Bệnh tăng động

Bệnh tăng động giảm chú ý có chữa khỏi không? – Giải đáp từ chuyên gia Nhi khoa

Ngày đăng: 31 Tháng Tám, 2018
5/5 - (1 bình chọn)

“Bệnh tăng động giảm chú ý có chữa khỏi không?” có lẽ là điều quan trọng nhất mà các bậc phụ huynh không may có con mắc phải hội chứng này đều muốn biết. Vậy hãy cùng lắng nghe chia sẻ của các chuyên gia để tìm hiểu lời giải chính xác cho câu hỏi trên.

Bệnh tăng động giảm chú ý có chữa khỏi không?

Theo các chuyên gia Nhi khoa đánh giá, so với các bệnh lý về rối loạn hệ thần kinh khác như tự kỷ, chậm phát triển, động kinh, trầm cảm, hưng cảm… thì tăng động giảm chú ý là hội chứng ít nghiêm trọng nhất và có thể chữa khỏi hoàn toàn.

Tăng động giảm chú ý là một sự rối loạn phát triển thường gặp ở trẻ nhỏ được đặc trưng bởi sự hiếu động, nghịch ngợm quá mức, sự bốc đồng trong cả suy nghĩ và hành động kèm theo khả năng tập trung chú ý kém.

Hội chứng này mặc dù không quá nguy hiểm, nhưng nếu không sớm được điều trị có thể ảnh hưởng tới việc học tập, gây nhiều khó khăn trong các mối quan hệ của trẻ với bạn bè và những người xung quanh, đồng thời tác động tiêu cực tới quá trình hình thành tính cách của trẻ.

Bệnh tăng động giảm chú ý hoàn toàn có thể chữa khỏi được

4 phương pháp điều trị tăng động giảm chú ý hiệu quả nhất hiện nay

Việc sử dụng đơn độc một phương pháp trong điều trị tăng động giảm chú ý dường như không mang lại nhiều hiệu quả, do vậy, các nhà khoa học khuyến cáo phụ huynh nên kết hợp 4 phương pháp sau:

Liệu pháp giáo dục hành vi cho trẻ tăng động giảm chú ý

Giáo dục hành vi là một trong những liệu pháp quan trọng, ưu tiên trong điều trị tăng động giảm chú ý ở trẻ nhỏ. Phương pháp này dựa trên các nguyên tắc cơ bản sau:

– Khen ngợi khi con làm những điều đúng đắn: Bạn nên thường xuyên khích lệ, động viên con bằng những lời khen như “con làm tốt lắm”, “cha mẹ tự hào về con”, hay những cái ôm âu yếm, những món quà nhỏ (sách, vở, một chuyến dã ngoại cùng gia đình…), để con có nhiều động lực thực hiện những điều đúng đắn

– Tạo lập những thói quen tốt cho con: Lập một thời gian biểu cụ thể cho từng công việc hàng ngày của trẻ và yêu cầu trẻ thực hiện theo. Thời gian cho mỗi công việc càng chi tiết, cụ thể càng tốt, ví dụ như: 6 rưỡi sáng dậy, 7h sáng đi học, 19h ngồi học bài, 21 giờ 30 phút đi ngủ…

– Giải thích cho trẻ hiểu về những hậu quả khi trẻ làm sai: Khi con trẻ làm những điều không tốt, thay vì quát mắng, trách phạt trẻ, bạn nên giải thích rõ ràng để trẻ hiểu, nhấn mạnh lại những hậu quả từ việc làm sai của trẻ và hướng dẫn cách xử lý khi con gặp trường hợp tương tự.

– Trao đổi với giáo viên, nhà trường về tình trạng của con: Thầy cô là người trực tiếp dạy dỗ trẻ tăng động, do vậy họ cần hiểu rõ tình trạng của trẻ và biết cách để giúp trẻ vượt qua những khó khăn trong học tập cũng như kết giao bạn bè.

Thuốc tây trong điều trị tăng động giảm chú ý

Hiện nay có rất nhiều loại thuốc được cấp phép để điều trị tăng động giảm chú ý. Tuy nhiên, những loại thuốc này chỉ tạm thời giúp trẻ cải thiện triệu chứng mà không giải quyết tận gốc căn nguyên gây bệnh, đồng thời nếu sử dụng lâu dài, chúng cũng có thể gây ra nhiều tác dụng không mong muốn, ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ như: chán ăn, tiêu chảy, buồn nôn, nôn, khó ngủ, nhức đầu, kích động quá mức, tâm trạng lâng lâng… Bởi vậy thuốc tây không phải giải pháp điều trị tăng động giảm chú ý được các chuyên gia đánh giá là cao.

Thuốc điều trị tăng động có thể khiến trẻ gặp tác dụng phụ chán ăn, mệt mỏi…

Thảo dược tự nhiên giúp hỗ trợ điều trị tăng động giảm chú ý

Khi thuốc tây ngày càng thể hiện rõ nhiều bất cập trong điều trị tăng động giảm chú ý thì các thảo dược truyền thống lại mang nhiều lợi ích ưu việt. Trong đó được các nhà khoa học chú ý nhiều hơn cả là thảo dược Câu đằng. Không chỉ có tác dụng an thần, trấn tĩnh, giảm tính hưng phấn quá mức của hệ thần kinh, thảo dược này còn có khả năng thúc đẩy tăng sinh GABA – một chất dẫn truyền thần kinh ức chế quan trọng giúp ổn định hoạt động điện não bộ, nhờ đó giúp trẻ tăng động bớt nghịch ngợm, biết kiểm soát cảm xúc, hành vi. Hiệu quả sẽ tăng cao hơn, trẻ biết tập trung chú ý hơn nếu kết hợp sử dụng với một số loại acid amin, khoáng chất tốt cho não bộ như Taurin, Magie.

Mời các bậc phụ huynh theo dõi video sau để hiểu rõ hơn về lợi ích, vai trò của các thảo dược tự nhiên trong điều trị tăng động giảm chú ý ở trẻ:

Vai trò của thảo dược trong điều trị tăng động giảm chú ý

Chế độ ăn uống, sinh hoạt cho trẻ tăng động giảm chú ý

Nhiều nhà khoa học cho rằng, tất cả các loại thực phẩm mà trẻ ăn đều có thể gây ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực tới triệu chứng tăng động giảm chú ý, do vậy, cha mẹ cần lưu ý:

– Bổ sung rau xanh, trái cây tươi trong các bữa ăn hàng ngày.

– Tăng cường thực phẩm giàu omega – 3 như cá hồi, cá ngừ, cá thu, cá mòi, hạt óc chó, dầu ô liu,… giúp tăng khả năng tập trung chú ý ở trẻ.

– Hạn chế thực phẩm chứa nhiều đường, mỳ chính, chất phụ gia bảo quản như bánh kẹo ngọt, pizza, xúc xích, mì tôm, bim bim…

– Thường xuyên cho trẻ tham gia các hoạt động vui chơi ngoài trời để trẻ có thể phát triển một cách toàn diện.

– Cho trẻ chơi những môn mang tính logic, tư duy cao như: Logo, giải câu đố, xếp hình, sudoku…

– Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với các thiết bị điện tử như ti vi, máy tính, điện thoại…

Mặc dù tăng động giảm chú ý có thể chữa khỏi hoàn toàn, nhưng để làm được điều này thì thực sự không hề dễ dàng. Quan trọng nhất vẫn là sự thấu hiểu, thông cảm từ gia đình, người thân, thầy cô, bạn bè và sự kiên trì kết hợp đồng thời cả 4 phương pháp trong điều trị cho trẻ.

Nếu bạn đọc còn bất cứ điều gì thắc mắc, đừng quên liên hệ tới số (024).3775.90510972.032.029 để được tư vấn nhé!

Ds. Mai Hoa

Biên tập viên sức khỏe Trung Mỹ

Nguồn tham khảo:

https://www.healthline.com/health/adhd/treatment-overview#therapy-and-training

https://www.nhs.uk/conditions/attention-deficit-hyperactivity-disorder-adhd/treatment/

https://www.additudemag.com/using-behavior-therapy-with-your-child/

http://www.myadhd.com/treatmentsforadhd.html

Viết bình luận