớm sẽ gây ảnh hưởng xấu đến việc học tập và sinh hoạt của trẻ. Do đó, nếu cha mẹ thấy con có những biểu hiện hiếu động quá mức kéo dài trên 6 tháng, trẻ gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày, cha mẹ nên theo dõi chặt chẽ hành vi, tính cách và đưa con đi thăm khám sớm tại chuyên khoa Nhi.

Thực hiện liệu pháp giáo dục hành vi cho con ngay tại nhà sẽ là giải pháp ưu tiên hàng đầu:

– Giúp trẻ hình thành các thói quen sinh hoạt: ngay từ nhỏ, bạn nên hướng dẫn chi tiết cho con thực hiện đúng các công việc hàng ngày và hoàn thành trọn vẹn từ những việc đơn giản nhất như thu dọn đồ chơi, ăn đúng giờ, cất đồ dùng đúng vị trí,… Kiên trì nhắc nhở trẻ mỗi ngày chính là cách để rèn cho con tính kỷ luật cá nhân và cải thiện khả năng tập trung chú ý.

– Nhẹ nhàng, bình tĩnh với trẻ: bạn không nên la mắng, trách phạt khi con phạm lỗi bởi ở độ tuổi này, những hình phạt quá nghiêm khắc thường không mang lại tác dụng như mong muốn. Thay vào đó, bạn nên kiên trì khuyên bảo, hướng dẫn để con có nhận thức đúng đắn hơn.

– Dành nhiều thời gian chơi cùng trẻ: phần lớn các hoạt động của trẻ đều liên quan tới các trò chơi. Do đó, chơi cùng trẻ là cách tốt nhất cha mẹ nên áp dụng. Bạn có thể chơi cùng con các trò chơi như đóng vai giả tưởng, vẽ tranh, xếp hình,…

– Khen ngợi, động viên trẻ: khi thấy con cố gắng làm tốt một việc nào đó, bạn đừng ngần ngại dành cho trẻ lời khen hoặc phần quà khích lệ như một đồ chơi ngộ nghĩnh, món ăn ưa thích…

– Khuyến khích các hoạt động ngoại khóa: đây là cơ hội tốt để trẻ rèn luyện sức khỏe, tăng cường giao tiếp và học hỏi thêm nhiều kỹ năng trong mỗi hoạt động này.

Cha mẹ nên dành thời gian chơi với trẻ mỗi ngày

Việc sử dụng thuốc tây cho bệnh tăng động giảm chú ý ở trẻ 2 tuổi thường không được khuyến khích, do đó, bên cạnh can thiệp hành vi cho trẻ tại nhà, chuyên gia khuyên cha mẹ nên tham khảo một số sản phẩm hỗ trợ có chứa các thành phần thảo dược như Câu đằng, An tức hương,… để giúp trẻ kiểm soát hành vi và khả năng tập trung chú ý tốt hơn.

Theo nghiên cứu, đây là hai thảo dược giúp ổn định dẫn truyền thần kinh, trấn an tinh thần để giúp “bình ổn” các hành vi hiếu động quá mức ở trẻ, đồng thời giúp cải thiện giấc ngủ, không gây hiện tượng ngủ li bì. Do đó, các sản phẩm có chứa các thành phần này khi kết hợp với một số hoạt chất sinh học tự nhiên như GABA, Taurine,… chính là giải pháp an toàn cho trẻ tăng động.

Bạn có thể quan tâm:

Sản phẩm từ thảo dược Câu đằng hỗ trợ điều trị tăng động giảm chú ý

Chế độ dinh dưỡng vàng cho trẻ tăng động

Bệnh tăng động giảm chú ý có chữa khỏi không?

Tăng động giảm chú ý ở trẻ 2 tuổi hoàn toàn có thể chữa khỏi khi trẻ được can thiệp và hỗ trợ đúng cách theo những hướng dẫn trên. Để được tư vấn giải đáp chi tiết hơn về bệnh tăng động, bạn hãy liên hệ với chúng tôi theo số điện thoại (024).3775.9051 hoặc 0972.032.029 và trao đổi trực tiếp cùng chuyên gia.

Ds. Nam Anh

Biên tập viên sức khỏe Trung Mỹ

Nguồn tham khảo:

https://www.livestrong.com/article/512541-signs-of-adhd-in-a-2-year-old/

https://www.webmd.com/add-adhd/childhood-adhd/features/adhd-in-preschoolers

https://www.care.com/c/stories/5158/adhd-in-toddlers-what-are-the-early-warnin/

Viết bình luận

  1. Nguyễn văn trỉnh :

    Bé nhà mình đc 2 tuổi nhưg chậm nói chân thỉnh thoảng hãy đi khiếng hay chạy nhảy léo chèo gọi bé nhiều khi như quát cháu mới quay lại liệu có phải bị tăg độg ko ạ

  2. Trần Thị thanh thuận :

    Bé nhà mình 2 tuổi nhưng lại chậm nói,hay ré và khóc ăn vạ nữa.Hay chạy nhảy leo trèo rồi nói luyên thiêng như vậy có phải bị tăng động ko vậy ạ

    1. trungmyjsc.com.vn :

      Chào bạn Thanh Thuận,
      Nếu phát hiện bé có những dấu hiệu bất thường như nghịch ngợm, hiếu động quá mức và tình trạng này đã kéo dài từ 6 tháng trở lên, xảy ra trong nhiều môi trường khác nhau, kể cả ở lớp và ở nhà thì rất có thể đó là biểu hiện của chứng tăng động giảm chú ý. Khi đó, bạn nên sớm đưa bé đến chuyên khoa Tâm bệnh tại các bệnh viện Nhi như bệnh viện Nhi Trung ương, bệnh viện Nhi Đồng 1… hoặc một số trung tâm hỗ trợ chuyên biệt để thăm khám. Tại đây bác sĩ sẽ thực hiện các bài test đánh giá từ đó giúp chẩn đoán chính xác bệnh và có hướng khắc phục phù hợp. Ngoài ra, bạn có thể thực hiện một bài test đánh giá tăng động giảm chú ý cho bé theo hướng dẫn tại đường link sau: https://bit.ly/2mMqZnM
      Bên cạnh đó, bạn có thể tham khảo cho con sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe cốm Egaruta với liều 1 gói/ngày chia 2 lần một đợt liên tục từ 3 – 6 tháng để hỗ trợ giúp trấn an tâm thần, hỗ trợ làm giảm chứng tăng động giảm chú ý cho bé. Bạn có thể tìm hiểu thêm thông tin về sản phẩm trong bài viết sau:
      https://trungmyjsc.com.vn/vi/thuc-pham-bao-ve-suc-khoe-com-egaruta.html
      Để cải thiện tình trạng chậm nói của bé, gia đình nên tăng cường giao tiếp với bé bằng cách hỏi bé những câu đơn giản để bé trả lời; đọc thơ, kể chuyện cho bé nghe cũng như cho bé tiếp xúc nhiều với các bé cùng trang lứa… để phát triển kỹ năng ngôn ngữ cho bé.
      Nếu cần hỗ trợ gì thêm, bạn có thể gọi điện hoặc liên lạc qua Zalo đến số: 0972 032 029 để được tư vấn trực tiếp.
      Chúc bé và gia đình sức khỏe!

  3. Nguyễn thành trung :

    Bé nhà em dc 18 tháng tuổi .chậm nói hay chạy nhảy chân cũng hay đi nhúm và đi vòng tròn nói năng lung tung ko thành câu .cáu gắt khi kho vừa ý .gọi hỏi ko biết nhừng trương trình ti vi bật cháu ở đâu cũng chạy tới để xem .cho em hỏi cháu có phải bị tăng đọng ko ạ

    1. trungmyjsc.com.vn :

      Chào bạn Thành Trung,
      Ngoài những biểu hiện mà bạn chia sẻ thì bé có hay nghịch ngợm, chạy nhảy, leo trèo, hoạt động liên tục, không biết kiểm soát hành vi… hay không? Nếu không thì bạn không cần quá lo lắng vì biểu hiện đi nhón chân, vòng tròn, hay ăn vạ thì thường khá phổ biến ở lứa tuổi này. Mặt khác, với trẻ 18 tháng tuổi thì rất khó để chẩn đoán bệnh tăng động giảm chú ý một cách chính xác nhất bởi ở độ tuổi này các biểu hiện bệnh có thể dễ bị nhầm lẫn với hành vi hiếu động đơn thuần. Do đó, tạm thời gia đình nên theo dõi thêm một thời gian, đợi đến khi con 3 tuổi mà tình trạng này vẫn tái diễn thường xuyên, bạn nên đưa con đến chuyên khoa tâm bệnh tại các bệnh viện Nhi khám để được đánh giá đúng bệnh.
      Trước mắt gia đình bạn nên thường xuyên trò chuyện, tiếp xúc với bé nhiều hơn để phát triển khả năng ngôn ngữ của bé; khuyến khích bé tham gia các hoạt động giải trí ngoài trời; hạn chế để bé tiếp xúc nhiều với thiết bị điện tử, tivi, máy tính, điện thoại…
      Nếu cần hỗ trợ gì thêm, bạn có thể liên hệ qua điện thoại/zalo số: 0972.032.029 để được hỗ trợ trực tiếp.
      Chúc bé luôn khỏe mạnh!

  4. Lưu thu hường :

    Bé nhà e được 17 tháng 1tuan nay bé hay đi nhón chân và thi thoảng khi vui quá hay đi vòng tròn, bé chậm nói, khi đòi gì mà k được là ăn vạ. 2 tháng trở lại đây là bé ngủ k sâu giấc về đêm, dậy ăn đêm 2,3 lần. Bsi cho e hỏi bé nhà e như vậy có phải là dấu hiệu của tăng động không ạ?

    1. trungmyjsc.com.vn :

      Chào bạn Thu Hường,
      Ngoài những biểu hiện mà bạn chia sẻ thì bé có hay nghịch ngợm, chạy nhảy, leo trèo, hoạt động liên tục, không biết kiểm soát hành vi… hay không? Nếu không thì bạn không cần quá lo lắng vì biểu hiện đi nhón chân, vòng tròn, hay ăn vạ thì thường khá phổ biến ở lứa tuổi này. Mặt khác, với trẻ 17 tháng tuổi thì rất khó để chẩn đoán bệnh tăng động giảm chú ý một cách chính xác nhất bởi ở độ tuổi này các biểu hiện bệnh có thể dễ bị nhầm lẫn với hành vi hiếu động đơn thuần. Do đó, tạm thời gia đình nên theo dõi thêm một thời gian, đợi đến khi con 2 – 3 tuổi mà tình trạng này vẫn tái diễn thường xuyên, khi đó nên đưa con đến chuyên khoa tâm bệnh tại các bệnh viện Nhi khám để được đánh giá đúng bệnh.
      Trước mắt gia đình nên thường xuyên trò chuyện, tiếp xúc với bé nhiều hơn, khuyến khích bé tham gia các hoạt động giải trí ngoài trời, hạn chế để bé tiếp xúc nhiều với thiết bị điện tử, tivi, máy tính, điện thoại… Cho bé đi ngủ đủ giấc, đúng giờ, không ăn uống trước giờ đi ngủ ít nhất 2 tiếng để tránh ảnh hưởng đến giấc ngủ của bé.
      Nếu cần hỗ trợ gì thêm, bạn có thể liên hệ qua điện thoại/zalo số: 0972032029 để được hỗ trợ trực tiếp.
      Chúc bé luôn khỏe mạnh!

  5. Nguyễn văn tú :

    Bs: cho e hỏi bé nhà e đc 26thang hiện giờ cháu vẫn chưa biết nói và hoạt động chảy nhảy liên tục không chịu ngồi yên,hay dỗi,hay cáu,thiếu tập trung,.như vậy có phải là tăng động không ạ.và tầm tuổi đó đi khám có biết đc bệnh k? Và khám ở đâu thì tốt và khám ở khoa nào. E ở ngời bắc ạ

    1. trungmyjsc.com.vn :

      Chào bạn Nguyễn Văn Tú,
      Qua mô tả của bạn, biểu hiện chậm nói, hoạt động nhiều, chạy nhảy liên tục, không chịu ngồi yên, dễ nổi giận, cáu gắt, thiếu tập trung,… mà bé đang gặp phải có khả năng cao là do mắc chứng tăng động giảm chú ý. Hiện tại, với những triệu chứng bệnh rõ ràng như vậy kèm theo việc bé đã 26 tháng nhưng chưa biết nói thì gia đình nên sớm đưa con đến chuyên khoa Tâm bệnh tại các bệnh viện uy tín như bệnh viện Nhi Trung ương, bệnh viện Bạch Mai… thăm khám, thực hiện các bài test đánh giá để được chẩn đoán chính xác tình trạng của con, từ đó kịp thời có hướng can thiệp phù hợp giúp bé cải thiện khả năng ngôn ngữ và các hành vi tốt hơn, tránh để lâu. Bạn có thể tìm hiểu thêm về địa chỉ khám và điều trị tăng động giảm chú ý trong bài viết sau:
      https://trungmyjsc.com.vn/vi/top-nhung-dia-chi-kham-benh-tang-dong-giam-chu-y-uy-tin-dang-tin-cay.html
      Sau khi thăm khám, nếu đúng là bé đã mắc phải chứng tăng động giảm chú ý, bên cạnh điều trị theo chỉ định của bác sĩ kết hợp cùng giáo dục hành vi, bạn nên tham khảo cho con sử dụng thêm thực phẩm bảo vệ sức khỏe cốm Egaruta để hỗ trợ giúp trấn an tâm thần và hỗ trợ giảm triệu chứng rối loạn tăng động giảm chú ý cho con. Bạn có thể tìm hiểu thêm thông tin về sản phẩm trong bài viết sau:
      https://trungmyjsc.com.vn/vi/thuc-pham-chuc-nang-com-egaruta.html
      Nếu cần hỗ trợ gì thêm, bạn có thể liên hệ qua điện thoại/zalo số: 0972032029 để được hỗ trợ trực tiếp.
      Chúc bé và gia đình sức khỏe!