Theo số liệu thống kê, có khoảng 5% trẻ nhỏ mắc hội chứng tăng động giảm chú ý và một nửa trong số đó vẫn tiếp diễn khi trẻ bước vào tuổi trưởng thành. Tuy nhiên, vì nhiều nguyên nhân khách quan khiến tăng động ở người lớn rất khó được phát hiện. Bài viết dưới đây giúp độc giả nhìn nhận rõ hơn về hội chứng này và cách điều trị hiệu quả.
Mục lục
Đa số người lớn không hề biết mình mắc phải hội chứng tăng động giảm chú ý cho dù họ có những biểu hiện rất điển hình như:
Mất tập trung: Đây là triệu chứng thường gặp nhất, kể cả người lớn và trẻ nhỏ đều khó khăn trong việc tập trung vào bất kỳ việc gì, nhất là ở những nơi ồn ào, một người hay vật đi ngang qua đều có thể phân tán sự chú ý của họ.
Quá tập trung: Trong khi đa số người bị tăng động đều thiếu tập trung thì một số khác lại có khả năng tập trung cao độ vào những việc mà họ yêu thích đến mức quên hết mọi thứ xung quanh.
Hay quên: Vì khả năng tập trung chú ý kém nên người mắc chứng tăng động giảm chú ý rất hay quên, từ những việc nhỏ nhặt cho đến những việc lớn, khiến họ thường bị đồng nghiệp và cấp trên đánh giá là thiếu cẩn thận.
Không thể ngồi yên: Không thể ngồi yên một chỗ, luôn cảm thấy lo lắng, bồn chồn và muốn di chuyển là một trong những triệu chứng điển hình của tăng động giảm chú ý ở người lớn. Ngay cả trong khi ngồi họp hay làm việc họ cũng luôn có những cử động liên tục như rung chân, nghịch bút, vẽ linh tinh.
Kỹ năng quản lý thời gian, sắp xếp tổ chức công việc kém: Họ rất hiếm khi hoàn thành tốt công việc được giao hay đạt kết quả cao trong học tập vì không biết cách sắp xếp, tổ chức và phân chia thời gian hợp lý để giải quyết từng công việc.
Khó điều khiển cảm xúc: Họ khá nóng tính, dễ tức giận vì những chuyện nhỏ nhặt, thay đổi tâm tâm trạng một cách nhanh chóng, đôi khi chẳng vì một lý do nào cả.
Không chịu được áp lực, căng thẳng trong cuộc sống, công việc: Người lớn bị tăng động rất dễ nản lòng, bỏ cuộc nếu họ cảm thấy khó khăn, nhất là những công việc nhiều áp lực, căng thẳng.
Người lớn bị tăng động giảm chú ý rất dễ nản lòng với những công việc áp lực cao
Thường xuyên trễ hẹn: Đi muộn, sai hẹn khi họp, khi làm việc hoặc trong các mối quan hệ tình cảm khiến người lớn bị tăng động thường xuyên bị đánh giá là thiếu nghiêm túc, họ bị đuổi việc, chia tay, ly hôn nhiều hơn so với những người bình thường khác.
Gặp rắc rối khi lái xe: Hội chứng tăng động giảm chú ý khiến nhiều người gặp khó khăn trong việc kiểm soát tốc độ, nhận biết tín hiệu đèn giao thông và rất dễ gặp tai nạn khi lái xe.
Bốc đồng: Người lớn gặp phải chứng tăng động thường có những hành động thiếu suy nghĩ, không hề xem xét đến hậu quả, thực hiện mọi công việc một cách nhanh chóng, hời hợt và thường xuyên cắt lời người khác khi họ đang nói.
Cùng lắng nghe chia sẻ của chuyên gia trong video sau để hiểu rõ hơn về dấu hiệu nhận biết cũng như những ảnh hưởng của chứng tăng động giảm chú ý với người trưởng thành:
Dấu hiệu nhận biết và ảnh hưởng của chứng tăng động giảm chú ý với người lớn
Chẩn đoán tăng động giảm chú ý ở người lớn gặp rất nhiều khó khăn do sự chồng chéo các triệu chứng của nhiều bệnh lý khác nhau như: rối loạn cảm xúc; trầm cảm; căng thẳng, lo lắng quá mức… Hầu hết mọi người đều có một vài biểu hiện giống với triệu chứng của hội chứng này ở một thời điểm nào đó trong cuộc đời. Nếu những dấu hiệu đó mới xuất hiện gần đây hoặc xảy ra một vài lần trong quá khứ thì có thể khẳng định bạn không mắc phải tăng động giảm chú ý.
Hội chứng này chỉ được chẩn đoán khi bạn có các triệu chứng xuất hiện liên tục trong nhiều lĩnh vực, đủ lâu dài và nghiêm trọng để gây ảnh hưởng tới chất lượng công việc, học tập, cuộc sống cũng như các mối quan hệ xã hội. Ngoài ra, bác sĩ cũng sẽ trao đổi với cha mẹ bạn về những biểu hiện của bạn khi còn nhỏ hoặc trong gia đình có ai gặp phải hội chứng tăng động giảm chú ý hay không.
Phương pháp điều trị hiệu quả nhất hiện nay với chứng tăng động ở người lớn đó là kết hợp sử dụng thuốc tây, cùng liệu pháp nhận thức hành vi và một số thảo dược tự nhiên.
Hai nhóm thuốc thường được sử dụng trong điều trị hội chứng tăng động giảm chú ý đó là:
Thuốc kích thần: Có tác dụng ổn định dẫn truyền thần kinh bằng cách điều chỉnh nồng độ của các hoạt chất norepinephrin và dopamine.
Thuốc chống trầm cảm: Vì vấn đề sức khỏe hay tiền sử lạm dụng thuốc, một số người không thể dung nạp thuốc kích thần, lúc này thuốc chống trầm cảm sẽ được chỉ định thay thế trong điều trị nhằm hạn chế những kích thích quá mức trong não bộ.
Tuy nhiên, một nhược điểm khi sử dụng thuốc này mà bạn cần lưu ý đó là chúng chỉ có tác dụng cải thiện sự thiếu tập trung, chú ý tạm thời mà không giải quyết được các vấn đề như hay quên, kỹ năng quản lý thời gian và tổ chức sắp xếp công việc kém…
Sử dụng thuốc để cải thiện triệu chứng tăng động giảm chú ý ở người lớn
Xem thêm: 5 loại thuốc được cấp phép dùng trong điều trị tăng động giảm chú ý
Mặc dù với chứng tăng động ở người lớn, thuốc là cần thiết, tuy nhiên, quan trọng vẫn là cá nhân phải chiến thắng được chính bản thân mình. Liệu pháp rèn luyện tâm lý, hành vi được đánh giá cao trong việc cải thiện những khiếm khuyết của người trưởng thành mắc hội chứng tăng động giảm chú ý. Một số điểm cần lưu ý trong việc thực hiện liệu pháp này đó là:
– Lập danh sách công việc hằng ngày, trong đó có mốc thời gian hoàn thành, cố gắng thực hiện đứng như những gì mình đã đặt ra.
– Nếu cảm thấy bị phân tâm bởi tiếng ồn, âm nhạc… hãy tìm một không gian yên tĩnh hơn để làm việc.
– Tập thể dục, thể thao thường xuyên với những bài tập nhằm thư giãn tinh thần, tiêu hao bớt năng lượng dư thừa trong cơ thể bạn như: yoga, ngồi thiền, chạy bộ, bơi,…
– Khi cảm thấy tức giận, không kiềm chế được cảm xúc của mình hãy tìm một chỗ khác yên tĩnh hơn, hít sâu thở chậm để bình tâm lại.
– Nhờ sự giúp đỡ từ người thân, bạn bè để giảm bớt áp lực từ cuộc sống, công việc, và nhiều khi họ sẽ đưa ra những ý tưởng tốt giúp bạn kiểm soát bản thân tốt hơn.
Bên cạnh đó, bạn có thể tham khảo sử dụng kết hợp với một số sản phẩm hỗ trợ chuyên biệt từ các thảo dược tự nhiên An tức hương, Câu đằng… Nhiều nghiên cứu khoa học cho thấy một số hoạt chất trong các thảo dược này được chứng minh có tác dụng an thẩn, ổn định dẫn truyền thần kinh, giúp cải thiện khả năng tập trung chú ý, kiểm soát hành vi, cảm xúc của người lớn mắc chứng tăng động hiệu quả mà không mang lại bất kỳ tác dụng không mong muốn nào. Hiện nay, hai loại thảo dược này được bào chế, chiết xuất dưới dạng bào chế hiện đại, tiện dụng và đảm bảo hoạt chất được nhiều chuyên gia thần kinh khuyên dùng.
Xem thêm: Thông tin chi tiết về sản phẩm thảo dược hỗ trợ điều trị tăng động giảm chú ý
Ds. Quỳnh Hoa
Biên tập viên sức khỏe Trung Mỹ
Nguồn tham khảo: http://www.webmd.com/add-adhd/guide/adhd-adults
Tin liên quan
Viết bình luận