Người bệnh tăng động giảm chú ý gặp rất nhiều thách thức với tất cả các lĩnh vực trong cuộc sống. Vì sự bốc đồng, thiếu tập trung, chú ý, nên họ thường rất khó để thành công. Nhưng có lẽ, điều khiến cuộc sống của họ trở nên khó khăn hơn nhiều chính là vì vẫn tồn tại những suy nghĩ không đúng dưới đây.
Mục lục
Người mắc chứng tăng động giảm chú ý thường bị đánh giá là lười biếng và kém thông minh. Điều này là hoàn toàn không đúng, thậm chí họ còn chăm chỉ hơn nhiều so với những người bình thường, bởi để hoàn thành một công việc bất kỳ, người bệnh tăng động giảm chú ý sẽ phải nỗ lực rất nhiều.
Ngoài ra, việc mắc hội chứng này không liên quan gì đến trí tuệ của họ, bởi có rất nhiều người nổi tiếng bị tăng động nhưng rất thông minh, sáng tạo. Họ chỉ làm việc theo 1 cách riêng biệt, rất khác so với những người bình thường.
Nhắc tới tăng động giảm chú ý, nhiều người nghĩ ngay tới trẻ em. Ít ai biết rằng, chứng bệnh này cũng có thể gặp ở người trưởng thành ở độ tuổi 30 hoặc thậm chí lớn hơn, nhưng lại ít được phát hiện và điều trị.
Cùng tìm hiểu về chứng tăng động giảm chú ý ở người lớn và cách giúp họ thoát khỏi chứng bệnh này hiệu quả qua video sau:
Người trưởng thành cũng có thể mắc chứng tăng động giảm chú ý
Xem thêm: Tăng động giảm chú ý ở người lớn – Cách nhận biết và điều trị
Những người không hiểu rõ về chứng tăng động giảm chú ý thường nghĩ rằng hành vi của trẻ là do sự thiếu kỷ luật, do cha mẹ dạy dỗ con cái không được tốt. Họ không hề biết rằng, những hành vi thiếu kiểm soát đó là triệu chứng bệnh lý chứ không phải đơn thuần là do tính cách của trẻ.
Nếu trẻ đang gặp khó khăn khi tập trung chú ý thì không có nghĩa là trẻ mắc chứng tăng động. Các vấn đề tập trung có thể xảy ra với tất cả mọi người, ở mọi thời điểm và ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, chẳng hạn như: căng thẳng, lo lắng, trầm cảm, thiếu ngủ và thậm chí là thiếu hoạt động thể chất.
Theo DSM 5 – Hiệp hội tâm thần học Hoa Kỳ, có 9 tiêu chí để chẩn đoán tăng động giảm chú ý dạng thiếu tập trung, trong đó có thể bao gồm: Việc không chú ý tới các chi tiết của sự việc, không tập trung học tập; không lắng nghe khi nói chuyện trực tiếp; dễ làm mất đồ;…. Trong đó trẻ em cần có đủ từ 6 tiêu chí trở lên, còn người lớn cần đủ 5 tiêu chí trở lên, và các triệu chứng này cần tồn tại ít nhất 6 tháng mới được chẩn đoán tăng động giảm chú ý.
Không phải tất cả trẻ bị tăng động giảm chú ý đều có biểu hiện hiếu động, nghịch ngợm luôn tay, luôn chân. Bởi có tới 3 dạng tăng động giảm chú ý, bao gồm: Dạng hiếu động thái quá, dạng thiếu tập trung chú ý, và dạng kết hợp cả hai (tức vừa hiếu động, vừa thiếu tập trung quá mức). Trong đó, với tăng động dạng thiếu tập trung, trẻ chỉ có biểu hiện dễ phân tâm, hay mất tập trung, chú ý mà không có biểu hiện hiếu động, nghịch ngợm.
Không phải tất cả trẻ tăng động giảm chú ý đều nghịch ngợm, hiếu động quá mức
Mặc dù bé trai có nhiều khả năng mắc chứng tăng động giảm chú ý hơn bé gái, nhưng điều đó không có nghĩa là bé gái không mắc chứng bệnh này. Ở bé gái, thường có xu hướng ít gây rối trong lớp học và các vấn đề chú ý cũng sẽ khác biệt so với bé trai. Đó là lí do 82% giáo viên đều cho rằng chỉ có bé trai mới mắc tăng động giảm chú ý.
Cha mẹ càng cố gắng củng cố các hình thức kỷ luật mà chưa hiểu đầy đủ về những rối loạn của trẻ có thể khiến các triệu chứng trở nên tồi tệ hơn. Bởi trẻ tăng động giảm chú ý có xu hướng nhạy cảm hơn với sự căng thẳng, sợ hãi. Do vậy, kỷ luật không phải là phương pháp hữu ích với người bệnh tăng động giảm chú ý.
Mặc dù thuốc có thể giúp kiềm chế cảm xúc, hành vi của trẻ, nhưng đây không phải giải pháp tối ưu nhất, càng không phải lựa chọn đầu tay với các trường hợp trẻ nhỏ, các triệu chứng chưa quá nặng. Và đa phần trẻ sau khi ngưng sử dụng thuốc, triệu chứng tăng động giảm chú ý có thể tái phát bất cứ lúc nào.
Xem thêm: Những loại thuốc điều trị tăng động giảm chú ý
Hiện nay giải pháp được nhiều chuyên gia đầu ngành Thần kinh học đánh giá cao đó là kết hợp giữa liệu pháp giáo dục hành vi, cùng các sản phẩm từ thảo dược tự nhiên. Sau nhiều công trình nghiên cứu, các nhà khoa học cũng đã tìm ra một số hoạt chất trong thảo dược An tức hương, Câu đằng có tác dụng trấn kinh, an thần, giúp kiểm soát cảm xúc, hành vi của trẻ hiệu quả, nhờ đó trẻ bớt nghịch ngợm, hiếu động, tăng khả năng tập trung, chú ý và biết kiểm soát hành vi, cảm xúc hơn.
Bởi vậy, ngay từ khi có những dấu hiệu tăng động đầu tiên, cha mẹ hoàn toàn có thể tham khảo những giải pháp này để hỗ trợ giúp con kiểm soát tốt hơn về hành vi của mình, tránh ảnh hưởng đến công việc học tập về sau.
Xem thêm:
Sản phẩm từ thảo dược An tức hương, Câu đằng giúp hỗ trợ điều trị tăng động giảm chú ý
Chuyên gia hướng dẫn cách dạy trẻ tăng động mới nhất hiện nay
Ds. Mai Hoa
Biên tập viên sức khỏe Trung Mỹ
Nguồn tham khảo:
https://psychcentral.com/blog/9-myths-misconceptions-and-stereotypes-about-adhd/
https://www.understood.org/en/learning-attention-issues/child-learning-disabilities/add-adhd/5-common-myths-about-adhd#slide-5
http://www.medicaldaily.com/11-biggest-myths-and-misconceptions-about-attention-deficit-hyperactivity-disorder-356008
Tin liên quan
Viết bình luận